Con người vốn có khả năng suy nghĩ, một đặc điểm làm nên sự khác biệt. Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại với vô vàn áp lực từ công việc, học tập dễ khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực và tự hủy hoại. Quyển sách này là công cụ hữu ích giúp ta vượt qua những tư duy độc hại, nhận thức rõ nguồn gốc của nỗi sợ và cách hiệu quả để khắc phục chúng. Bộ não lừa đảo
Cảm xúc và lý trí luôn song hành trong chúng ta. Dù tin rằng mình hành động theo lý trí, thực tế cảm xúc lại chi phối nhiều hơn. Ví dụ, khi tôi được chọn làm người thuyết trình, những lo sợ về việc mắc lỗi khiến tôi từ chối, dù lý trí sẽ giúp tôi tự tin hơn. Sống theo cảm xúc dẫn đến những quyết định mà sau này có thể hối hận, gây ra sự trì hoãn và lười biếng.
Như đã nói, chúng ta thường hành động theo cảm xúc hơn là lý trí. Những quyết định nhanh chóng thường thiếu suy nghĩ, nhất là với người thân hoặc người mình thích. Cảm xúc luôn nhanh hơn lý trí và thay đổi thói quen này không dễ dàng. Cảm xúc giống như phản ứng hóa học, chỉ cần chút xúc tác là đủ để tạo ra hành động quyết đoán.
Hành động theo cảm xúc không hẳn là xấu và vẫn rất quan trọng. Trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta kết nối. Ví dụ, khi còn nhỏ, ta ngã và bị đau, lần sau đến nơi đó ta sẽ cảm thấy khó chịu. Trí tuệ cảm xúc giúp ta tránh nguy hiểm và bảo vệ bản thân. Nó giúp ta hiểu và thông cảm nhau hơn, và là chìa khóa giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trí nhớ cảm xúc cũng ghi lại những trải nghiệm tâm lý, như bị lừa dối khiến ta khó tin người khác sau này.
2. Bất ổn tâm lý và rối loạn tâm thần
Thuật ngữ “bất ổn tâm lý” không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là thế hệ ngày nay khi nó được sử dụng phổ biến với ý nghĩa tiêu cực. Trong tâm lý học, bất ổn tâm lý miêu tả tình trạng lo âu, chức năng kém và có khuynh hướng trầm cảm liên quan đến mối quan hệ của cá nhân với thực tại. Bất ổn tâm lý khác với rối loạn tâm thần, nơi bệnh nhân tách biệt hoàn toàn khỏi thực tế. Người bị bất ổn tâm lý hiếm khi gây nguy hiểm cho xã hội. Có hai loại bất ổn tâm lý: một là do đặc điểm tính cách, hai là do biến đổi tính cách không phù hợp với môi trường. Đây là đặc trưng tính cách nhạy cảm trước các tác động tiêu cực, với mỗi đặc trưng có hai thái cực:
Sẵn sàng trải nghiệm: sáng tạo/hiếu kỳ hoặc kiên định/thận trọng
Tận tâm: hiệu quả/có tổ chức hoặc dễ dãi/bất cẩn
Hướng ngoại: thoải mái/năng động hoặc khép kín/bảo thủ
Dễ chịu: thân thiện/biết cảm thông hoặc cứng nhắc/tách biệt
Bất ổn tâm lý: nhạy cảm/lo lắng hoặc vững chãi/tự tin
Những người không rõ ràng thiên về cặp tính cách nào trong mỗi loại trên được xem là dễ thích nghi và thấu hiểu. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị coi là tính toán chi li, không đáng tin cậy hoặc chỉ chú trọng vẻ bề ngoài.
Cách hiệu quả nhất để giảm bớt các biểu hiện bất ổn tâm lý là nhận thức nguồn gốc của chúng và chấp nhận thay đổi trong suy nghĩ. Henriques cảnh báo về tầm quan trọng của sự thấu hiểu sâu sắc khi bàn về bất ổn tâm lý trong thích nghi tính cách. Nếu không thấu hiểu, sẽ không có giải pháp đúng đắn. Ông cho rằng, những kiểu mẫu bất ổn tâm lý có thể xuất hiện trong năm phạm trù của sự thích ứng gồm:
Thói quen
Mối quan hệ
Cảm xúc
Sự phòng vệ
Niềm tin
Người ta thực hiện những hành vi bất thường để giảm lo lắng, nhưng hành vi này chỉ làm tăng thêm căng thẳng. Khi nói về chiến lược đối phó, bất ổn cảm xúc có hai dạng: kiềm chế quá mức và không kiểm soát được. Dạng đầu tiên là cảm xúc bị đè nén, trong khi dạng thứ hai bộc lộ quá mạnh mẽ.
3. Khả biến thần kinh
Khả biến thần kinh (Neuroplasticity) là năng lực của não bộ để thích ứng sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý xảy ra trong não khi chúng ta tương tác với môi trường. Tác giả nhấn mạnh khả biến thần kinh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và cải thiện trí nhớ. Merznick đã đề xuất 10 bước cơ bản để sắp xếp và thiết lập lại não bộ nhằm phát huy tối đa tiềm năng của nó.
Bộ não trì trệ
Não bộ thay đổi dựa vào tâm trạng của chúng ta. Nói cách khác, khi tinh thần tập trung và có động lực, não sẽ giải phóng các chất hóa học cần thiết để thay đổi. Ngược lại, nếu chúng ta bị phân tâm hoặc mất tinh thần, sự thay đổi khả biến thần kinh sẽ chậm lại.
Nhiều hơn nữa
Càng nỗ lực thay đổi, não bộ càng cải thiện. Vì vậy, có người cho rằng khi không hứng thú học tập, tốt nhất không nên lãng phí thời gian. Nhưng cũng có quan điểm rằng hãy học ngay cả khi không thích, vì kiên trì sẽ dẫn đến thích thú trong quá trình học. Cả hai đều có thể hiệu quả, nên hãy thử và tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình.
Cuộc đua về số lượng
Luyện tập càng nhiều, càng tạo ra nhiều liên kết thần kinh mạnh mẽ. Những liên kết này là yếu tố quan trọng trong quá trình thay đổi của não bộ.
Đồng bộ hóa
Để tăng tính tin cậy cho khả năng thay đổi của khả biến thần kinh, ta cần đồng bộ hóa sự hợp tác giữa các tế bào não. Merzenich đã minh họa điều này bằng cách so sánh sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các tế bào. Hãy tưởng tượng một sân vận động với hàng nghìn người vỗ tay một cách bừa bãi. Sự lộn xộn. Sau đó, hãy tưởng tượng họ vỗ tay đồng thời. Việc lặp lại một hành động như thế sẽ tạo ra sự hợp tác nhịp nhàng.
Dòng liên kết
Nhờ vào việc luyện tập và lặp lại, không chỉ những hành động có liên quan được củng cố mà cả các kết nối giữa các nơron, chịu trách nhiệm cho các hoạt động riêng biệt, cũng được củng cố chặt chẽ hơn.
Vượt qua giai đoạn thử nghiệm của não
Bộ não của chúng ta chỉ chấp nhận sự biến đổi khi có đủ kích thích: hữu ích, mới lạ, động lực và an toàn. Điều này giúp bộ não chấp nhận những thay đổi một cách vững chắc.
Tác động của trí nhớ
Bộ não trở nên linh hoạt khi được kích thích từ cả bên trong và bên ngoài. Trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kích thích cần thiết cho quá trình học hiệu quả.
Sức mạnh của bộ nhớ
Mọi kiến thức mà chúng ta học được lưu trữ trong bộ nhớ. Trí nhớ giúp chúng ta xây dựng những mô hình học tập mới dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ.
Ở khía cạnh này này bạn là người chiến thắng, ở khía cạnh khác bạn là kẻ thua cuộc
Khi tập trung, bộ não cố gắng loại bỏ những hoạt động thần kinh gây nhiễu hoặc không liên quan.
Con dao hai lưỡi
Mọi thứ đều có hai mặt, và khả biến thần kinh cũng vậy. Nó có thể tạo ra những thay đổi tiêu cực hoặc tích cực. Nếu không được sử dụng, bộ não có thể trở nên lão hóa và mất khả năng.
Để thành công, chúng ta cần mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, thói quen mới là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định. Việc hình thành một thói quen mới tốn ít thời gian hơn so với việc đặt ra mục tiêu. Duy trì mục tiêu dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và trì hoãn. Hãy biến mục tiêu thành thói quen, nhỏ nhặt và duy trì hàng ngày. Mặc dù khó khăn ban đầu, nhưng khi thói quen hình thành, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu mới.
5. Thiền định
Thiền có thể giúp ta nhận biết những trạng thái tâm trí tiềm ẩn, lọc ra những thông tin quan trọng và có giá trị, đồng thời làm cho ý thức cá nhân phớt lờ đi những phần không cần thiết. Thiền cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi nhịp tim ổn định, ta sẽ có giấc ngủ ngon hơn, đồng thời huyết áp giảm xuống. Nó cũng giảm bớt lo âu và căng thẳng trong cuộc sống. Ngồi thiền giúp thư giãn thần kinh nếu thực hiện đúng cách. Phương pháp này còn giúp cải thiện sự sáng suốt của bản thân, tăng cường nhận thức về bản thân, cải thiện trí nhớ ngắn và dài hạn. Thiền định là một thói quen tốt mang lại lợi ích cực kỳ nhanh chóng. Nó còn mang lại lợi ích khác cho cuộc sống như sự kiên nhẫn và sự đồng cảm với người khác. Bản thân ta sẽ cân bằng tốt hơn, không dễ tức giận và có cảm xúc ổn định hơn. Thiền giống như một lá bài ma thuật trong bộ bài tinh thần, có khả năng hỗ trợ mọi thứ. Nó như là quân Joker trong bộ bài.
Điều này không có nghĩa là nếu học thiền thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức. Bản thân chúng ta vẫn có những nỗi sợ hãi, tổn thương từ quá khứ, vấn đề về tiền bạc mà chúng ta gán tên cho chúng, nhưng phản ứng và khả năng kiểm soát chúng sẽ được cải thiện. Tất cả những gì cần làm để thành thạo kỹ năng thiền quý giá là luyện tập đều đặn hàng ngày. Chỉ cần năm phút mỗi ngày và ta sẽ có một bắt đầu tốt. Nếu không đủ kiên nhẫn, ta có thể thử học nền tảng thiền cơ bản trong một nhóm thiền định. Một mặt, ta gặp được những người tốt bụng cùng tư tưởng. Mặt khác, bản thân ta sẽ có suy nghĩ “tôi sẽ làm mọi thứ để đạt được mục tiêu này” để giúp tâm trí tập trung hơn. Thiền là một trong những điều hiếm hoi thường xuyên được nhắc đến trong các tác phẩm truyền cảm hứng như một phương pháp thực sự hiệu quả nếu ta kiên trì và tập trung. Ta không mất gì nếu thử tập thiền, nhưng sẽ đạt được rất nhiều nếu theo đuổi phương pháp này.
Cảm nhận cá nhân
Đây là cuốn sách giúp tôi thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và giúp tôi vượt qua thói quen suy nghĩ quá nhiều của mình. Tôi rất ấn tượng với cách mà tác giả truyền đạt mọi thứ đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. Cuốn sách không tập trung quá nhiều vào các bước hay đưa ra quá nhiều phương pháp, mà chỉ là những tình huống đời thường quen thuộc. Nhờ điều này mà bản thân dễ dàng hình dung và giúp não bộ của tôi được giải phóng khỏi nỗi sợ hãi và tiêu cực.
Tác giả: Lý Ngọc Xuân - MyBook