Bao giờ bạn cảm thấy lạc lối trong cuộc sống? Khi đường phía trước mờ mịt, không có lối thoát, cảm thấy bản thân lạc lõng giữa cuộc đời, không biết đi đâu, không biết làm gì. Chúng ta nhấc chân lên, nhưng rồi lại đặt xuống, tìm người đồng hành, người hướng dẫn. Tình trạng đó là của tôi vài tháng trước. Tôi cảm thất bứt rứt, cố gắng thu mình lại nhưng thấy không thể đối mặt với thế giới. Ai cũng từng có cảm giác như thế, nhưng không phải ai cũng vượt qua được. Nếu bạn đang gặp tình trạng đó, đọc cuốn sách Dám bị ghét này.
Về tác giả:
Vì điểm chung trong hướng nghiên cứu của hai tác giả, Dám bị ghét là một tác phẩm tâm lý học dựa trên tư duy Adler. Adler được coi là một trong ba người khổng lồ về tâm lý học cùng Freud và Jung. Điểm cốt lõi của Adler thể hiện qua cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và nhà triết học, cũng giống như cách những nhà triết học khác đưa ra quan điểm thông qua cuộc đối thoại. Đọc cuốn sách, tôi không chắc mình đọc sách tâm lý học, triết học hay một tập hợp mẩu truyện ngắn về cuộc sống; hoặc có thể là sự kết hợp của cả ba. Mọi thứ trong sách đều liên quan mật thiết và kết hợp với nhau, như cách triết gia đã nói:
Tôi là một nhà triết học, sống trong triết học. Tâm lý học Adler là một tư duy ngang hàng với triết học Hy Lạp, là một quan điểm triết học.
Cuốn sách chia làm 5 chương, là 5 đêm tranh luận của thanh niên và triết gia, qua những đoạn hội thoại liên tiếp để tìm hiểu về các vấn đề trong cuộc sống: Tự do, hạnh phúc, khả năng thay đổi. Khởi đầu là chàng thanh niên bất mãn với cuộc sống, luôn thấy bản thân tầm thường, thiết thốn, kém cạnh và tự căm ghét bản thân. Cậu bắt đầu tranh luận với triết gia về thế giới đơn giản, khả năng hạnh phúc và thay đổi. Cuốn sách được viết bằng đoạn hội thoại dựa trên thời gian, bạn có thể đọc theo trình tự thời gian, từng đêm thảo luận để suy ngẫm và làm rõ từng chi tiết. Đây là cảm nhận của tôi sau khi đọc cuốn sách, chưa đầy đủ nhưng tôi muốn chia sẻ với mọi người.
Đánh Giá & Cảm Nhận
1.
Đêm Thứ Nhất: Từ Chối Sang Chấn Tâm Lý
Theo quan điểm hiện tại, sang chấn tâm lý là những vết thương tinh thần từ quá khứ, tạo ra những đau thương hiện tại. Nhưng tâm lý học Adler không chấp nhận điều này, cho rằng quá khứ không quyết định con người hiện tại. Điều quan trọng là ta đánh giá những sự kiện quá khứ như thế nào, từ đó tìm ra mục đích và biểu hiện bên ngoài để đạt được mục đích đó.
Theo Adler, quá khứ không quan trọng, quan trọng là ta đánh giá như thế nào và đặt mục tiêu như thế nào. Ví dụ, một người sợ hãi giao tiếp không phải vì quá khứ mà là vì muốn tránh giao tiếp. Chỉ khi giải thích hành vi hiện tại bằng mục đích, con người mới có thể thay đổi.
Nếu chỉ chú ý đến nguyên nhân trong quá khứ, chúng ta sẽ rơi vào thuyết định luận, cho rằng tương lai đã được quyết định bởi quá khứ. Liệu điều này có đúng không?
2.
Đêm Thứ Hai: Mọi Phiền Muộn Bắt Nguồn Từ Mối Quan Hệ Người Với Người
Theo tâm lý học Adler, mọi phiền muộn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với nhau. Không có sự phiền muộn nào tồn tại độc lập mà không liên quan đến người khác. Cô đơn, mong chờ, tức giận, thậm chí những câu hỏi triết học về hạnh phúc, tự do và ý nghĩa của cuộc sống, tất cả đều xuất phát từ mối quan hệ xã hội.
Cảm giác cô đơn không chỉ đến khi ta một mình. Đó là khi ta cảm thấy bị tách biệt, cô lập không giao tiếp với xã hội. Chúng ta cần mối quan hệ với người khác để cảm thấy cô đơn. Điều này làm cho chúng ta trở nên 'cá nhân' giữa xã hội.
Lí do ta thường tự ghét không phải là vì nguyên nhân cụ thể từ quá khứ. Thay vào đó, đó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích. Tự ghét bản thân có thể được sử dụng để tự bảo vệ, để bảo vệ khỏi tổn thương từ người khác. Trong văn hoá của chúng ta, kẻ yếu thường trở nên mạnh mẽ và có quyền lực bằng cách sử dụng sự bất hạnh của mình.
'Trong văn hoá của chúng ta, kẻ yếu thực ra lại vô cùng mạnh mẽ và có quyền lực'
Ngoài ra, giống như anh thanh niên, tôi cũng thường mong muốn trở thành một ai đó: một người bạn hoạt bát có thể nói chuyện tự tin với nhiều người, một người có thể kết bạn một cách tự nhiên mà không sợ hãi. Nhưng cuối cùng, đó chỉ là phức cảm tự ti, vì tôi không thể chấp nhận bản thân mình mà luôn cố khẳng định mình, điều đó giới hạn 'tự do' của chúng ta.
3.
Đêm Thứ Ba: Bỏ Qua Nhiệm Vụ của Người Khác
Triết gia giải thích rằng phiền muộn trong mối quan hệ xuất phát từ việc con người can thiệp vào nhiệm vụ của nhau. Cha mẹ can thiệp vào nhiệm vụ của con cái, cấp trên can thiệp vào nhiệm vụ của cấp dưới. Vậy tại sao chúng ta lại can thiệp vào nhiệm vụ của nhau? Bởi vì ham muốn kiểm soát người khác theo ý mình.
Tâm lý học Adler phủ nhận ý tưởng rằng sống để được người khác thừa nhận. Thực tế, mong muốn được thừa nhận và yêu quý là điều mà mọi người đều có, nhưng sống như vậy là đi ngược lại với tự do. Giải pháp của Triết gia là chỉ tập trung vào nhiệm vụ của bản thân, từ bỏ việc can thiệp vào nhiệm vụ của người khác.
Trong chương này, ta cũng có thể hiểu tại sao cuốn sách được đặt tên là 'Dám Bị Ghét'. Bởi vì đó là cái giá của tự do: 'Tự Do là Bị Người Khác Ghét' - tức là khi ta sống theo bản thân mình, ngoài kỳ vọng của người khác.
4.
Đêm Thứ Tư: Trung Tâm Thế Giới Nằm Ở Đâu
Hạnh Phúc là gì? Theo quan điểm của triết gia, hạnh phúc là cảm giác thuộc về một nơi, một cộng đồng nào đó. Có nhiều cách để đạt được cảm giác đó, nhưng sống theo cách người khác mong muốn để được thừa nhận không phải là cách sống vì bản thân mình.
Vì vậy, tâm lý học Adler cho rằng chúng ta phải tự thấy được giá trị và cống hiến của bản thân với cộng đồng, nhưng điều này phải xây dựng trên mối quan hệ ngang hàng với người khác.
Tác giả dùng ví dụ về mối quan hệ trong gia đình để minh họa sự phân biệt giữa mối quan hệ hàng ngang và hàng dọc.
5.
Sống hết mình, “ngay tại đây, ngay tại lúc này”
Phần cuối này có thể chia thành hai ý chính nhỏ hơn. Thứ nhất, sách giải thích hạnh phúc là cống hiến cho người khác.
Hạnh phúc được liên kết mật thiết với việc thấy được giá trị bản thân thông qua việc cống hiến cho người khác.
Sau khi nói về hạnh phúc, cuối cùng hai người đã đi đến tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống.
Cuộc sống giống như khiêu vũ, mục đích không phải là đến một nơi cụ thể, mà là sống mỗi khoảnh khắc một cách đam mê.
Cả cậu và cả tôi, dù cuộc đời có kết thúc “ngay tại đây, vào lúc này” thì cũng không gọi là bất hạnh. Cuộc đời kết thúc ở tuổi 20 cũng như cuộc đời kết thúc ở tuổi 90 đều là cuộc đời trọn vẹn, cuộc đời hạnh phúc.
Kết luận
Phải thừa nhận rằng đây là một cuốn sách xuất sắc, nhưng cũng là một cuốn sách khó: khó đọc, khó hiểu, khó tập trung và thực sự cũng khó chấp nhận. Giống như một chàng trai trẻ, không phải ai cũng có thể đồng ý với những quan điểm tâm lý học trong sách, bởi nó đụng vào cái tôi yếu đuối của mỗi người, nó không cho ta tìm ra lý do tưởng chừng rất đương nhiên. Ai cũng muốn được yêu quý, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để chịu đựng sự ghét bỏ, điều đó chỉ là minh chứng cho việc tự do có giá không phải ai cũng chịu được. Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng không phải ai cũng dám hy sinh, dám tin tưởng vô điều kiện vào người khác. Nhưng thực sự thì không quan trọng, người kiểm soát lá bài của sự thay đổi trong mọi tình huống đều là bản thân ta.
Con người có khát vọng thay đổi quá khứ, nhìn xa về tương lai, nhưng cuốn sách Dám bị ghét này lại trả lời với tôi rằng: quá khứ không thể thay đổi, tương lai không hề được dự đoán, chúng ta phải sống “ở đây, ngay bây giờ”
Tóm tắt bởi: Sơn Dương – Sách của Tôi