Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu bạn có thể duy trì đam mê như lúc ban đầu khi đã bắt đầu một công việc trong thời gian dài, hoặc thậm chí chỉ trong một thời kỳ ngắn? Cảm xúc của bạn có phải lúc nào cũng tích cực và lạc quan không? Cảm xúc của con người dễ dàng bị ảnh hưởng, có thể thay đổi liên tục, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi và quên mục đích ban đầu. Chính bản thân chúng ta cũng nhận ra vấn đề nhưng không biết phải làm sao để giải quyết. Quản lý cảm xúc là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người nên có. Cuốn sách
Bí Kíp Chống Tụt Moodcủa Tiến Sĩ Olivia Remes sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp cụ thể và thực tế nhất cho từng cảm xúc như sự bất quyết, lo lắng, cô đơn,... Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp cho độc giả một phương pháp đọc hiệu quả để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Cuốn sách được viết bởi ai?
Tiến Sĩ Olivia Remes là một nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần tại Đại học Cambridge; cô cũng là một diễn giả và tư vấn viên. Cô nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu và trầm cảm, và từ đó đề xuất các chiến lược và phương pháp để giải quyết chúng.
Cô thường xuất hiện trên BBC Radio Cambridgeshire và đã tham gia các chương trình Late Night Woman’s Hour và NPR. Các nghiên cứu của Tiến Sĩ Olivia Remes đã được công bố trên toàn cầu.
Buổi nói chuyện TED Talks của cô về lo lắng, cô đơn và cách đối phó đã thu hút gần 3 triệu lượt xem.
Cuốn sách Bí Kíp Chống Tụt Mood là tác phẩm đầu tay của cô. Đồng thời, cần phải cảm ơn dịch giả Hương Hà đã dịch cuốn sách này để độc giả có thể dễ dàng tiếp cận.
Lời chia sẻ của tác giả
Về tác giả
Với 10 năm nghiên cứu và thông qua các buổi hội thảo cùng buổi TED Talks với hàng trăm người, cô đã phát hiện ra rằng con người có 10 mô thức tư duy và cảm xúc, 10 trạng thái tâm lý tồi tệ có thể ngăn cản chúng ta phát huy tiềm năng. Những trạng thái tâm lý này phổ biến và bất kỳ ai trong chúng ta, dù giỏi kiểm soát cảm xúc đến đâu, cũng đã từng gặp phải. Nhưng nếu chúng ta lơ đi, bỏ qua chúng, chúng sẽ ngày càng phát triển như một khối u, ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, Tiến Sĩ Olivia Remes thông qua cuốn sách này sẽ giúp bạn nhận diện và vượt qua những trạng thái tâm lý đó, loại bỏ chúng, và khôi phục cân bằng cảm xúc của bạn.
Về cuốn sách Bí Kíp Chống Tụt Mood
Đối với tác giả, cuốn sách không chỉ là một cuốn sách thông thường mà còn là một gói kết hợp các chiến lược khoa học giúp bạn xử lý và cải thiện cuộc sống của mình, giải quyết các vấn đề cốt lõi trong cuộc sống.
Tiến Sĩ Olivia Remes chia sẻ với độc giả: Sau khi đọc và áp dụng các bí quyết trong cuốn sách, bạn sẽ cảm thấy thư thái hơn bao giờ hết. Bạn sẽ khám phá được sức mạnh của sự tĩnh lặng bên trong bạn.
Hãy coi cuốn sách như một loại thuốc, với một số loại dành cho tình huống khẩn cấp và các loại khác được chia thành các liều nhỏ để sử dụng hàng ngày.
Các chương trong cuốn sách ngắn gọn và chỉ mất khoảng 20 phút để đọc; khi cảm thấy hoảng loạn, bạn chỉ cần đọc lời khuyên khẩn cấp ở chương đầu tiên - không quá 2 phút để hiểu nó.
Đánh giá về cuốn sách
Bí Kíp Chống Tụt MoodCuốn sách này nhỏ gọn, bạn có thể mang theo mỗi ngày để khi gặp cảm xúc tiêu cực, bạn có thể tìm đến phần tương ứng và giải quyết trước khi nó trở nên quá lớn và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân.
Quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng nếu muốn thành công trong công việc và cuộc sống. Dù khó khăn, nhưng khi bạn rèn luyện được, cuộc sống sẽ tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Đó là lí do tôi giới thiệu cuốn sách Bí Kíp Chống Tụt Mood này.
( PGS. TS. Võ Thị Ngọc Thúy)
Về cuốn sách
Bí Kíp Chống Tụt Mood, chúng ta được gì?
Cuốn sách giới thiệu những loại cảm xúc phổ biến như lo âu, cô đơn, thất vọng, và cảm xúc tiêu cực như cảm xúc “chạm đáy”, “bị khước từ”. Đồng thời, sách cung cấp phương pháp và giải pháp cụ thể cho từng loại cảm xúc đó.
Mỗi chương có cấu trúc như sau:
Phần 1: Đọc khi khẩn cấp - phần đọc nhanh không quá 2 phút, giúp thoát khỏi những khó khăn ngay lập tức.
Phần 2: Một chút khoa học - thông tin cơ bản về tâm lý học đằng sau mỗi loại cảm xúc hoặc trạng thái, giúp hiểu sâu hơn về chúng và ảnh hưởng của chúng đến tâm lý.
Phần 3: Đối phó như thế nào? - cung cấp các chiến lược dài hạn để chuyển hóa cảm xúc hay trạng thái tiêu cực. Phần này đề xuất kế hoạch phát triển nội tại, xây dựng sức mạnh và khả năng tự phục hồi, cũng như khả năng đối phó với khó khăn.
Ví dụ từ chương 1, CẢM THẤY THIẾU QUYẾT ĐOÁN- Cách đưa ra quyết định
Bạn đã từng phải đứng trước sự phân vân không biết nên chọn cái này hay cái kia, hay nên chọn vật này hay vật kia chưa? Mỗi người ít nhất một lần trong đời cảm thấy thiếu quyết đoán với quyết định của mình, luôn băn khoăn với câu hỏi: Liệu mình đã chọn đúng không? Cái này có hơn cái kia không? Dù là quyết định nhỏ nhặt hay quan trọng, tất cả đều làm tăng sự thiếu quyết đoán trong mỗi người.
Đến với chương này, tác giả sẽ giúp bạn trở nên quyết đoán hơn với các chiến lược. Những chiến lược này cũng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng, dễ dàng hơn và vượt qua nỗi sợ để có thể đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn.
Phần 1- Đọc khi khẩn cấp: Lắng nghe trực giác. Hãy lựa chọn đầu tiên khi đối diện với quyết định phức tạp.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Amsterdam, quyết định càng phức tạp, ta càng nên lựa chọn theo cảm giác đầu tiên. Điều này có vẻ ngược đời, nhưng đó là sự thật. Khi đối diện với quyết định quan trọng như mua nội thất hay mua ô tô, ta nên để tiềm thức dẫn dắt và tin tưởng vào trực giác của mình.
Phần 2- Cơ sở khoa học của quyết định: Ba cơ sở
Tính thiếu quyết đoán có thể khiến bạn cảm thấy chán nản. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này, có thể đó là nguyên nhân gây ra sự lùi bước đáng kể trong cuộc sống. Cách bạn đưa ra lựa chọn cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn một cách quan trọng. Nó có thể quyết định liệu bạn sẽ tiến lên hay chậm lại, dậm chân tại chỗ, hay liệu bạn có nắm bắt được cơ hội hay không. Trong phần khoa học này, chúng ta có thể hiểu được cách bộ não bảo vệ chúng ta khỏi tổn thương nếu chúng ta đưa ra những quyết định tệ hại.
Người cầu toàn và người tri túc. Đây là hai nhóm người mà nhà tâm lý học Barry Schwartz dựa vào mô hình ra quyết định của con người, và đây cũng là cơ sở khoa học đầu tiên với loại cảm xúc thiếu quyết đoán.
Người cầu toàn là những người thường đưa ra quyết định sau khi họ đã thu thập đủ thông tin và không bỏ sót bất kỳ điều gì. Họ luôn muốn chọn lựa những điều tốt nhất theo tiêu chuẩn của mình. Họ quan trọng chi tiết và cẩn trọng, điều này khiến họ thường trì hoãn việc đưa ra quyết định. Họ cũng thường trì hoãn khi họ biết rằng họ không thể thay đổi quyết định của mình sau đó.
Ngược lại, người tri túc, khi cần mua một thứ gì đó, họ sẽ nhìn vào một số ít các lựa chọn và nếu thấy một cái gì đó gần giống với tiêu chuẩn đã đặt ra trước đó, họ sẽ chọn ngay. Họ không mắc kẹt trong việc tìm kiếm sự hoàn hảo như người cầu toàn, điều này giúp cuộc sống của họ trở nên thư thái hơn nhiều.
Thế giới của sự lựa chọn. Thế giới xung quanh chúng ta luôn thay đổi và đầy lựa chọn. Điều này dẫn đến một vấn đề quan trọng: Khi chúng ta có quá nhiều lựa chọn, việc đưa ra quyết định trở nên khó khăn hơn. Mô hình này cũng áp dụng trong học tập và công việc. Thực tế, càng ít lựa chọn, việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn, và chúng ta càng hài lòng với quyết định của mình. Điều này liên quan đến việc chọn một cuộc sống đơn giản nhưng hạnh phúc hơn, khi chúng ta chỉ lựa chọn những gì cần và tận hưởng hơn những gì có sẵn - “Hãy chọn đủ tốt thay vì tốt nhất”.
Hệ miễn dịch tâm lý- cơ sở khoa học thứ ba. Đôi khi ta trì hoãn quyết định vì sợ những hậu quả không như ý và tự tạo ra cảm giác tự dọa. Thực tế cho thấy, những cảm giác đó thường hồi phục nhanh chóng và tốt hơn nhiều lần so với tưởng tượng của chúng ta.
Tại sao chúng ta thường đánh giá sai về mức độ tổn thương trong tương lai? Có hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là suy nghĩ tiêu cực của chúng ta. Khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực về tương lai, chúng ta quên rằng có nhiều sự kiện khác cũng xảy ra trong cuộc sống của chúng ta cùng một lúc; và các sự kiện đó sẽ cạnh tranh để thu hút sự chú ý của chúng ta. Nguyên nhân thứ hai là do chúng ta có một hệ miễn dịch tâm lý, một cơ chế bảo vệ tâm hồn. Khi có sự kiện tiêu cực xảy ra, cơ chế tâm lý sẵn sàng này sẽ giúp chúng ta tránh khỏi tác động của tai họa.
Biết được điều này, khi bạn đưa ra quyết định và lo lắng về việc bạn có thể chọn sai, hãy nhớ rằng: dù điều gì xảy ra, bạn vẫn sẽ ổn và tốt hơn bạn nghĩ. Chúng ta có một hệ miễn dịch tâm lý để bảo vệ chúng ta khỏi những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống.
Chiến lược- Cách đối phó
Tiến sĩ Olivia Remes đã nghiên cứu và đưa ra 5 chiến lược để khắc phục tính thiếu quyết đoán:
1. Học cách chấp nhận rủi ro
2. Chuyển hướng sự tập trung- ăn mừng những quyết định
Nguồn năng lượng cho bạn
Nếu bạn biết mình sẽ không bao giờ thất bại, bạn sẽ lựa chọn làm gì?
Quay lại điểm xuất phát
Cảm nhận bản thân
Cuốn sách Bí kíp chống tụt Mood hướng dẫn từ nguyên nhân đến giải pháp, chiến lược mà bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề cảm xúc. Bạn không thể trốn tránh mãi khỏi cảm xúc của mình hoặc một sự kiện nào đó. Điều quan trọng là sẽ đến một ngày bạn phải đối diện với nó. Có thể bạn sẽ gặp phải loại cảm xúc này nhiều lần, nhưng nếu bạn biết cách xử lý, bạn sẽ không cần sợ hãi. Cuốn sách giống như một liều thuốc, bạn đọc nó như bạn uống thuốc, từng từng câu chữ sẽ thấm vào tâm trí thay vì cơ thể như một viên thuốc thông thường. Bạn có thể sử dụng liều thuốc tinh thần này ngay lập tức nếu bạn muốn.
Tác giả: Nguyễn Phương Huyền My- MyBook.
Hình ảnh do Nguyễn Phương Huyền My thực hiện