Bài viết sau đây sẽ giới thiệu và phân tích cách ứng dụng của cấu trúc STAR trong bài thi IELTS Speaking Part 2 nhằm giúp thí sinh có sự chuẩn bị tốt hơn về hệ thống ý tưởng khi gặp các chủ đề khác nhau trong phần thi này. Phần 2 trong bài thi IELTS Speaking được coi là individual long turn (lượt thí sinh tự nói theo cá nhân). Ở phần thi này, thí sinh sẽ nhận được một tấm cue card bao gồm đề bài và một số câu hỏi gợi ý. Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị nội dung và 2 phút để thực hiện bài nói của mình. Trong IELTS Speaking Part 2, thí sinh thường gặp một số vấn đề như: chưa định hình được ý tưởng bài nói, chưa chuẩn bị nội dung đủ kĩ càng, vốn từ chưa đủ phong phú,...
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu công thức STAR - một phương pháp giúp thí sinh triển khai ý tưởng thêm dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa điểm số đạt được.
Key takeaways
Phương pháp STAR được viết tắt cho 4 từ Situation - Task - Action - Result. Đây là một phương pháp giúp thí sinh kể lại một câu chuyện dựa trên trải nghiệm thực tế, có bối cảnh, mục tiêu, hành động và kết quả.
Dạng đề Describe an experience là dạng đề yêu cầu thí sinh miêu tả một trải nghiệm cá nhân. Đây cũng là một dạng đề phổ biến trong bài thi IELTS Speaking Part 2.
Để áp dụng phương pháp STAR vào dạng bài Describe an experience trong IELTS Speaking Part 2, thí sinh nên làm theo các bước sau: giới thiệu sự việc cần miêu tả, sau đó lần lượt kể về Situation (bối cảnh câu chuyện), Task (mục đích cần đạt được), Action (hành động trong câu chuyện), Result (thành quả đạt được).
Phương pháp STAR sẽ giúp thí sinh tối ưu hóa thời gian chuẩn bị bài nói, làm nội dung thêm phong phú và chặt chẽ, đồng thời có sự chuẩn bị tốt về tâm lý.
Tổng quan về phương pháp STAR
4 từ viết tắt trong STAR có thể được giải thích chi tiết hơn như sau:
Situation: Chữ S viết tắt cho Situation, mang nghĩa chỉ bối cảnh trong câu chuyện, tạo nên tiền đề quan trọng cho những nội dung đi sau.
Task: Ở phần này, thí sinh cần đề cập cụ thể hơn về mục đích cần đạt được trong tình huống, những trở ngại, khó khăn và những công việc cần hoàn thành.
Action: Miêu tả chi tiết về quá trình thí sinh giải quyết tình huống, những hành động đã thực hiện để đạt được đích đến trong phần Task.
Result: Tại phần cuối cùng, thí sinh đề cập đến thành quả đạt được trong câu chuyện. Để bài nói thêm đặc sắc, thí sinh có thể bày tỏ thêm các suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mình về trải nghiệm vừa nhắc đến.
Phương pháp STAR có thể được áp dụng trong nhiều tình huống Speaking khác nhau, tuy nhiên cấu trúc này thường xuyên được sử dụng trong dạng đề Describe an experience bởi tính chất tương đồng về nội dung và bố cục.
Các ưu điểm của phương pháp STAR
Tối ưu hóa thời gian chuẩn bị cho bài phát biểu
Trong 1 phút chuẩn bị dàn bài cho phần thi Speaking của mình, việc chuẩn bị sẵn một công thức trong đầu sẽ giúp thí sinh tiết kiệm được thời gian tư duy sườn bài, triển khai ý tưởng và chuẩn bị nội dung phù hợp.
Giúp bài nói trở nên phong phú và logic hơn
Khi không có công thức sẵn trong đầu, việc phụ thuộc vào các câu hỏi cho sẵn trong cue card sẽ khiến nội dung bài nói trở nên nghèo nàn, thưa thớt và thiếu mạch lạc. Việc áp dụng công thức STAR sẽ giúp thí sinh sắp xếp nội dung và các ý tưởng theo trình tự logic, đảm bảo đầy đủ yêu cầu đề bài, mở rộng thêm ý tưởng để nói và từ đó đạt được kết quả tốt hơn.
Đem lại sự chuẩn bị tâm lý tốt
Khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và phương pháp, thí sinh sẽ sử dụng tốt quỹ thời gian 1 phút được cung cấp, đồng thời giảm bớt tình trạng lo lắng khi gặp phải chủ đề mới lạ và tình trạng bí nội dung trong phần thi.
Dạng đề Describe an experience trong IELTS Speaking Part 2
Dạng đề Describe an experience là dạng bài yêu cầu thí sinh nói về một sự việc, trải nghiệm cá nhân. Đây cũng là một dạng đề khá phổ biến và thường gặp trong bài thi IELTS Speaking Part 2. Để có cái nhìn rõ hơn, thí sinh có thể tham khảo một chơi xổ số bài minh họa cho dạng đề này:
Describe a difficult thing you did and succeeded. (Hãy kể về một công việc khó nhằn bạn từng đảm nhận và thành công)
Describe a situation when something in your house was broken or stopped working. (Hãy kể về trải nghiệm khi một vật dụng trong nhà bạn bị hỏng hóc hoặc ngừng hoạt động)
Describe an experience when you spent time with a child. (Hãy nói về một trải nghiệm của bạn khi dành thời gian bên một đứa trẻ)
Describe an activity that makes you feel excited. (Hãy nói về một hoạt động khiến bạn cảm thấy phấn khích)
Describe a time you had a good experience in the countryside. (Hãy kể về một kỉ niệm đẹp bạn có tại vùng nông thôn)
Sử dụng phương pháp STAR cho dạng câu hỏi Describe an experience trong phần 2 của IELTS Speaking
Bài mẫu
(Kể về một kỷ niệm đáng nhớ bạn trải qua ở nông thôn)You should say:
Where it was
When it was
What you did
And explain why you liked/disliked the experience
Giới thiệu tình huống cần miêu tả
Khi mở đầu bài nói, thí sinh cần giới thiệu về sự vật, sự việc được nhắc tới trong chủ đề được giao. Với dạng đề Describe an experience, đối tượng được nhắc đến thường sẽ là một sự việc, trải nghiệm cá nhân. Câu mở đầu nên ngắn gọn, rành mạch và đúng trọng tâm. Với cách diễn đạt này, giám khảo có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung trung tâm của bài nói. Câu mở đoạn nên trả lời được câu hỏi What? - cụ thể như sau:
Sự việc/trải nghiệm trong bài là gì?
Người nói có thể sử dụng một số mẫu câu đơn giản như “Today, I am going to talk about…” hoặc “I would like to kick off with…”. Với đề bài tham khảo trên, thí sinh có thể mở đầu trực tiếp như sau:
Today, I would like to kick off with a delightful experience visiting my hometown.
(Tôi sẽ bắt đầu kể về một trải nghiệm tốt đẹp khi về thăm quê nhà.)
Phương pháp miêu tả Situation - Bối cảnh của câu chuyện
Nội dung của phần Situation đóng vai trò làm nền móng quan trọng giúp giám khảo hiểu được những thông tin cơ bản về đối tượng, giúp trả lời một số câu hỏi trong cue card và dẫn dắt đến nội dung chính. Vì đề bài yêu cầu mô tả trải nghiệm - một câu chuyện đã diễn ra và kết thúc, thí sinh cần sử dụng thì quá khứ để áp dụng vào bài. Nội dung trong phần Situation không cần quá dài dòng, tuy nhiên vẫn cần cung cấp đủ ngữ cảnh cần thiết cho bài nói. Nói cách khác, phần Situation cần trả lời được các câu hỏi Where? When? - cụ thể như sau:
Câu chuyện trong bài diễn ra vào lúc nào?
Địa điểm được nhắc đến trong bài?
Hoàn cảnh trong tình huống là gì?
Với đề bài tham khảo trên, tác giả đưa ra ví dụ cụ thể sau:
Last year, my entire family, including my parents, myself and my younger brother, decided to spend our summer in our home village. We booked a car to Phu Tho, which is a wonderful province located in the north of Vietnam.
(Năm ngoái, cả gia đình tôi, bao gồm bố mẹ, tôi và em trai, quyết định dành cả mùa hè tại quê nhà. Chúng tôi đặt xe đến Phú Thọ, đây là một tỉnh thành tuyệt vời tại miền bắc Việt Nam.)
Phương pháp miêu tả Task - Mục tiêu cần đạt được
Trong phần Task, thí sinh sẽ tiếp tục sử dụng thì quá khứ trong bài nói của mình. Nội dung của phần Task có thể được biến tấu theo nhiều cách để phù hợp với ngữ cảnh đề bài đã cho, chẳng hạn như mục tiêu cần đạt được, những kỳ vọng của bản thân đối với trải nghiệm, những khó khăn phát sinh trong tình huống… Phần Task nên trả lời được câu hỏi Why? - cụ thể như sau:
Điều gì dẫn đến tình huống trong bài?
Mục đích của trải nghiệm?
Thí sinh có những kỳ vọng gì đối với trải nghiệm?
Ví dụ tham khảo về phần Task dựa theo đề bài mẫu:
Owing to the expanding pandemic, we moved to Phu Tho with a view to staying at a safer place, escaping our hectic city. For my parents, this would be a good chance to bond with their relatives whom they had not met for a long time. However, as I had to deal with tons of deadlines and schoolwork before traveling there, I supposed moving to Phu Tho would help me to get away from my stress and let off some steam. We all hoped to strengthen our family bonds after this trip.
(Vì dịch bệnh vẫn đang hoành hành, chúng tôi chuyển đến Phú Thọ với mong muốn được ở tại một nơi an toàn hơn, thoát khỏi nơi thành phố náo nhiệt. Với bố mẹ tôi, đây sẽ là cơ hội tốt để giao lưu với những người họ hàng họ đã không gặp trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vì tôi đã phải xử lí hàng tá bài tập và công việc trên trường lớp, tôi cho rằng việc đi Phú Thọ sẽ giúp tôi giải tỏa stress và thư giãn đầu óc hơn. Chúng tôi đều hy vọng gia đình sẽ trở nên khăng khít hơn sau chuyến đi này.)
Phương pháp miêu tả Action - Các hoạt động diễn ra trong câu chuyện
Với phần Action, thí sinh tiếp tục sử dụng thì quá khứ để nói về những hoạt động đã diễn ra, những diễn biến chính của câu chuyện. Để nội dung bài nói thêm phong phú, thí sinh có thể trả lời hết nội dung câu hỏi trong cue card, đồng thời đi sâu hơn về những hành động trong trải nghiệm đang đề cập. Phần Action nên trả lời được câu hỏi How? What you did? - cụ thể như sau:
Đã có những hoạt động nào diễn ra trong trải nghiệm ấy?
Có những ai tham gia cùng trong hoạt động này?
Ví dụ tham khảo về phần Action dựa theo đề bài mẫu:
Being a student brought up in a hectic city, all I ever knew is just some simple household chores such as mopping or washing dishes. While being with my grandparents, I was carefully instructed to do some basic cultivating techniques, as well as some farm work. Undoubtedly, hardships did happen, though I still managed to complete my tasks then soon got the hang of it. In addition, we hit the road at the crack of dawn so as to observe the stunning, magnificent view of the unspoilt scenery. Those picturesque crops and lakes really gave off a sense of tranquility.
(Là một học sinh lớn lên từ nơi thành phố náo nhiệt, tất cả những gì tôi biết chỉ là một số công việc nhà đơn giản như lau dọn hay rửa bát. Khi ở với ông bà, tôi đã được hướng dẫn vô cùng tỉ mỉ các kĩ thuật canh tác đơn giản, cũng như một số công việc làm vườn. Không ngoài dự kiến, tôi đã gặp một số trở ngại, tuy nhiên tôi vẫn có thể hoàn thành công việc và dần làm quen với những gì đã học được. Không chỉ vậy, chúng tôi lên đường khi trời còn sáng sớm tinh mơ để được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của vùng quê nguyên sơ. Những cánh đồng và hồ nước đẹp như trong tranh, mang lại cảm giác thanh bình.)
Phương pháp miêu tả Result - Kết quả đã đạt được
Tại phần cuối cùng của công thức STAR, thí sinh có thể sử dụng thì quá khứ kết hợp với thì hiện tại hoặc hiện tại hoàn thành để diễn tả những thành tựu, kết quả gặt hái được sau trải nghiệm trong bài. Đồng thời, thí sinh có thể nêu cảm nhận, suy nghĩ cá nhân về câu chuyện để nội dung bài nói thêm phong phú. Phần Result cần trả lời được câu hỏi:
Thành quả đã đạt được gì sau trải nghiệm ấy?
Thí sinh đã rút ra bài học gì?
Suy nghĩ, quan điểm của thí sinh về câu chuyện trên?
Những dự định tương lai dựa trên trải nghiệm vừa kể?
Ví dụ tham khảo về phần Result dựa theo bài mẫu:
After the trip to our home village Phu Tho, my family have gained a closer insight into the life of the locals. Besides, I found myself more mature and adaptable with surrounding changes. In spite of getting back on track to my normal life, I still treasure this memory of being in my sweet hometown.
(Sau chuyến đi đến vùng quê Phú Thọ, gia đình tôi đã có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của những người dân địa phương. Ngoài ra, tôi cảm thấy bản thân có phần trưởng thành hơn, dễ thích nghi với những thay đổi xung quanh. Dù đã trở lại nhịp sống cũ, tôi vẫn sẽ luôn trân trọng kỉ niệm tại quê nhà thân thương.)
Mẫu câu hỏi mẫu IELTS Speaking Part 2 theo phương pháp STAR
Với đề bài tham khảo đã cho, khi áp dụng công thức STAR nêu trên, thí sinh sẽ có một bài nói hoàn chỉnh như sau:
Today, I wish to begin by recounting a delightful experience of visiting my hometown. Last year, my entire family, comprising my parents, myself, and my younger brother, chose to spend our summer in our native village. We arranged for transportation to Phu Tho, a charming province in the north of Vietnam. Due to the escalating pandemic situation, we relocated to Phu Tho to seek refuge in a safer environment, away from the hustle and bustle of the city. For my parents, it presented an opportunity to reconnect with relatives they hadn't seen in a while. As for me, amidst a flurry of deadlines and schoolwork prior to our departure, I anticipated that the move to Phu Tho would provide a respite from stress and allow me to unwind. We all hoped this trip would strengthen our familial bonds.
Growing up as a student in a bustling city, my familiarity was limited to basic household chores like mopping and washing dishes. However, during my time with my grandparents, I was introduced to fundamental farming techniques and agricultural work. While challenges arose, I persevered, quickly adapting and mastering the tasks at hand. Additionally, we embarked on our journey at dawn to witness the breathtaking, untouched beauty of the landscape. The scenic fields and lakes exuded tranquility. Following our visit to Phu Tho, my family gained deeper insights into the local way of life. Personally, I felt a sense of maturity and adaptability to changes in my surroundings. Despite returning to my routine life, I cherish the memories of my beloved hometown.
Bài tập tự luyện và gợi ý đáp án
Suggested response following the STAR structure
S | Join an extracurricular activity with my team named The Felicity |
T | Take part in an management project, find out and resolve a certain issue in our daily life |
A | Have a hard time understanding each other, complete the project while studying for exam, could neither reach the root cause nor overcome our arguments when working together, give fullest efforts to see eye to eye with each other |
R | Resolve the issue before due date, pass the exam with flying colors |