Tôm tít | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Arthropoda |
Phân ngành (subphylum) | Crustacea |
Lớp (class) | Malacostraca |
Phân lớp (subclass) | Hoplocarida |
Bộ (ordo) | Stomatopoda Latreille, 1817 |
Siêu họ và họ | |
Bathysquilloidea
Gonodactyloidea
Erythrosquilloidea
Lysiosquilloidea
Squilloidea
Eurysquilloidea
Parasquilloidea
|
Tôm hùm, tôm tích, tôm thuyền, bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng tiến hóa thành dạng chùy), là tên được dùng để gọi nhóm giáp xác biển thuộc bộ Tôm chân miệng (Stomatopoda). Chúng không phải tôm cũng chẳng phải bọ ngựa nhưng chúng có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì chúng giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Tôm hùm có mặt rộng rãi tại những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Bộ Tôm chân miệng bao gồm khoảng trên 400 loài và tất cả chúng đều nằm trong phân bộ Giáp đơn (Unipeltata). Bộ này có nhiều họ, trong đó họ Squillidae là họ có nhiều loài được dùng làm thực phẩm tại Việt Nam.
Người Assyria cổ gọi tôm hùm là châu chấu biển. Tại Úc, chúng có tên là 'kẻ giết tôm' (Prawn killers) và ngư dân Âu Mỹ đặt cho chúng cái tên 'kẻ xé ngón cái' (Thumb splitters) do chúng có thể kẹp rách da ngón tay nếu không thận trọng khi gỡ chúng khỏi lưới, có trường hợp hiếm hoi, tôm hùm có thể làm vỡ kính bể nuôi cá cảnh với một cú đánh bằng đôi càng.
Tôm hùm được nuôi làm vật cảnh trong bể cá cảnh nước mặn và việc nuôi cảnh này có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình nghiên cứu đời sống còn nhiều bí ẩn của tôm hùm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi cảnh khác lại cho chúng là vật hại vì chúng có thể đục lỗ trong các bộ xương san hô chết và trốn trong đó; những mẩu san hô này thường được thu thập vì chúng rất hữu dụng trong các bể cá cảnh. Vì vậy, chuyện tôm hùm còn sót trong mẩu san hô nhào ra tấn công các loài cá cảnh, tôm cảnh,... là chuyện thường xảy ra. Đồng thời chúng rất khó bắt khi đã nằm trong bể và có trường hợp tôm hùm đã đập vỡ thành của các bể cá thủy tinh.
Mô tả
Tôm hùm có thể dài tới 30 xentimét (12 in) và một số trường hợp đặc biệt thì con số này là 38 cm (15 in). Giáp đầu của tôm hùm chỉ bao phủ phần sau đầu và 4 đốt đầu tiên của ngực. Màu sắc thân thay đổi tùy loài từ nâu, xanh lục, đen nhạt đến hồng, vàng nhạt; một số loài sống trong vùng biển nhiệt đới còn có màu sắc rực rỡ để được nuôi trong các bể cá. Tôm hùm có 8 đôi chân, trong đó 5 đôi đầu có càng, sau đó là những đôi chân bơi. Mắt tôm hùm có những cấu trúc đặc biệt, được xem là phức tạp nhất trong giới động vật. Mắt và đôi ăng ten đầu tiên được gắn nơi những đoạn di động riêng biệt tại đầu tôm. Mắt tôm hùm giúp chúng phân biệt được những vật thể chung quanh như những rạng san hô, những con mồi, kể cả mồi có thân trong suốt.
Đa số các loài tôm hùm sinh sống tại những vũng, hố cạn dọc các bờ biển thuộc vùng nhiệt đới và ôn đối (vùng Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương bao gồm khu vực giữa Phi châu qua đến Hawaii) tại những vùng triều giữa. Chúng sống vùi, ẩn nấp trong hang hay kẽ đá. Chúng chỉ chui ra khỏi nơi trú ẩn để tìm mồi và tùy loài có thể sinh hoạt ban ngày hoặc ban đêm. Tôm hùm thuộc loại 'tôm dữ', ăn thịt sống, săn cá nhỏ, nhuyến thể và giáp xác nhỏ hơn. Chúng dùng đôi chân thứ nhì, to (thường gọi là càng) để bắt mồi. Mặc dù chúng là loài săn mồi phổ biến ở nhiều vùng nước nông nhiệt đới và cận nhiệt, giới khoa học chưa tìm hiểu được nhiều thông tin về tôm hùm vì loài sinh vật này chủ yếu chỉ chui rúc trong các hang hốc chứ ít chịu ló mặt ra ngoài.
Càng
Các loài tôm hùm được phân thành 2 nhóm chính với tiêu chuẩn phân loại dựa theo kiểu càng của chúng:
- Tôm giáo (spearer) với càng có phần phụ rất nhọn và nhiều ngạnh, nhìn giống như càng của bọ ngựa, dùng để đâm và xé mồi.
- Tôm búa (smasher) với càng có dạng chùy và phần đầu nhọn của càng có cấu trúc thô sơ hơn (nhưng vẫn khá sắc nhọn và thường xuyên được dùng để tỉ thí với các con tôm khác). Cấu trúc càng phản ánh lối săn mồi của chúng: dùng chiếc chùy to và cứng để nện con mồi và đập vỡ thức ăn. Phần phía trong của đầu càng có thể có một bên lưỡi sắc nhọn và dùng để cắt đứt con mồi khi nó bơi.
Cả hai loại tôm đều có chiến thuật tấn công là bung càng ra thật nhanh và đập càng thật mạnh vào con mồi. Cú đập có thể gây ra thương tích nghiêm trọng cho con mồi, kể cả khi con mồi có kích thước lớn hơn tôm tít rất nhiều. Đối với tôm búa, càng của chúng được vung ra với tốc độ nhanh khủng khiếp với gia tốc lên đến 10.400 'g' (102.000 m/giây hay 335.000 ft/giây) và vận tốc 23 m/giây từ khởi đầu bất động, bằng với gia tốc của một viên đạn 0,22 calibre. Vì vung càng quá nhanh, tôm búa có thể tạo ra những bong bóng khí nằm trong khoảng không gian giữa càng và bề mặt chúng đánh vào. Khi các bong bóng này vỡ ra, chúng tạo ra một lực đáng kể cộng thêm vào lực tác động 1500 Newton của càng vào con mồi, nói cách khác 1 lần vung càng của tôm búa tạo ra đến 2 cú đập cùng một lúc vào con mồi: một cú đập bởi càng và một cú đập bởi áp suất tạo ra do sự vỡ của các bong bóng khí. Cũng chính vì lý do này, dù tôm búa có đập hụt đi nữa thì áp suất do bong bóng khí gây ra đủ để làm choáng váng hoặc thậm chí giết chết con mồi.
Đồng thời, việc vỡ các bong bóng khí trên cũng tạo ra hiện tượng phát quang do âm thanh (Sonoluminescence). Điều này sẽ sản sinh một lượng rất nhỏ ánh sáng nhưng có nhiệt độ rất cao (có thể lên tới vài nghìn độ K) trong bong bóng khí - mặc dù các ánh sáng và nhiệt độ này chỉ tồn tại trong một thời gian cực ngắn và có mức độ rất yếu đến mức chỉ có thể được phát hiện bởi các thiết bị tối tân. Hiện tượng này có lẽ không có ảnh hưởng gì về sinh học tới con mồi mà chỉ là các tác dụng phụ của việc vung càng quá nhanh. Tôm pháo cũng sản sinh ra hiện tượng này theo cách tương tự.
Tôm búa sử dụng kỹ năng này để tấn công các con mồi có vỏ cứng như ốc, cua, sò, hàu; chiếc càng dạng chùy của chúng đủ khỏe để phá vỡ lớp vỏ cứng của chúng. Trong khi đó tôm giáo thì ưa các loại mồi mềm hơn như cá vì chiếc càng sắc nhọn và nhiều gai của chúng cỏ thể dễ dàng đâm và xé toạc những con mồi loại này.
Mắt và thị giác
Mắt của tôm tít là mắt kép, trong đó đáng chú ý là 6 hàng mắt con ở khu vực 'đường giữa'. 4 hàng mắt mang 16 loại thụ thể ánh sáng khác nhau với 12 loại thụ thể nhằm nhận diện màu sắc và bốn loại đảm nhận nhiệm vụ của bộ lọc màu. Thị giác của tôm tít rất tốt, chúng có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực và có được thị giác màu sắc siêu phổ. Mắt kép của chúng nằm trên các cuống dài và mỗi cuống mắt có khả năng vận động độc lập với cuống còn lại. Chúng được đánh giá là mắt kép phức tạp nhất trong toàn bộ giới Động vật. Tôm tít có năng phân tích theo chuỗi và phân tích song song các kích thích về thị giác.
Mỗi mắt kép của tôm tít được hình thành từ khoảng 10 vạn mắt con ghép lại. Mỗi mắt kép bao gồm hai bán cầu phẳng phân tách nhau bởi 6 hàng mắt con chuyên biệt, được gọi là 'đường giữa', chia mắt thành 3 vùng khác nhau. Thiết kế này cho phép tôm tít nhìn thấy các đối tượng từ 3 góc độ khác nhau của cùng một mắt. Nói cách khác, mỗi mắt kép có thể tập trung quan sát một vật thể với không gian 3D khác nhau (trinocular vision) và có khả năng nhận biết độ sâu. Bán cầu trên và dưới của mắt chủ yếu dùng để nhận diện hình dạng và chuyển động, chứ không phải màu sắc, như nhiều loài giáp xác khác.
Các hàng 1-4 của đường giữa chuyên dụng để nhận diện màu sắc từ các tia sáng có bước sóng từ cực tím đến màu sắc lớn hơn; tuy nhiên, chúng không có khả năng nhận biết tia hồng ngoại. Các yếu tố thị giác của 3 hàng này bao gồm tám loại sắc tố thị giác và nhóm sắc tố được chia thành 3 lớp, mỗi lớp nhận diện các tia sáng với bước sóng khác nhau. Hàng 2 và 3 được phân tách bởi bộ lọc màu, mỗi hàng có hai loại lọc. Cấu trúc này giống như một chiếc bánh xốp nhiều tầng, với tổng cộng hai bộ lọc màu (mỗi loại) làm 'nhân', bao quanh ba lớp 'vỏ bánh' là các lớp sắc tố. Hàng 5 và 6 có nhiều lớp hơn, nhưng chỉ có một lớp sắc tố thị giác (loại thứ 9) và có vai trò trong phân tích thị lực phân cực. Chúng có thể nhận biết nhiều mặt phẳng ánh sáng phân cực khác nhau. Loại sắc tố thị giác thứ 10 nằm ở hai bán cầu của mắt ở hai bên đường giữa.
Đường giữa chỉ bao phủ một phần nhỏ của mắt, chiếm khoảng 5-10 độ góc nhìn. Tuy nhiên, giống như các loài giáp xác khác, mỗi mắt của tôm tít gắn trên một cuống dài, có khả năng di chuyển độc lập với mắt kia và có thể xoay sang bất kỳ hướng nào (lên tới 70 độ) nhờ vào 8 cơ cấu mắt chia thành 6 nhóm chức năng. Bằng cách sử dụng các cơ này để xoay mắt, tôm tít có thể di chuyển đường giữa sang nhiều hướng khác nhau và quét qua toàn bộ cảnh vật xung quanh, giúp tôm nhận thêm nhiều thông tin về hình dạng, diện mạo và cảnh quan mà hai bán cầu mắt còn lại không thể nhận diện được. Tôm tít cũng có thể theo dõi các vật thể di chuyển nhanh bằng cách dao động mắt nhanh chóng theo quỹ đạo lớn khi hai mắt hoạt động độc lập với nhau. Tóm lại, bằng cách tận dụng nhiều kỹ năng khác nhau như dao động mắt nhanh, đường giữa mắt tôm tít có thể quét qua một vùng không gian rộng lớn.
Một số loài tôm tít có ít nhất 16 loại thụ thể quang khác nhau chia thành 4 nhóm (độ nhạy phổ của chúng sau đó được điều chỉnh bởi bộ lọc màu trong võng mạc) với 12 trong số này chuyên dùng để phân tích màu sắc ở các bước sóng khác nhau (bao gồm bốn loại dùng để nhận biết ánh sáng tử ngoại) và bốn loại khác chuyên dùng để phân tích ánh sáng phân cực. Cấu trúc này phức tạp hơn nhiều so với con người, với loài người chỉ có bốn loại sắc tố thị giác và chỉ có ba trong số đó có khả năng nhận diện màu sắc. Thông tin về thị giác rời võng mạc của tôm tít được truyền đi dưới nhiều dòng dữ liệu song song dẫn đến hệ thống thần kinh trung ương, giảm thiểu nhu cầu phân tích ở cấp độ cao hơn.
Ít nhất hai loài tôm tít đã được ghi nhận có khả năng nhận diện ánh sáng phân cực tròn và trong một số trường hợp, phần bán cầu sinh học của chúng hoạt động hiệu quả hơn toàn bộ phổ thị giác so với bất kỳ công nghệ thị giác phân cực nào do con người phát triển. Việc này được cho là có thể ứng dụng vào việc phát triển các thiết bị truyền thông thị giác vượt trội hơn cả thế hệ hiện tại của đĩa Blu-ray.
Loài tôm tít Gonodactylus smithii được biết đến là duy nhất có khả năng nhận biết đồng thời 4 thành phần phân cực tuyến tính và 2 thành phần phân cực tròn của thông số Stokes, điều này đã làm cho nó có thể được miêu tả chi tiết về phân cực. Vì vậy, loài tôm tít này được cho là có thị giác phân cực thuộc loại tối ưu.
Nguyên nhân của sự phát triển cao của thị giác ở tôm tít
Thị giác phân cực tốt của tôm tít giúp chúng có thể nhận diện và phân biệt nhiều loại san hô và các loại mồi khác nhau (thường trong suốt hoặc mờ) cũng như nhận biết các loài mồi gây hại như cá nhồng, mà thường có vảy phát ra ánh sáng mờ ảo. Động tác vung càng tấn công của tôm tít cực kỳ nhanh chóng đòi hỏi việc xác định khoảng cách vô cùng chính xác và vì thế, đòi hỏi sự phát triển cao về khả năng nhận thức bề sâu.
Đồng thời, điều đáng chú ý là những loài có thị giác phát triển cao thường có màu sắc sặc sỡ trên cơ thể, cho thấy xu hướng tiến hóa của thị giác màu sắc tương tự như loài công.
Trong quá trình tìm kiếm bạn tình, tôm tít phát quang rất mạnh mẽ và bước sóng của ánh sáng mà chúng phát ra phù hợp với dải phổ mà mắt chúng có thể nhận biết. Tôm cái chỉ có thể sinh sản vào một số giai đoạn cụ thể của chu kỳ nước triều và khả năng nhận biết được pha mặt trăng giúp tôm tít có thể giao phối đúng thời điểm. Khả năng này cũng giúp tôm tít nhận biết thông tin về mức độ và kích thước của nước triều, một điều vô cùng quan trọng đối với các loài sống ven biển.
Hành vi của tôm tít
Tôm tít có tuổi thọ rất cao và thể hiện nhiều hành vi phức tạp như tổ chức các cuộc tỉ thí để tìm kiếm bạn đồng tính hoặc xác định vị trí xếp hạng. Một số loài sử dụng chất phát quang trên cơ thể để giao tiếp với đồng loại hoặc các loài khác, mở rộng phạm vi của tín hiệu hành vi. Chúng có khả năng học và nhớ tốt, có thể nhận ra mặt cá thể xung quanh mà chúng thường tiếp xúc. Phương pháp nhận diện dựa trên hình ảnh và mùi vị cũng được sử dụng. Nhiều loài đã phát triển các hành vi xã hội phức tạp nhằm bảo vệ lãnh thổ khỏi kẻ thù.
Trong suốt cuộc đời, tôm tít có thể trải qua từ 20 đến 30 mùa sinh sản. Tùy thuộc vào loài, trứng có thể được đẻ dưới lòng đất hoặc con cái có thể mang trứng dưới bụng cho đến khi trứng nở. Cũng tùy thuộc vào loài, con đực và con cái có thể gặp nhau chỉ để giao phối và sau đó mỗi người một ngả hoặc có thể duy trì mối quan hệ lâu dài.
Trong những loài tôm tít 'chung thủy', thời gian 'kết hôn' có thể kéo dài lên đến 20 năm. Cặp vợ chồng sống chung trong một hang và có thể giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động. Cả con đực và con cái đều tham gia vào việc chăm sóc trứng. Trong chi Pullosquilla và một số loài thuộc chi Nannosquilla, con cái sẽ đẻ hai ổ trứng, một ổ để con đực chăm sóc và một ổ để con cái chăm sóc. Trong một số loài khác, con cái chịu trách nhiệm chăm sóc trứng trong khi con đực kiếm ăn cho cả gia đình. Sau khi trứng nở, giai đoạn ấu trùng phiêu sinh vật của tôm con có thể kéo dài lên tới 3 tháng.
Mặc dù hầu hết các loài tôm tít di chuyển giống như tôm thật và tôm hùm, loài tôm tít Nannosquilla decemspinosa được biết đến với khả năng búng người theo chuyển động vòng tròn đơn giản. Chúng sống ở các vùng nước nông với đáy cát. Vào thời điểm triều thấp, N. decemspinosa đối mặt với nguy cơ bị mắc cạn do chân sau ngắn không đủ mạnh để di chuyển trên mặt đất khô. Khi đó, chúng bắt đầu búng người để lăn mình vào khu vực còn nước. Theo quan sát, N. decemspinosa thường lăn tròn liên tục trên một quãng đường dài 2 mét (6,6 ft), mặc dù các cá thể thí nghiệm thường chỉ lăn dưới 1 m (3,3 ft).
Trong lĩnh vực ẩm thực
Ở ẩm thực Nhật Bản, tôm tít thường được luộc và dùng trong các món sushi, đôi khi còn được ăn sống như sashimi. Người Nhật gọi chúng là 'tôm dế' (蝦蛄), có lẽ do hình dáng của chúng giống với con dế trũi một ít.
Tôm tít phổ biến ở các vùng duyên hải của Việt Nam với số lượng phong phú. Trong ẩm thực Việt Nam, tôm tít thường được hấp (cùng với sả, hấp với bia), luộc, nướng hoặc phơi khô, và thường được thưởng thức với muối tiêu, nước mắm me hoặc thì là.
Trong ẩm thực Trung Quốc, tôm tít được chế biến trong món ăn gọi là (攋尿蝦, tiếng Quan Thoại pinyin: lài niào xiāmã ngôn ngữ: zho được nâng cấp thành mã: zh , tiếng Quảng Đông: laaih liu hā). Sau khi nấu, thịt tôm tít có hương vị giống tôm hùm hơn là tôm thường. Vỏ tôm tít rất cứng và cần lực để bẻ gãy. Thông thường chúng được rán với tỏi và tiêu cay.
Ở vùng Địa Trung Hải, loài tôm tít Squilla mantis là một loại hải sản phổ biến, đặc biệt là ở vùng duyên hải Adriatic (canocchia) và vịnh Cádiz (galera).
Ở Philippines, người dân gọi tôm tít là tatampal, hipong-dapa, alupihang-dagat và chế biến nó như tôm thường. Vấn đề tiêu thụ hải sản thường gặp là tôm tít có thể sống trong vùng nước ô nhiễm, đặc biệt là ở Hawaii, như Đại Kênh đào Ala Wai ở Waikiki nơi một số cá thể tôm tít có kích thước lớn bất thường.