“Tôi đã lao động không ngừng trong gần hai năm, chỉ với mục tiêu thổi luồng sinh khí vào một cơ thể vô hồn. Tôi đã hy sinh thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe. Tất cả đam mê tôi đều dồn hết vào việc hiện thực hóa giấc mơ. Nhưng giờ đây, khi thành công đã đến, giấc mơ ấy không còn đẹp đẽ, thay vào đó là nỗi kinh hoàng và ghê tởm trong tim.” (Victor Frankenstein)
Thế giới là sự chung sống của nhiều cá thể khác nhau, đòi hỏi sự hợp tác để tồn tại và phát triển. Trong lịch sử, hòa bình là mục tiêu, nhưng chiến tranh không tránh khỏi do mất cân bằng giá trị. Công nghệ, mặc dù xuất hiện muộn, nhưng sức mạnh không thể xem nhẹ. Công nghệ là công cụ, nhưng sức mạnh của nó phụ thuộc vào cách con người sử dụng. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến có liên quan đến công nghệ. Công nghệ phản ánh bản chất con người – tốt hay xấu tùy thuộc vào cách sử dụng. Trong cuốn sách “Đừng trở nên xấu xa”, Rana Foroohar giải thích về sự biến chất của các công ty công nghệ, phản bội những giá trị mà họ từng hứa hẹn.
Thông tin về tác giả và cuốn sách:
Rana Aylin Foroohar là một tác giả người Mỹ, nhà báo kinh doanh và biên tập viên tại Financial Times. Cô cũng là nhà phân tích kinh tế toàn cầu cho CNN. Trước đó, Foroohar làm việc sáu năm tại tờ Time với vai trò thư ký tòa soạn và người phụ trách chuyên mục kinh tế, và mười ba năm ở Newsweek với tư cách biên tập viên kinh tế đối ngoại và phóng viên thường trú tại châu Âu và Trung Đông. Cuốn sách “Đừng trở nên xấu xa” của cô đã giành giải Porchlight năm 2019 cho hạng mục “Sách kinh doanh”.
Nội dung cuốn sách:
Trong sách “Đừng trở nên xấu xa”, Rana Foroohar đã nghiên cứu chi tiết và đa chiều về các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là những trường hợp mà họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sử dụng công nghệ để tham gia vào các giao dịch không minh bạch, hưởng lợi cho riêng mình, bao gồm cả Google, Alphabet và các tập đoàn công nghệ khác.
Rana Foroohar viết: “Ngày trước, những người theo 'giáo phái kỹ thuật số' đã kỳ vọng rằng công nghệ sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, an toàn hơn và phồn thịnh hơn cho mọi người. Tuy nhiên, cách thức các công ty công nghệ sử dụng dữ liệu cá nhân không phải lúc nào cũng minh bạch. Tác giả lên án việc các công ty này bảo vệ lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho xã hội và người dân. Kết quả là sự gia tăng của độc quyền, làm suy yếu sáng tạo, và xuất hiện thông tin sai lệch và nội dung không tốt có thể làm hại đến lĩnh vực công cộng và chính trị.
Rana Foroohar, với kinh nghiệm trong báo chí và kinh tế, diễn đạt những câu chuyện công nghệ một cách dễ hiểu và thuyết phục. Mục tiêu của cô không chỉ dừng lại ở việc tiết lộ sự thật, mà còn làm cho người đọc hiểu biết về những thay đổi xã hội và cảnh báo về sự tham lam của các công ty công nghệ. Cô cung cấp thông tin về thị trường, kinh tế, chính trị và công nghệ, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia khác nhau để củng cố quan điểm của mình.
Kết luận:
“Con người đã tạo ra máy móc và mặc dù có những lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo thống trị thế giới, con người vẫn là những người chủ quan. Cùng với quyền lực là trách nhiệm lựa chọn và tạo ra tương lai từ Big Tech, cho cả bản thân và thế hệ tiếp theo'. Để tránh Big Tech bị “hắc ám”, những người làm công nghệ cần đề ra giới hạn cho công việc của họ và tuân thủ các nguyên tắc làm việc đạo đức. Người tiêu dùng cần tự bảo vệ mình và đảm bảo sức khỏe và phúc lợi trong thời đại số. “Đừng trở nên xấu xa” là một cuốn sách phản ánh thực trạng xã hội và thị trường, đáng để học hỏi và hiểu biết hơn về xã hội của chúng ta.
Tóm tắt và Nhận xét bởi: Quỳnh Trang - MyBook
Ảnh: Quỳnh Trang