Inbound PR – Biến Đổi Hoạt Động Theo Mô Hình Inbound
Trước Hết Cần Hiểu Rõ Về Khái Niệm PR (Quan Hệ Công Chúng – Public Relationships), Cũng Như Marketing Có Nhiều Định Nghĩa Dành Cho Hoạt Động PR.
Giải Thích Một Cách “Siêu Hiểu” Về PR Bạn Có Thể So Sánh Nó Với Quảng Cáo. Quảng Cáo Là Doanh Nghiệp Tự Nói Tốt Về Mình, Còn PR Là Khiến Người Khác Nói Tốt Về Mình.
Về Inbound PR, Inbound Có Nghĩa Là “Được Tìm Thấy”. Inbound PR Có Thể Hiểu Một Cách Đơn Giản Nhất Chính Là Doanh Nghiệp Sáng Tạo Ra Nội Dung Và Tích Cực Đăng Tải Nó Lên Các Phương Tiện Truyền Thông Để Khách Hàng Tìm Đến Doanh Nghiệp Thay Vì Doanh Nghiệp Đi Tìm Khách Hàng Như Trước Đây.
Inbound và Outbound hoàn toàn đối lập nhau. Outbound thường làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng bằng cách chèn quảng cáo vào nội dung họ đang xem, thường khiến người dùng bực mình và không chú ý. Trong khi đó, Inbound thu hút khách hàng đến một cách tự nguyện và tương tác với doanh nghiệp tự nguyện.
Có ba lý do mà một công ty nên chọn Inbound PR thay vì các phương thức PR truyền thống:
Thứ nhất: Trong thời đại công nghệ số, khách hàng đòi hỏi nội dung chất lượng và muốn kiểm soát đối với nội dung mà họ tiếp nhận. Inbound PR giúp bạn làm chủ nội dung và tăng hiệu suất PR lên đáng kể.
Thứ hai: Inbound PR cung cấp các khung đo lường đơn giản và toàn diện để đánh giá hiệu suất từng hoạt động PR dựa trên mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Thứ ba: Inbound PR cho phép các công ty tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của họ và tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng và tăng doanh số.
Để triển khai các chiến dịch PR và Inbound PR, bạn cần tuân theo quy trình 6 bước sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
- Bước 2: Xác định hành trình quyết định của công chúng
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch nội dung cho chiến dịch Inbound PR
- Bước 4: Quảng bá nội dung
- Bước 5: Chăm sóc khách hàng tiềm năng
- Bước 6: Đánh giá kết quả chiến dịch
Sách nói rằng:
Trong thời đại ngày nay, có nhiều cách để truyền thông với công chúng thông qua các kênh trực tuyến như video, sách điện tử, sách trắng, ảnh, đồ họa thông tin, mạng xã hội như Facebook, Linkedin và Snapchat. Các tổ chức có thể tiếp cận trực tiếp với công chúng và chia sẻ nội dung một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia PR vẫn sử dụng phương tiện truyền thông chính thống nhưng nó đã trở nên lỗi thời. Nếu bạn muốn hoạt động hiệu quả hơn, hãy áp dụng các phương tiện truyền thông mới như sách này hướng dẫn.
Inbound marketing và phương pháp đo lường
Phương pháp inbound marketing được phát triển với tư duy đo lường. Mỗi giai đoạn đều có mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và kịp thời (SMART), có thể lượng hóa.
• Thu hút là biến người lạ thành khách truy cập, tạo ra lưu lượng truy cập.
• Chuyển đổi là biến khách truy cập thành khách hàng tiềm năng để theo đuổi.
• Tạo sự gắn bó là chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
• Làm hài lòng là giữ chân khách hàng để biến họ thành người quảng bá hoặc khuyến khích mua hàng lần sau. Mỗi bước này đều có thể đo lường bằng số liệu và cung cấp công cụ để chinh phục mục tiêu.
• Thu hút sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), blog và mạng xã hội.
• Chuyển đổi sử dụng các lời kêu gọi hành động (CTA) trên blog để đưa khách truy cập đến các biểu mẫu thông tin trên trang đích.
• Tạo sự gắn bó thông qua việc sử dụng dữ liệu quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để chăm sóc khách hàng tiềm năng qua e-mail, công cụ tự động hóa marketing hoặc bán hàng qua mạng xã hội.
• Làm hài lòng khách hàng bằng cách sử dụng khảo sát, truyền thông xã hội hoặc marketing theo bối cảnh (nội dung thông minh) để cung cấp nội dung có giá trị hơn.
Với mỗi công cụ và kỹ thuật, chúng ta có thể xác định các mục tiêu chiến thuật và lượng hóa. Ví dụ, xác định số lượt truy cập cho từng blog hoặc tỷ lệ chuyển đổi cho một CTA, nhờ đó biết khi nào khách truy cập vào trang đích, 25% trong số họ hoặc nhiều hơn sẽ chuyển thành khách hàng tiềm năng với địa chỉ e-mail họ cung cấp. Phương pháp này cho phép chúng ta tác động đến lợi nhuận, thu hút khách hàng thật. Thực hiện theo các bước này dễ dàng đo lường, giúp doanh nghiệp đạt doanh thu nhiều hơn qua khách hàng mới hoặc đơn hàng mới.
Áp dụng khung đo lường của AMEC vào inbound.
Ví dụ cụ thể về việc áp dụng khung đo lường của AMEC và phương pháp inbound marketing. Mục tiêu: Điều bạn cần đạt được cho tổ chức và hoạt động truyền thông của mình. CEO muốn số liệu về hiệu quả đầu tư, nghĩa là thêm doanh số và doanh thu. Mục tiêu của bạn là thay đổi hoặc tăng doanh số tổ chức. Với inbound PR, mục tiêu là mang lại khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm (MQL) cho bộ phận bán hàng để chốt đơn hàng. Bạn cần xác định mục tiêu cho tất cả hoạt động truyền thông (ví dụ, số lượt truy cập từ trang web, số khách hàng tiềm năng từ e-book, lượng truy cập từ bài viết báo chí). Tất cả mục tiêu này dựa trên số lượng MQL bạn cần.
Đầu vào: Những gì bạn cần chuẩn bị cho hoạt động truyền thông. Hãy xác định rõ công chúng mục tiêu hoặc chân dung khách hàng. Ai thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn? Thách thức, nhu cầu và mục tiêu của họ là gì? Đặc điểm nhân khẩu học và hành vi của họ như thế nào? Thiết kế hoạt động inbound PR để tiếp cận họ với nội dung phù hợp và xác định rõ những người thực sự quan tâm đến sản phẩm (MQL) để bộ phận bán hàng có thể làm việc hiệu quả.
Hoạt động: Những gì bạn cần làm để lập kế hoạch và triển khai truyền thông. Xác định số lượng khách hàng tiềm năng cần đạt, thời điểm và tần suất, rồi lập kế hoạch cho chiến dịch inbound PR. Kế hoạch chiến lược bao gồm nội dung, các chiến dịch, marketing qua email và các kênh truyền thông PESO để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ví dụ, tháng này bạn cần 30 MQL từ con số không. Trước tiên, thu hút lưu lượng truy cập vào trang web qua các kênh truyền thông PESO như blog, mạng xã hội và thông cáo báo chí. Sử dụng CTA để dẫn họ đến trang đích, nơi họ sẽ cung cấp thông tin liên hệ và trở thành đầu mối trong cơ sở dữ liệu của bạn. Tương tác với họ qua nhiều nội dung và email, rồi xác định xem họ có phù hợp để chuyển sang bộ phận bán hàng không. Đây là một quá trình tư duy đơn giản hóa nhưng hiệu quả.
Qua cuốn sách 'Inbound PR – Dịch chuyển hoạt động PR theo mô hình inbound', Iliyana Stareva đã chỉ ra sự thay đổi căn bản trong ngành PR và thiết lập những tiêu chuẩn cho công ty PR tương lai. Tác giả chia sẻ mô hình inbound PR hiện đại để giúp những người làm PR thu hút và gắn kết khách hàng tiềm năng, đồng thời là một phần của chiến dịch bán hàng hoặc marketing. Đây là một cuốn sách quan trọng đối với những ai làm trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
Tác giả: Như Ngọc - MyBook
Hình ảnh: Mỹ Quỳnh