Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà hầu hết mọi người đều có ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa, nơi mà đa số mọi người đều trải qua những thay đổi đáng kể như tuổi tác; nơi mà hầu hết chúng ta cố gắng đồng cảm với những người có hoàn cảnh khác biệt với mình. Tất cả những đặc điểm, đặc trưng của thế giới này tạo ra trạng thái “song thức”, dẫn đến sự xuất hiện của những xung đột nội tâm. Hoàn cảnh là điều kiện hình thành trạng thái “song thức”, khiến chúng ta phải đấu tranh trong mình với hai tư tưởng, quan điểm đối lập. Đôi khi trong quá trình đối nhân xử thế, giữa các mối quan hệ xã hội hay bất cứ mối quan hệ gì, bản thân đôi lúc cảm nhận mình như trở thành một người khác, kẻ “hai mặt”. Những mâu thuẫn xung đột nội tâm xảy ra trong tiềm thức. Vậy điều này có thực sự lợi ích hay không? Trong cuốn sách
Triết lý của người hai mặt, Jennifer Church lập luận trong cuốn sách này rằng xung đột nội tâm quá ra lại có ích, và nó không chỉ là một ngã rẽ tạm thời trên con đường đến với giải pháp.
Tác giả của cuốn sách là ai?
Jennifer Church Là giáo sư Danh dự Triết học tại một trường đại học Vassar College ở Poughkeepsie, New York. Các nghiên cứu của bà trải dài ở nhiều dạng chủ đề khác nhau thuộc triết học nhận thức, bao gồm ý thức, tình cảm, phi lý trí, năng lực tri giác và tưởng tượng. Ngoài ra, bà cũng tìm hiểu về Kant, Freud, lý thuyết nữ quyền và triết học về âm nhạc.
Jennifer Church đưa ra một cách giải thích sáng tạo về nhận thức, đề cập đến vai trò quan trọng của tưởng tượng trong việc tạo ra và xác minh các trải nghiệm khách quan tự nhiên. Bà tìm hiểu sâu về bản chất của nhận thức đạo đức và nhận thức thẩm mỹ, lập luận rằng nhận thức có thể mang nghĩa đen và ý nghĩa thực tế.
Lời chia sẻ về cuốn sách
Theo lời chia sẻ của Jennifer Church, cuốn sách này giới thiệu vài loại “song thức” và giải thích tại sao và cách duy trì trạng thái này. Bà Church đánh giá một số quan điểm phổ biến về bản chất, bao gồm ý niệm rằng cuộc sống của chúng ta nên “có ý nghĩa” như một câu chuyện. Bà cũng xem xét vai trò của sự đồng cảm trong việc duy trì song thức, và tác động tích cực của việc giữ vững các quan điểm đối lập qua sự mỉa mai và tiếng cười. Cuối cùng, bà Church mở cánh cửa hy vọng khi khuyên rằng ngoài việc sống thực tế, chúng ta cũng nên để tâm hồn bay bổng qua trí tưởng tượng.
Không hiểu nhầm ý của cuốn sách. Cuốn sách này cũng không phải là một tuyên ngôn đại diện cho xung đột nội tâm hoặc sự phân li trong tâm trí. Sự phân loại và các dạng xung đột nội tâm nên được giải quyết, và trạng thái phân li không mong muốn. Những trường hợp không mong muốn về song thức được đề cập trong các chương độc lập để độc giả nhận biết. Phụ lục ở cuối sách cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về những thời điểm khi hai tâm trí tồn tại có thể gây lo ngại.
Đánh giá về cuốn sách Triết lý của người hai mặt
Cuốn sách Triết lý của người hai mặt phù hợp với những người có quan điểm đối lập, và có thể nói rằng, đây là cuốn sách phù hợp với mọi người.
Qua cuốn sách
Triết lý của người hai mặt, chúng ta học được điều gì?
Cuốn sách chỉ có năm chương nhưng mỗi chương đều đề cập đến vấn đề của mâu thuẫn nội tâm và sự khác biệt của từ “hai mặt” với nghĩa tiêu cực thông thường. Mỗi chương mang tính chất sâu sắc và đa chiều, chứa đựng nhiều kiến thức và thông điệp.
Chương một, CUỘC CÃI VÃ GIỮA TÔI VÀ TA
Như Yeats đã nói: “Chúng ta cãi nhau với người khác một cách hùng hồn, nhưng cuộc đối thoại với chính bản thân thì lại sâu lắng và phức tạp hơn nhiều”, điều này nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong việc khám phá và giải quyết những xung đột nội tâm, thông qua việc duy trì các quan điểm hoặc nhiều ý nghĩa cùng một lúc. Các trạng thái “song thức” không chỉ tồn tại trong thơ mà còn có thể xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Chương một đã nêu ra những tiêu chí cụ thể kèm theo nội dung chi tiết của từng tiêu chí: nguồn gốc của thuật ngữ “song thức”; tiêu chí và bằng chứng; ví dụ đa dạng; ưu điểm và nhược điểm của niềm tin vào song thức; kết thúc một cuộc tranh luận; các mô hình để giải quyết xung đột.
Chương một làm rõ ý nghĩa của việc “sở hữu song thức”. Nhiều ví dụ được xem xét, tập trung vào trải nghiệm của những người thuộc hai nền văn hóa khác nhau: Mô tả về song thức của W.E.B Du Bois giữa những người Mỹ gốc Phi, sự kết hợp của Ralph Waldo Emerson giữa chủ nghĩa tâm linh và lý trí, Adrian Piper với vai trò là nghệ sĩ và triết gia, cùng với các ví dụ khác từ cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Song thức được giải thích là trạng thái mà chúng ta dùng những biểu mẫu tương phản để sắp xếp trải nghiệm của mình, tạo ra xung đột tinh thần đáng kể và kéo dài. Những người lớn lên trong nhiều nền văn hóa thường xuyên trải qua trạng thái song thức, cũng như những người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau - hầu hết chúng ta đều thuộc vào nhóm này. Tác giả Jennifer Church đã qua nghiên cứu, xem xét cách khắc phục xung đột nội tâm bằng cách giải quyết, phân chia và loại bỏ, và chỉ ra lý do vì sao đây không phải là những phương án khả thi cho các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, cách tiếp cận tốt nhất để xử lý xung đột nội tâm của song thức vẫn là một điều bí ẩn, chưa có câu trả lời chính xác, vẫn là một câu hỏi.
Do đó, bà Church đã đề xuất ba mô hình khác nhau để đáp ứng thách thức này: mô hình sáng tạo, mô hình đa dạng và mô hình gián đoạn. Ba mô hình này sẽ được cung cấp thông tin khoa học, hướng dẫn trong từng chương tiếp theo sau phần giới thiệu này.
Chương hai, NHÂN ĐÔI THỜI GIAN, bao gồm:
Ký ức từng kỷ niệm và tương lai tưởng tượng
Kết thúc xung đột hoặc không
Tự thuật và phân đoạn tự thuật
Áp dụng ba mô hình khác nhau
Kết luận về sự thay đổi quan điểm qua thời gian
Như đã đề cập trong chương trước, chương này bàn về ba mô hình đó. Chương này giới thiệu một dạng song thức mà chúng ta tạo ra khi kỷ niệm quá khứ của mình. Khi nhớ về quá khứ, chúng ta thể hiện quan điểm của mình từ bên trong và đôi khi xung đột với quan điểm hiện tại. Chúng ta cũng trải qua xung đột khi tưởng tượng về bản thân trong tương lai. Cách giải quyết xung đột tinh thần là cân nhắc cả hai quan điểm và tạo nên một câu chuyện liên tục từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Một cách khác là từ chối quá khứ và tập trung hoàn toàn vào hiện tại và tương lai. Nhiều triết học cũng đưa ra quan điểm rằng bản thân chúng ta được định hình, ít nhất một phần, bởi những ký ức của mình. Quan điểm này cũng gây tranh cãi và có những lựa chọn thay thế.
Chương ba, SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI NGOÀI CŨNG TỒN TẠI TRONG CHÚNG TA, bao gồm:
Chấp nhận quan điểm của người khác
Hiểu biết và chia sẻ với người khác
Tình yêu và sự trao nhận yêu thương
Các giải pháp thực tế
Phân tích khả năng thực hiện
Loại bỏ có khả năng
Ba mô hình đề xuất
Đến chương ba, chúng ta xem xét việc áp dụng quan điểm của người khác vào bản thân. Có thể là những ý kiến từ cha mẹ, giáo viên, hoặc những người có ảnh hưởng đến chúng ta, cũng như việc đồng cảm với người khác mà chúng ta biết, thậm chí là với người yêu. Chúng ta có thể tiếp nhận quan điểm của người khác theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc này đôi khi gây ra xung đột nội tâm khi chúng ta phải tưởng tượng trải nghiệm của người khác “từ bên trong”, dù cho chúng ta biết rằng đó là quan điểm của họ. Mô hình trò chơi tung hứng và mô hình đa chiều được giới thiệu ở cuối chương 1 đã chỉ ra một số cách tiếp cận hứa hẹn để giải quyết những xung đột này.
Chương bốn, GÓC NHÌN HẸP VÀ RỘNG, bao gồm:
Mâu thuẫn cơ bản và sự không ổn định của nó
Sự chế giễu trong việc lựa chọn
Tung hứng và gián đoạn, bài học từ nụ cười và triết lý siêu thực
Mô hình đa chiều thay thế
Kết luận cuối cùng
Trong Chương 4, chúng ta sẽ khám phá những tình huống tồn tại song song với sự đa dạng của quan điểm. Đối với quan điểm hạn hẹp, việc cố gắng để đạt được mục tiêu, cảm giác tức giận khi bị xúc phạm, và nỗi sợ hãi trước cái chết có vẻ quan trọng, trong khi quan điểm rộng lớn hơn thì các cảm xúc và hành động này trở nên thường xuyên hơn. Việc duy trì cả hai quan điểm tạo ra sự xung đột nội tâm, mà chúng ta cần chú ý và suy ngẫm. Một phản ứng thường gặp là việc mỉa mai, nhưng độc lập là điều khác biệt. Tuy nhiên, việc này có thể làm cho việc tồn tại của các quan điểm hẹp và rộng trở nên khó khăn hơn. Các quan điểm và chủ nghĩa khác nhau chỉ ra cách giúp đỡ cho cả quan điểm rộng và hẹp tồn tại và phát triển đồng thời.
Trong Chương năm, CUỘC SỐNG VẪN TIẾP DIỄN, bao gồm:
Vai trò của trí tưởng tượng trong cuộc sống hiện nay
So sánh giữa vật lý và toán học
Thể hiện một nhân dạng
Đối xử với con người như họ có ý chí tự do
Chương năm khám phá ra một loại song thức là kết quả của việc sáp nhập tưởng tượng vào thực tế mà không tin tưởng vào điều đó - tưởng tượng rằng mọi thứ đều có ý thức hoặc đức hạnh sẽ được thưởng, tội ác sẽ bị trừng phạt là những kỹ thuật đóng khung cho phép sống như thể thế giới này chỉ có một chiều trong khi nhận thức rõ ràng về sự đa chiều của thực tế. Nhà triết học đã thảo luận về việc 'sống như thể' đối với khoa học, ý chí tự do, và trí tưởng tượng con người. Xem xét kỹ lưỡng các trường hợp này chỉ ra một số đặc điểm liên quan đến song thức.
Năm loại song thức được nhắc đến trong cuốn sách này quen thuộc với hầu hết chúng ta; tất cả đều ảnh hưởng bởi văn hóa, có ký ức về bản thân trong quá khứ khác với hiện tại, cảm thông với những người quan trọng, đánh giá từ quan điểm hẹp và rộng và dựa vào tưởng tượng để đối mặt với cuộc sống. Tác giả lập luận về tính quan trọng của xung đột nội tâm và đưa ra các phương pháp tiếp cận song thức có thể khai sáng.
Cảm nhận cá nhân
Cuốn sách Triết lý của người hai mặt mang lại giá trị tri thức. Mỗi độc giả khi đọc có thể xem xét và trải nghiệm những loại xung đột nội tâm này một cách đúng đắn. Mâu thuẫn hay xung đột nội tâm không hề xấu, chúng là một phần của sự phát triển tri thức của con người.
Tác giả: Nguyễn Phương Huyền My - MyBook.
Ảnh chân dung: Nguyễn Phương Huyền My