Sống là một loại nghệ thuật, vậy liệu chúng ta có thể coi mình là những nghệ nhân không? Câu trả lời là: Hãy để tôi thấy cách bạn sống, tôi sẽ nói bạn có phải là một nghệ nhân hay không.
Tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống? Chúng ta đều là con người, nhưng con người còn sống thì tại sao cần phải tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống? Sống ra sao mới được coi là thực sự sống?
Hàng ngày, với một lối sống bình thường như thức dậy, đi làm, ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, lướt web, Facebook, đọc tin tức, comment, chat chit,... Chúng ta tự đặt mình trong một chương trình như một chiếc máy, và nhiều khi chúng ta không sống theo chương trình đã được thiết lập sẵn, bởi vì không ăn đủ 3 bữa một ngày, thức dậy muộn vào buổi sáng, mệt mỏi suốt cả ngày, vân vân. Cuộc sống mà chúng ta nghĩ là đơn giản chỉ xoay quanh những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, thực ra lại là một cuộc chiến. Hãy tưởng tượng: mỗi quyết định của chúng ta, dù nhỏ nhất như việc băng qua đường, cũng là một cuộc chiến vì một chút sơ suất có thể đẩy chúng ta vào nguy hiểm. Hay khi sáng sớm quyết định thức dậy để tập thể dục, đó cũng là một cuộc chiến nội tâm. Vì nếu chúng ta biết tự trách nhiệm, sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ đi ngủ sớm từ đêm trước để vào buổi sáng lựa chọn thức dậy sảng khoái, không còn là quyết định khó khăn nữa.Thông tin về tác giảCố tác giả Nguyễn Duy Cần (1907 – 1998), được biết đến là một nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu của nền văn học Việt Nam thế kỷ trước.
Nhiều người khi nghe đến tên tác giả có vẻ quen mắt nhưng lại không nhớ rõ. Bởi cụ Thu Giang luôn sử dụng ngôn từ cổ, tạo rào cản lớn cho giới trẻ hiểu và tiếp thu tư tưởng của ông. Tuy nhiên, những tác phẩm của ông mang lại giá trị vĩnh cữu.
Phần 1: Sống
'Thiên hạ đều biết tìm cái mà mình không biết mà chẳng ai biết tìm cái mà mình đã biết; _ đều biết chê cái điều mà mình cho là không phải, mà chẳng ai biết tìm cái mình đã cho là phải.'
Theo tác giả, điều này chính là sự đau đầu của người dân hiện đại vì họ tìm kiếm những điều mà họ không biết, đồng thời quên đi những điều mà họ đã biết... hoặc chính xác hơn, những điều mà họ nghĩ rằng mình đã biết.
Có phải chúng ta phải khám phá những điều mới, những điều chưa biết để tiến bộ, phát triển? Tác giả không phủ nhận việc tìm kiếm điều mới, nhưng liệu chúng ta đã kiểm nghiệm lại những điều chúng ta cho là đúng chưa? Đôi khi việc kiểm nghiệm lại những điều mình tin là 'chân lý' cũng là một phần của sự tiến bộ. Vì vậy, hãy tự kiểm nghiệm những điều mình tin là đúng trước khi đi tìm cái mới.
Đa số người cho rằng thói quen là bản năng, nên họ nhầm lẫn giữa thói quen và bản chất. Xã hội đã truyền cho chúng ta những thói quen, và do lâu đời nên chúng ta nhận nhầm đó là bản nguyên, nhưng thực tế thì đó chỉ là thói quen theo dòng chảy xã hội mà thôi.
Ngày nay, chúng ta tiếp xúc với một lượng kiến thức lớn, nhưng đôi khi chúng ta chỉ có hiểu biết bề ngoài mà không đào sâu vào bản chất. Khi tiếp nhận quá nhiều thông tin, chúng ta thường không kiểm tra tính đúng đắn của nó, dẫn đến việc dễ dàng bị lạc lõng theo ý kiến của người khác. Hãy nhớ rằng 'Một nửa sự thật không phải là sự thật'.
Thường thì, chúng ta chia sự vật thành hai phần: đúng và sai, tốt và xấu, trắng và đen. Tuy nhiên, phải có sự đối lập như vậy mới tạo ra sự cân bằng, làm cho các yếu tố đối lập có thể tồn tại và phát triển cùng nhau.
Đúng và sai, tốt và xấu, có thể tồn tại cùng nhau và tạo ra sự cân bằng. Đây cũng là một phần của sự trưởng thành và tiến bộ của con người. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi kết luận về bất kỳ điều gì.
Theo Sư Tăng Xán, chúng ta thường dùng sở thích của mình để đối đầu với những thứ mình không thích. Điều này là căn bệnh của nhiều người trong xã hội hiện đại, khi cá nhân hóa và tự do lựa chọn được coi trọng hơn là trách nhiệm và sự cân nhắc. Tuy nhiên, việc sống theo quy tắc 'làm những điều bạn thích' có thể dẫn đến lười biếng và tự kiêu.
Phần 3: Đạo
Đạo, tức là cái luật Quân Bình của Vũ Trụ, không cho ta có quyền làm một cái gì thái quá. Đạo giống như cái trọng tâm của quả lắc A :
Đạo là nguyên tắc quân bình của vũ trụ, không chấp nhận sự thái quá. Nó như một quả lắc, khi kéo ra xa một phía, sẽ bị đẩy trở lại vị trí ban đầu. Điều này chỉ ra rằng dù có gặp khó khăn và thất bại, thì vẫn có cơ hội để tiến lên và phát triển.
Tác giả đã sâu sắc phân tích về Đạo Âm Dương, nơi sự hài hòa giữa hai mặt của mọi thứ được nhấn mạnh. Trong cuộc sống, cũng như trong vũ trụ, không có gì là hoàn hảo hoặc hoàn toàn xấu xa. Quan trọng là chúng ta biết chấp nhận cả hai mặt của mọi vấn đề, và sử dụng chúng để phát triển và trưởng thành.
q Kết luận
“Tại sao người ta thường đạt được kết quả ngược lại so với những điều họ mong muốn” dù những mong ước đó là hợp lý? Đó là vì sự hiện diện của Đạo, là nguyên tắc điều chỉnh mọi thứ trong vũ trụ. Đạo luôn cân bằng mọi sự vật và ngăn chặn sự thái quá. Vậy nên, thay vì lo lắng về xã hội, hãy tự hỏi bản thân: bạn đã tìm được lẽ sống của mình chưa? Bởi chỉ khi bạn tự bản thân sáng suốt, bạn mới có thể sáng suốt được người khác.
Mỗi người nên tự hỏi liệu mình đã thực sự hiểu về mình và tìm được hạnh phúc cho bản thân chưa. Nếu chưa, hãy tập trung vào việc hoàn thiện bản thân trước khi quan tâm đến những vấn đề xã hội.
Đánh giá chi tiết bởi: Lê Thị Thiên Nga - Bookademy
Hình ảnh: Hải My