Sự nhạy cảm hơn bình thường có thể là điều tốt, mang lại sự sáng tạo và đa dạng trong tính cách... Nhưng khi đối mặt với những thách thức hoặc sự kiện không bình thường, những đặc điểm tích cực này có thể biến thành hạn chế lớn, khiến cho việc đánh giá bị mất cân đối do ảnh hưởng không đúng thời điểm. Tuy nhiên, sai lầm phổ biến là coi sự nhạy cảm cao là một loại bệnh lý. Nếu như thế, thì có khoảng ¼ dân số thế giới sẽ bị mắc các vấn đề về tâm thần.
_C.G.Jung 1995 [1913], trích đoạn 398_
Bạn có dễ bị xúc động chỉ vì những điều nhỏ nhặt không? Thấy một người bạn thay đổi icon hoặc một chút dấu chấm trong tin nhắn cũ cũng đủ khiến bạn nghĩ suy cả ngày: “Cậu ấy có giận tôi không nhỉ?, điều gì đang diễn ra?”, hay những đêm thức trắng chỉ vì tiếng đồng hồ, tiếng nước nhỏ giọt trong nhà tắm. Đôi khi bạn cảm thấy mất kiểm soát trước cảm xúc của mình, bị đánh giá là quá phản ứng bởi đa số mọi người. Tất cả những biểu hiện trên đều là dấu hiệu của một nhóm người được gọi là HSP (highly sensitive person) - những người nhạy cảm cao.
“Những Con Người Nhạy Cảm Trong Một Thế Giới Lạnh Lẽo”
A. Tóm Tắt Sách
Trước khi bắt đầu, hãy thử làm một bài test nhỏ để đánh giá mức độ nhạy cảm của bạn, hoặc có thể yêu cầu người thân của bạn thực hiện thử.
Lưu ý: Cần phải đánh giá bài trắc nghiệm một cách tỉnh táo. Khi ta cố gắng mô tả một cá nhân thông qua bài kiểm tra, kết quả sẽ không bao giờ là hoàn chỉnh. Có quá nhiều khía cạnh không thể bao quát được. Kết quả cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng của bạn vào ngày làm bài kiểm tra này. Do đó, chỉ nên coi kết quả của bài test như một chỉ dẫn tổng quan về mức độ nhạy cảm của mình, không nên quá phụ thuộc vào nó.
Bài kiểm tra Nhạy Cảm
Các câu hỏi trong bài kiểm tra được phân thành năm cấp độ và sắp xếp theo thứ tự. Khi trả lời, hãy đánh giá từ 0 - 4 tùy thuộc vào cảm nhận của bạn.
0 = Hoàn toàn không phù hợp với tôi
1 = Có chút tương đồng với tôi
Tôi và người khác cũng có nhiều điểm tương đồng
Tôi tương đối giống với bản thân mình
Tôi hoàn toàn phù hợp với bản thân mình
Các câu hỏi sau đây
- 1. Tôi cảm thấy hào hứng khi nghe nhạc hay
2. Tôi luôn dành nhiều năng lượng để dự đoán những điều xấu có thể xảy ra và chuẩn bị tinh thần cho chúng
3. Tôi có khả năng nhìn ra những cơ hội và lựa chọn mới
4. Tôi thường cảm thấy hứng khởi và có nhiều ý tưởng hay
5. Tôi tin rằng cuộc sống còn nhiều hơn những gì chúng ta nhìn thấy và nghe được
6. Tôi cảm thấy đau và không thoải mái
Tổng số điểm
- Tôi thích khám phá những điều mới mẻ mà không cần chuẩn bị trước
Tôi cảm thấy hài lòng về bản thân khi dùng sự khôn ngoan để đạt được mục tiêu của mình
Giao tiếp xã hội không khiến tôi mệt mỏi. Nếu mọi thứ hòa hợp tốt, tôi có thể giao tiếp suốt cả ngày mà không cần phải tạm dừng và nghỉ ngơi
Tôi thích tham gia các trò chơi sinh tồn dã ngoại
Tôi thích cảm giác áp lực công việc đặt ra
Tôi thường tự cho rằng mọi vấn đề đều là do lỗi của bản thân
Bạn nghĩ cuốn sách này phù hợp với bạn không?
Thông qua bài kiểm tra ở trên, bạn đã biết liệu mình có thuộc nhóm tính cách nhạy cảm cao không. Nếu bạn thuộc nhóm này, đừng quá lo lắng. Người nhạy cảm cũng có điểm mạnh của họ. Chúng ta cần tìm cách tận dụng lợi thế và khắc phục khuyết điểm.
Cấu trúc của cuốn sách
Cuốn sách có khoảng hơn 200 trang nội dung chính và tổng cộng 10 chương chính.
Chương 1:
Chương 2:
Phần 3
Phần 4:
Phần 5:
Phần 6:
Phần 7:
Phần 8:
Phần 9:
Phần 10:
Tóm lại, tổng thể nội dung của cuốn sách được tổ chức rất có trật tự và cụ thể, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện nhất. Nếu bạn mới bắt đầu đọc cuốn sách này, hãy dũng cảm bỏ qua một số chương nếu bạn cảm thấy chúng quá nặng về lý thuyết hoặc quá sơ đẳng. Bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào, và kiến thức ở các chương sau cũng không quá phụ thuộc vào chương trước.
B. Đánh giá cá nhân
Nếu bạn là người nhạy cảm, bạn nên đọc cuốn sách này vì nó sẽ cung cấp những hướng dẫn hữu ích trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn thuộc vào 80% dân số còn lại, hãy đọc cuốn sách này với tinh thần tò mò và lòng ham học hỏi. Bạn chắc chắn sẽ thu được nhiều kiến thức và phát hiện thú vị.
1. Người nhạy cảm không chỉ là những người hướng nội
Tương tự như việc phân biệt giữa hai giới tính khác nhau, chúng ta cũng có thể phân loại con người thành hai loại tính cách: một loại nhạy cảm, một loại năng động. Nếu bạn cho rằng sự khác biệt giữa hai loại này rõ ràng như việc phân biệt giới đực và giống cái thông qua việc xem xét nhiễm sắc thể giới tính thì bạn đã lầm.
Hơn 30% những người nhạy cảm là người hướng ngoại.
Những người hướng ngoại nhưng lại có độ nhạy cảm cao được gọi là: Những người nhạy cảm thích sự kích thích. Hầu hết những người nhạy cảm đều ưa thích những giải pháp thận trọng. Họ ưu tiên an toàn hơn là sự hứng thú và thích sự quen thuộc. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm lại thích sự mạo hiểm khám phá những điều mới lạ. Nếu cuộc sống hàng ngày của họ quá nhàm chán, họ sẽ tìm cách tạo ra những trải nghiệm mới mẻ, mặc dù đôi khi gây ra nhiều vấn đề cho bản thân họ. Mặc dù có thể dễ căng thẳng và choáng ngợp, họ vẫn tiếp tục khám phá và trải nghiệm, dù điều đó có thể dẫn đến kiệt sức.
4 cấp độ trò chuyện
“Nếu chỉ được học một kỹ năng ngoài kiến thức chuyên môn, bạn sẽ chọn kỹ năng gì?” Đây là câu hỏi mà tôi đặt trên surveyon, và 62% số người tham gia bình chọn là kỹ năng giao tiếp (Communication skills).
Giao tiếp cũng là một thách thức đối với những người có độ nhạy cảm cao hoặc những người có tính cách năng động, nhưng kiến thức về 4 cấp độ trò chuyện dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận các cuộc đàm thoại một cách chuyên nghiệp hơn nhiều.
Cấp độ 1: Trò chuyện và tương tác tổng quát
Ở cấp độ này, bạn sẽ liên tục thay đổi chủ đề, giống như một chú bướm bay lượn từ hoa này qua hoa khác, tận hưởng một chút ở đây một chút ở đó. Ưu điểm của cách trò chuyện này là giúp ta dễ dàng tiếp cận một người, dễ dàng tham gia hoặc rút lui khỏi cuộc trò chuyện.
Bắt đầu một câu chuyện phiếm đôi khi khó khăn với nhiều người, nhưng ở cấp độ này, nội dung của câu chuyện không quan trọng bằng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể mà bạn sử dụng.
Ví dụ: Bạn nghe thấy tiếng.. không?, Mọi người có vẻ khá vội vã phải không?
Cấp độ 2: Lớp 'vỏ' thú vị
Cấp độ này được gọi là nhập vai, khi chúng ta đóng vai trò khác nhau và nói về những sở thích chung của chúng ta với người mà chúng ta đang giao tiếp. Ở cấp độ này, hãy chỉ nói về những vấn đề thuần túy lý trí và hạn chế sự tham gia của cảm xúc vào câu chuyện
Cấp độ 3: Phòng riêng
Ở cấp độ này, cả bạn và người bạn đang trò chuyện đã có mức độ tin tưởng đáng kể, bạn có thể tự do chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình về các vấn đề chung mà cả hai đang bàn luận
Cấp độ 4: Trò chuyện sâu (deep talk)
Ở giai đoạn này, nội dung chính của cuộc trò chuyện không phải là sở thích chung nữa mà chính là về con người của chúng ta hoặc người mà chúng ta đang trò chuyện. Không còn sự kì thị hay giữ khoảng cách ở cấp độ này, chúng ta tự do thể hiện và sẵn lòng chia sẻ cảm nhận về người khác, và họ cũng sẵn lòng chia sẻ ý kiến và suy nghĩ về chúng ta.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để minh họa về 4 cấp độ giao tiếp theo quan điểm của tôi:
Quán ăn đó trông ngon đấy nhỉ? (mở đầu cuộc trò chuyện) -> Bạn thích đồ ăn Thái phải không? (tìm điểm chung) -> Mình nghĩ món này cũng ngon nhưng có vẻ hơi mặn quá (thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình).
Cấp độ 4 là một cấp độ đặc biệt, thường là những cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và con cái, hoặc giữa hai người yêu nhau về quan điểm của họ với đối phương.
Phân chia rõ ràng về các cấp độ giúp chúng ta có thể chủ động nắm bắt câu chuyện chính xác hơn, phù hợp với tính cách, đối tượng và mục đích giao tiếp.
Kết luận
Cuốn sách này thực sự đáng để dành thời gian đọc. Nó giải thích các đặc điểm của người nhạy cảm và giới thiệu cách giúp họ vượt qua những khó khăn. Giúp khám phá và đánh giá cao sự nhạy cảm, từ đó yêu thương bản thân và sống cuộc sống hạnh phúc hơn.
Tóm tắt bởi: Nghĩa Trần - MyBook