Một hạt cát không tạo nên sa mạc, một vì sao không tạo thành dãy ngân hà. Một tổ chức nếu muốn thành công thì cần sự phối hợp giữa các thành viên. Điều này không dễ dàng bởi mỗi cá nhân mang tính cách khác nhau, dẫn đến teamwork không hiệu quả. Ngày nay, 'teamwork' không còn xa lạ, từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng hay lãnh đạo cấp cao, ai cũng đã từng teamwork. Khi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên những ứng viên có tinh thần teamwork tốt, chứng tỏ bất kỳ tổ chức nào muốn thành công cần phối hợp từ con người. Đội nhóm tốt sẽ giúp tổ chức phát triển. Mỗi nhà lãnh đạo đều đặt ra hàng loạt câu hỏi để phát triển đội nhóm của họ. Thay vì tập trung vào điểm mạnh, hãy phân tích từ những điểm chết của teamwork để khắc phục những hạn chế.
Làm sao để nhận biết các điểm chết trong teamwork, hậu quả và cách khắc phục chúng? Cuốn sách '5 điểm chết trong teamwork' của Patrick Lencioni là một nguồn học quý giá. Câu chuyện về Kathryn Petersen – CEO mới của công ty Decision Tech, mang lại những bài học quý giá về xây dựng và kiểm soát đội nhóm. Đây là quyển sách dành cho sinh viên chuẩn bị bước vào đời, tìm kiếm việc làm, giúp họ hoạt động trong đội nhóm. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích cho các nhà lãnh đạo muốn hiểu rõ tâm lý thành viên trong đội nhóm, nâng cao kỹ năng quản lý đội nhóm. Tác giả gửi đến thông điệp truyền cảm hứng, hướng dẫn tạo ra đội nhóm tốt.
I. Giới Thiệu Tác Giả
Patrick Lencioni, tác giả của '5 điểm chết trong teamwork', là nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn The Table, một công ty tư vấn phát triển đội ngũ nhân viên cấp cao và cải thiện chất lượng tổ chức. Với vai trò nhà cố vấn và diễn giả tài năng, ông đã làm việc với hàng nghìn nhân viên cấp cao trong nhiều tổ chức khác nhau, từ các công ty hàng đầu thế giới trong Fortune 500 đến các doanh nghiệp khởi nghiệp, trường đại học và tổ chức phi lợi nhuận. Ông cũng là tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng.
II. Về Tác Phẩm
Tổng quan về quyển sách '5 Điểm Chết Trong Teamwork' bao gồm: Giới Thiệu, Thời Gian Trong Phương Pháp của Kathryn, Lời Cảm Ơn, và hai phần chính: Câu Chuyện và Mô Hình 5 Điểm Chết. Câu chuyện đi kèm với phân tích các điểm chết trong teamwork và cách khắc phục. Tác phẩm đưa ra các tình huống cho nhân vật chính và phân tích các sai lầm trong làm việc nhóm, giúp độc giả hiểu rõ hơn về teamwork.
III. Về Nội Dung
Nội dung của sách có thể được phân thành 2 phần chính:
+ Phần 1: Câu Chuyện và
+ Phần 2 : Mô Hình 5 Điểm Chết.
Trước hết, chúng ta sẽ thảo luận về câu chuyện được tác giả trình bày.
Phần 1: Câu Chuyện
Trước khi nói về 5 Điểm Chết xuất hiện trong teamwork, tác giả bắt đầu bằng một câu chuyện về một nhân vật tưởng tượng là Kathryn. Đối mặt với 'khủng hoảng lãnh đạo', doanh số kinh doanh của công ty giảm và mâu thuẫn nội bộ bùng phát. Kathryn Petersen sẽ giải quyết vấn đề như thế nào và cô ấy sẽ học được những bài học quan trọng nào? Câu chuyện của Kathryn Petersen sẽ chắc chắn làm những người quản lý cảm thấy đồng cảm. Thông qua hành trình lãnh đạo doanh nghiệp của nhân vật tưởng tượng Kathryn Petersen, tác giả Patrick Lencioni tiết lộ 5 'điểm chết' trong hợp tác và làm việc nhóm mà các doanh nghiệp thường gặp. Ông cũng đưa ra mô hình các bước giải quyết xung đột và xây dựng một đội ngũ quyết tâm, làm việc hiệu quả và gắn kết. Câu chuyện của một phụ nữ có tên Kathryn Petersen, được mời làm CEO của Decision Tech, đã cho thấy rằng bà không phù hợp với văn hóa của một công ty công nghệ cao. Bởi vì bà từng là giáo viên, sau đó học thêm về kinh doanh và làm quản lý ở một số công ty công nghệ thấp trong 15 năm cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 54, tham gia ban giám đốc của một nhà sản xuất ô tô cùng nhiều công ty khác. Câu chuyện được chia thành 4 phần chính: Sụp Đổ, Lửa Sáng, Cao Trào và Bền Vững. Qua mỗi phần câu chuyện, tác giả khéo léo lồng ghép những vấn đề của đội nhóm, sau đó đưa ra phân tích và cách giải quyết.
Phần 2: Mô Hình 5 Điểm Chết
Bên cạnh “CÂU CHUYỆN” là “MÔ HÌNH NĂM ĐIỂM CHẾT”. 41 trang cuối của cuốn sách này cung cấp những lời khuyên thực tế và những mô hình rất dễ hiểu mà các nhà lãnh đạo có thể áp dụng cho nhóm của mình. Hãy cùng tìm hiểu xem 5 điểm chết đó là gì và liệu có cách nào để khắc phục 5 điểm chết đó hay không. “Trong thực tế, năm điểm chết ấy tạo thành một mô hình gắn kết với nhau, khiến cho ngay cả một điểm chết còn tồn tại thì cũng có thể ảnh hưởng đến sự thành công của cả đội.”
Nhìn thấy rõ được 5 điểm chết đó là một lợi thế khi làm việc nhóm, nhưng đó vẫn chưa đủ để tạo ra một đội nhóm tốt, người lãnh đạo cần phải tìm ra những cách khắc phục các hạn chế khi các thành viên làm việc cùng nhau.
- Điểm chết thứ nhất: Niềm Tin
Niềm tin là chìa khóa cho một nhóm gắn kết và hiệu quả. Không có niềm tin thì không thể tạo ra tinh thần đồng đội. Sự tin tưởng là niềm tin giữa các thành viên trong cùng một nhóm và đồng đội với nhau thì phải có ý định tốt và không có lý do gì để tự vệ hay cảnh giác lẫn nhau. Về cơ bản, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy thoải mái khi bộc lộ những khuyết điểm và các mặt còn thiếu sót của mình với nhau. Điểm yếu bao gồm thiếu kỹ năng, điểm yếu trong kỹ năng giao tiếp, trong kỹ năng chuyên môn, mắc lỗi lầm hay yêu cầu giúp đỡ. Chỉ khi họ thực sự vui vẻ thể hiện bản thân thì họ mới ngừng lo lắng về việc tạo lớp phòng thủ cho mình. Thật khó để có đủ tự tin để bộc lộ điểm yếu của mình. Do hầu hết những người thành công trong quá trình phát triển và đào tạo nghề nghiệp đều cần biết cách cạnh tranh với đồng nghiệp, bên cạnh đó người thành công còn phải biết cách bảo vệ danh tiếng của chính mình. Họ khó có thể bỏ qua những hành vi bản năng này vì lợi ích của nhóm, bởi lẽ ai cũng mong muốn nhận được lợi ích về cho mình nhưng điều đó là không cần thiết để một đội nhóm tiến lên.
Cái giá mà các đội nhóm phải trả nếu không đáp ứng được yêu cầu của vấn đề này là rất cao. Các nhóm thiếu sự tin tưởng lẫn nhau thường lãng phí rất nhiều thời gian và sức lực để cố gắng kiểm soát hành vi và các mối quan hệ của nhóm. Họ sợ họp nhóm vì lo rằng lãng phí thời gian cá nhân và sợ yêu cầu hoặc đề nghị giúp đỡ từ người khác. Vì vậy, những nhóm thiếu sự tin tưởng lẫn nhau thường có tinh thần làm việc rất thấp và tỷ lệ thôi việc cao. Đây cũng là vấn đề thường thấy khi làm việc nhóm, ai cũng mang trong mình sự hoài nghi đối phương thì làm sao có thể tin tưởng mà giao việc cho đối phương, gây ra làm việc nhóm không có hiệu quả. Hậu quả thì cả đội cùng gánh chịu.
Niềm tin và sẵn lòng tiết lộ điểm yếu không phải là điều có thể đạt được ngay lập tức. Quá trình này đòi hỏi sự cộng tác của cả nhóm và sự chia sẻ kinh nghiệm theo thời gian, thực hiện đều đặn, duy trì uy tín và hiểu rõ đặc điểm riêng của từng thành viên trong nhóm. Bằng cách chú trọng vào quá trình này, các nhóm có thể thúc đẩy tiến trình và xây dựng niềm tin một cách nhanh chóng. Những nhà lãnh đạo đội nhóm có thể tham khảo một số yếu tố hỗ trợ triển khai của mình.
Giao lưu thông tin cá nhân: Toàn bộ nhóm của bạn có thể thực hiện các bước đầu tiên để xây dựng niềm tin trong vòng một giờ đồng hồ. Phương pháp này ít rủi ro yêu cầu các thành viên tiết lộ thông tin cá nhân về bản thân tại một số cuộc họp cụ thể. Các câu hỏi nên tránh những chủ đề quá tế nhị hoặc nhạy cảm. Các thành viên có thể hỏi về gia đình, quê quán, kỷ niệm thơ ấu, sở thích, công việc đầu tiên và công việc tồi tệ nhất. Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm vô hại này giúp mọi người phát triển mối quan hệ cá nhân và cảm thấy gần gũi hơn với nhau.
Đánh giá hiệu quả của đội: Hoạt động này khó khăn, phức tạp và có rủi ro cao hơn. Các thành viên được yêu cầu xác định đóng góp quan trọng nhất của họ cho nhóm và chỉ ra những yếu tố cần cải thiện hoặc loại bỏ vì lợi ích của cả nhóm. Mỗi thành viên sau đó lần lượt phản hồi.
Đánh giá tính cách và hành vi cá nhân: Có nhiều cách để thực hiện điều này, nhưng đều cung cấp giải thích khoa học và thực tế về hành vi của các thành viên dựa trên suy nghĩ, nói và làm của họ. Sự hiểu biết và đồng cảm giữa các thành viên sẽ được nâng cao và khoảng cách giữa họ sẽ thu hẹp.
Phản hồi 360 độ: Hoạt động này đòi hỏi các thành viên đưa ra đánh giá cụ thể và đề xuất xây dựng lên nhau. Kỹ thuật này không nên được sử dụng như một công cụ đánh giá hiệu suất mà thay vào đó nên được sử dụng như một công cụ phát triển để giúp các thành viên nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
Trải nghiệm các hoạt động nhóm: Mặc dù không áp dụng trực tiếp vào môi trường làm việc, các hoạt động ngoài trời đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau có thể giúp củng cố tinh thần đồng đội. Các phương pháp và hoạt động mô tả ở trên có thể có tác động tích cực đến khả năng xây dựng lòng tin trong ngắn hạn, nhưng sau đó cần nhiều hành động khác trong quá trình làm việc hàng ngày. Ngay cả trong một đội mạnh, sự xao lãng có thể làm giảm lòng tin.
Vai trò của người lãnh đạo: Hành động quan trọng nhất mà người lãnh đạo có thể thực hiện để nuôi dưỡng lòng tin trong nhóm là trước tiên xác định điểm yếu của bản thân. Điều này đòi hỏi người đứng đầu phải mạo hiểm mất mặt trước nhóm để làm mẫu cho các thành viên đi theo. Ngay cả những đội có thiện chí nhất cũng có thể mất lòng tin khi chỉ trích nhau. Cuối cùng, sự trung thực và không giả dối là chìa khóa.
- Điểm chết thứ hai: Sợ xung đột
Mối quan hệ tốt đẹp cần trải qua các xung đột để phát triển. Xung đột không phải là điều cấm kỵ, nhưng cần phân biệt giữa xây dựng và phá hoại. Những đội tích cực thảo luận để tìm ra giải pháp tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.
- Điểm chết thứ ba: Thiếu cam kết
Cam kết trong một nhóm gồm hai yếu tố chính: tính minh bạch và sự chấp nhận. Đội mạnh thường đưa ra quyết định rõ ràng và kịp thời, tiến lên với sự đồng thuận của tất cả các thành viên, bao gồm cả những người không đồng ý. Họ rời cuộc họp với tự tin rằng không ai trong nhóm nghi ngờ về sự hỗ trợ cho các hoạt động đã được thống nhất.
Sự đồng thuận là chìa khóa: Đội lớn hiểu rõ nguy hiểm của việc tìm kiếm sự đồng thuận và tìm cách đạt được sự chấp nhận ngay cả khi không thể thỏa thuận hoàn toàn. Họ hiểu rằng một người thông minh không nhất thiết phải ủng hộ các quyết định lợi ích cho bản thân, mà chỉ cần biết rằng ý kiến của mình sẽ được xem xét.
- Điểm chết thứ 4: Tránh trách nhiệm
Điểm chết này đề cập đến sự khó chịu khi phải chịu đựng căng thẳng cá nhân trong xung đột với đồng nghiệp và xu hướng tránh những cuộc trò chuyện khó khăn. Mối quan hệ bền chặt cũng có thể rơi vào tình trạng bế tắc này.
- Điểm chết thứ 5: Sự tập trung
Tập trung hoàn toàn vào các mục tiêu cụ thể và kết quả rõ ràng là điều mà các nhóm cần phải làm để tự đánh giá hiệu quả của mình. Kết quả không chỉ bao gồm các mục tiêu tài chính như lợi nhuận, doanh thu hoặc doanh số mà còn các mục tiêu cụ thể phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu và cột mốc quan trọng mà các nhà quản lý đặt ra trong quá trình đạt được kết quả cuối cùng sẽ là một ví dụ điển hình về mô hình kết quả mà các nhóm nên hướng đến.
- Điểm chết thứ 5: Bỏ qua kết quả tổng thể
Tập trung hoàn toàn vào các mục tiêu cụ thể và kết quả rõ ràng là điều mà các nhóm cần phải làm để tự đánh giá hiệu quả của mình. Kết quả không chỉ bao gồm các mục tiêu tài chính như lợi nhuận, doanh thu hoặc doanh số mà còn các mục tiêu cụ thể phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu và cột mốc quan trọng mà các nhà quản lý đặt ra trong quá trình đạt được kết quả cuối cùng sẽ là một ví dụ điển hình về mô hình kết quả mà các nhóm nên hướng đến.
IV. Ý kiến cá nhân
Đối với tôi, đây là một cuốn sách không hề nhàm chán vì nó tập trung vào việc trình bày về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm. Bằng cách bắt đầu bằng một câu chuyện, tác giả đã tạo ra sự hứng thú, tính tò mò cho người đọc. Đây là một cuốn sách hữu ích đối với sinh viên, những người muốn khởi nghiệp và cả những nhà lãnh đạo của các tập đoàn lớn vì nó đề cập đến tất cả những vấn đề mà một nhóm có thể gặp phải. Nghệ thuật lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của một nhóm.
Tổng hợp bởi: Thư Trương - Bookademy
Ảnh: Thư Trương