Dù tin hay không, 7 thói quen hiệu quả của Stephen Covey là một cuốn sách đã được tái bản hơn 30 lần. Cuốn sách này, mặc dù đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn chứa đựng những lời khuyên có giá trị (có thể là lý do tại sao nó đã được tái bản hơn 30 lần). Sẽ rất hữu ích khi bạn xem xét 7 thói quen đó một cách thường xuyên và xác định thói quen nào bạn đã làm chủ và thói quen nào chưa để có thể rèn luyện chúng trở thành thói quen. Dưới đây là 3 thói quen đầu tiên và cách thức để bạn có thể sử dụng chúng để thúc đẩy bản thân hướng về phía trước.
Trách Nhiệm và Hành Động
Covey mô tả trách nhiệm bản thân như là thói quen đầu tiên phải đạt được để có thể đạt được những mức hiệu quả cao hơn. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhận thức được vai trò của bản thân trong việc giải thích tại sao chúng ta không thể đến được nơi chúng ta muốn đến hoặc là tại sao chúng ta không đạt được những điều mà chúng ta mong đợi. Việc đổ lỗi cho người khác sẽ cản trở quá trình phát triển của bản thân. Thay vào đó, Covey viết rằng, chúng ta phải nhìn nhận bản thân như cách chúng ta trung thực nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Sau đó chúng ta phải tạo ra cách tiếp cận chủ động hướng tới việc sửa chữa những thứ khiến chúng ta kém hiệu quả.
Dưới Đây Là Một Vài Lựa Chọn Chủ Động Bạn Có Thể Thêm Vào Thói Quen Của Bạn Giúp Bạn Thêm Hiệu Quả:
- Làm Những Công Việc Khó Khăn Trước
- Hiểu Rõ Điểm Yếu Của Bản Thân Và Tìm Các Nguồn Lực Để Chuyển Hóa Chúng Thành Thế Mạnh
- Làm Lặp Đi Lặp Lại Các Công Việc Cho Đến Khi Bạn Trở Nên Thành Thạo
- Ưu Tiên Cho Những Thứ Bạn Cần Hoàn Thành Theo Cách Của Bạn
- Giữ Cho Không Gian Làm Việc Của Bạn Ngăn Nắp Và Gọn Gàng Mỗi Ngày Trước Khi Bạn Về Nhà Để Bạn Có Thể Sẵn Sàng Giải Quyết Công Việc Vào Ngày Mai
Tầm Quan Trọng của Xác Định Mục Tiêu và Hành Động Theo Hướng Mục Tiêu
Thứ hai, Covey cho rằng bạn phải xác định mục tiêu cuối cùng để từ đó xác định được đường đi cụ thể có thể đạt được mục tiêu đó. Sẽ có rất nhiều thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát, bởi vậy nếu chúng ta có thể nhận biết được kết quả cuối cùng là gì, chúng ta có thể xác định những bước cần phải thực hiện để đạt được đích đến. Một khi chúng ta biết được các bước đi, chúng ta sẽ có nhiều khả năng sẽ đi được xa hơn. Việc nhận thức này sẽ giúp chúng ta biết được những việc chúng ta không thể kiểm soát và những điều chúng ta sẵn lòng đánh đổi để đạt được mục tiêu.
- Cách Thiết Lập Mục Tiêu và Xác Định Phương Thức Đạt Được Chúng
Học Cách Từ Chối
Nhận Ra Mục Tiêu và Biết Khi Nào Nói “Không”
Hãy Tự Đặt Câu Hỏi Cho Bản Thân:
- Điều này có giúp tôi đạt được mục tiêu?
- Điều này có mang lại cho tôi sự thỏa mãn sâu sắc dù cho sẽ tốn rất nhiều thời gian để đạt được?
- Điều này có đóng góp lớn cho cộng đồng không?
- Làm việc này có cải thiện mối quan hệ quan trọng đối với tôi?
- Tôi có phù hợp với điều này không?
Hiệu quả bao gồm nhiều thứ đôi khi là rất mơ hồ. Bởi vậy hãy định rõ định nghĩa bạn muốn sử dụng để xác định mức độ hiệu quả của mình và sau đó sử dụng nó như là thước đo để đánh giá những thói quen và quá trình hướng tới mục tiêu của bạn.