Con người không ai hoàn hảo – chúng ta có thể làm hài lòng một người, mười người, trăm người nhưng không thể làm hài lòng tất cả. Mỗi người đều mắc sai lầm, có sai lầm vô hại, có sai lầm gây thù hận suốt đời. Chúng ta không phải thần thánh, không thể làm mọi việc hoàn hảo, nhưng vẫn có thể tha thứ cho nhau. Tha thứ không phải bản năng tự nhiên mà là phẩm chất xã hội và nhân văn. Tôi từng đọc rằng con người là loài duy nhất đi ngược bản năng tự nhiên. Vậy tại sao chúng ta nên tha thứ? Cuốn sách 'Dám Tha Thứ' của Tiến sĩ Edward M. Hallowell sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tác động của sự tha thứ.
Về tác giả
Dám Tha Thứ - Dám Tha ThứNhững nỗ lực của cháu và hồ nước trong giấc mơ thể hiện sự đấu tranh trong tâm trí. Cháu cần sự giúp đỡ, muốn được quan tâm, nhưng cảm thấy không ai đáng tin cậy. Nếu cháu biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác, thì những người khác cũng sẽ bỏ qua lỗi lầm của cháu.Cuốn sách này không tuân theo một cấu trúc cụ thể hay hệ thống liền mạch. Mỗi chương là một khía cạnh của sự tha thứ, hướng dẫn chúng ta cách tha thứ, cách học tha thứ hàng ngày, và coi tha thứ là món quà cho bản thân. Tuỳ theo góc nhìn của mỗi người, cách sắp xếp và tiếp thu, mỗi chương sách để lại những ấn tượng và nhận định riêng về tha thứ.
Khi đọc cuốn sách này, mình nhận thấy rằng tha thứ luôn bắt đầu từ đau khổ - chỉ khi bị tổn thương, chúng ta mới bắt đầu hành trình tha thứ:
Tha thứ khởi nguồn từ nỗi đau, từ cơn giận, từ hoài nghi và hỗn loạn. Nó bắt đầu trong thù hận, trong cay đắng, trong cú sốc và thất vọng. Từ tư tưởng cố chấp rằng sẽ không bao giờ tha thứ. Dù tìm kiếm hay chấp nhận sự tha thứ, tất cả đều bắt nguồn từ nỗi đau.
Nếu tha thứ khó khăn như vậy, tại sao chúng ta vẫn nên chọn con đường ấy? Ed đã trả lời: tha thứ không chỉ cho người khác một cơ hội mà còn là sự giải thoát cho chính mình. Khi thù hận, chúng ta tự buộc mình vào mối quan hệ tiêu cực và cho người khác cơ hội làm hại ta nhiều hơn. Sống trong hận thù không chỉ ảnh hưởng tâm lý mà còn gây hại cho sức khỏe thể chất và đời sống hàng ngày.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh người hay giận dữ và thù hận có tỷ lệ bệnh tim cao hơn. Họ thường nóng nảy, mất tự chủ, thiên về bạo lực, dễ sa lầy vào rượu chè, ma túy và mối quan hệ của họ thường ngắn ngủi.
Lòng thù hận không làm ta mạnh hơn, không tăng ý chí mà ngược lại, nó bòn rút ta mỗi ngày, khiến ta chết mòn trong những suy nghĩ trả thù. Khổng Tử nói: 'Trước khi trả thù, hãy đào hai nấm mồ.' Tại sao phải nuôi dưỡng lòng hận thù khi ta có lựa chọn khác? Cuốn sách sẽ cho ta câu trả lời.
Chúng ta thiếu can đảm để tha thứ!
Quay lại định nghĩa về tha thứ, ta hiểu vì sao người tha thứ cần nhiều phẩm chất tốt đẹp hơn người trả thù. Chúng ta phải từ bỏ những cảm xúc giận dữ, thù hận và không để chúng điều khiển. Để làm được điều đó, cần sự can đảm, dũng khí mạnh mẽ và sức mạnh phi thường.
Để đạt đến tha thứ, chúng ta cần lòng quyết tâm, sự thông thái, hiểu biết, kiên nhẫn và trí tưởng tượng. Đây là quá trình phức tạp, đi ngược lại tư tưởng của dư luận và bản chất con người.
Tha thứ đòi hỏi hơn cả lòng vị tha và không phải ai cũng đủ phẩm chất để thực hiện. Bản chất con người ích kỷ, thường dùng cảm xúc tức giận làm lá chắn cho hành động của mình. Chỉ những người thực sự muốn tha thứ, khi nhu cầu này xuất phát từ thâm tâm, mới có thể quyết tâm quên đi lỗi lầm của người khác.
Tha thứ không chỉ dành cho người khác. Chẳng lẽ chúng ta chưa từng làm điều gì khiến mình cảm thấy có lỗi, tự làm tổn thương chính mình? Theo cách hiểu của tôi sau khi đọc sách, tha thứ gồm 3 cấp độ: tha thứ cho người khác, tha thứ cho bản thân và tha thứ cho những bất công của cuộc đời. Tha thứ cho người khác khi ta chịu tổn thương từ họ, ta chọn giải thoát bản thân khỏi hận thù thông qua tha thứ, điều này đòi hỏi sự can đảm, quyết tâm. Nhưng khi người làm tổn thương ta lại chính là bản thân thì sao?
Người khó tha thứ nhất chính là bản thân bạn.
Đôi khi ta tự ghét bản thân, tự ti vì ngoại hình, học vấn, giao tiếp,... chính mình lại làm tổn thương mình. Làm sao để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó? Ta phải tha thứ và tìm kiếm sự tha thứ từ những người xung quanh. Chìa khóa mà tác giả nhắc đến là tình yêu từ những người xung quanh. Chúng ta không chỉ tha thứ cho người khác, mà còn tìm kiếm sự tha thứ từ họ. Sự tha thứ, chia sẻ và tình yêu từ những người xung quanh giúp ta tha thứ cho chính mình. Cấp độ thứ ba của tha thứ là khi ta bị tổn thương mà không biết nguyên nhân từ đâu, giận dữ với những bất công xung quanh. Ta dùng cơn giận và ham muốn trả thù để thay đổi những điều không mong muốn. Đó là lúc ta cần tha thứ cho sự bất công trong cuộc sống.
Tha thứ là sự 'thừa nhận' sự thiếu cân đối. Tha thứ vượt lên trên sự trả đũa, nhìn cuộc đời từ đỉnh núi mang tên Yêu Thương.
Khi tha thứ, bạn không chỉ tha cho người mang bất công đến với bạn mà còn tha cho quy luật của cuộc sống.
Dám tha thứĐó là những khía cạnh mình đồng tình với tác giả. Tuy nhiên, mình cho rằng tha thứ không phải là vạn năng và không đúng trong mọi trường hợp, chỉ phù hợp trong nhiều trường hợp. Lòng thù hận hay giận dữ đôi khi cũng có tác dụng tích cực, là cái mỏ neo cuối cùng níu kéo những người vốn đã quá chán nản, thất vọng với cuộc sống. Bên cạnh đó, mình thấy tác giả có cái nhìn quá khắt khe với hệ thống pháp luật: “Từ hàng nghìn năm nay, chính quyền thiết lập hệ thống pháp luật để giúp con người trả thù và đền tội”. Hệ thống pháp luật cần được nhìn nhận đa dạng hơn. Với người bị tổn thương, đó có thể là công cụ báo thù, nhưng với xã hội, đó là hàng rào bảo vệ, biện pháp giáo dục và răn đe người phạm tội.
Lời kết
Chúng ta không phải là những bộ nhớ đám mây với dung lượng vô hạn. Nếu cứ mãi tích tụ, đến một ngày vết thương sẽ lở loét, hận thù sẽ chi phối. Đừng để điều đó xảy ra, chúng ta xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp hơn. Ai cũng có thể đạt được hạnh phúc, và tha thứ là con đường dẫn ta đến gần hạnh phúc ấy hơn. Hãy học cách tha thứ cho chính mình qua cuốn sách này nhé.
Tóm tắt bởi: Sơn Dương - MyBook
Ảnh: Hồng Mến