“Ở Mỹ, trong vài năm qua Netflix đã nhận được hơn 300 đề cử giải Emmy và thắng rất nhiều giải thưởng Viện Hàn lâm. Ngoài ra, Netflix cũng được 17 đề cử Quả Cầu Vàng, nhiều hơn bất cứ đài truyền hình hay nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến nào, và năm 2019 Netflix đứng đầu danh sách những công ty được đánh giá cao nhất tại Mỹ theo bảng xếp hạng toàn quốc hằng năm của Viện Danh tiếng.
Nhân viên cũng yêu quý Netflix. Theo một khảo sát do Hired (diễn đàn trao đổi trực tuyến dành cho người làm việc trong ngành công nghệ) thực hiện năm 2018, người lao động trong ngành đánh giá Netflix là công ty số một mà họ mong muốn được làm việc, vượt qua mặt cả Google (đứng thứ hai), Tesla của Elon Musk (đứng thứ ba), và Apple (thứ sáu). Trong bảng xếp hạng “Nhân viên hài lòng nhất” năm 2018, dựa trên 5 triệu đánh giá ẩn danh của nhân viên tại 45 tập đoàn lớn ở Mỹ, theo tổng hợp của Comparably, một trang mạng về nghề nghiệp và lương bổng, Netflix đứng thứ hai về số nhân viên hài lòng trong tổng số hàng ngàn công ty được xếp hạng (Họ chỉ đứng sau HubSpot, một công ty phần mềm có trụ sở ở Cambridge)'
Đây là một phần trong những thành tựu đáng nể của Netflix được đề cập trong sách. Theo lẽ đương nhiên, không tự dưng mà công ty này đứng ở vị trí hiện tại, nó đã phải trải qua những cuộc khủng hoảng và buộc phải thay đổi để kịp thích ứng với bước chuyển mình của thời đại. Khi những bí kíp của Netflix được nhắc tới trong một bộ phim tài liệu đã gây sốt trong cộng đồng các chủ công ty lớn bởi sự khác biệt và nghe có vẻ “điên rồ”.
Đáng lưu ý, “Netflix - Phá bỏ nguyên tắc để bứt phá” là một phiên bản đầy đủ hơn khi trả lời được câu hỏi Vì sao với xuất phát điểm nhỏ bé , Netflix lại có ảnh hưởng hàng đầu tới nền điện ảnh thế giới? Cuốn sách phân tích cặn kẽ những quy định, chính sách khác biệt, mới lạ của Netflix và cả những mặt lợi, hại của nó, từ đó khai thác góc nhìn thực tiễn áp dụng.
Tóm tắt sách:
Insight doanh nghiệp dẫn đầu ngành điện ảnh này lần lượt hé mở qua ba chương của “Netflix - Phá bỏ nguyên tắc để bứt phá”. Chín chương đầu là bản nghiên cứu đầy logic về văn hóa 'Tự do và Trách nhiệm' ('Freedom and Responsibility') của Netflix, nhằm thu hút các nhân tài hàng đầu, tiến tới từng bước gỡ bỏ thêm kiểm soát để các nhân tài này phát huy hết khả năng, tạo nên bộ máy hiệu quả nhất duy trì danh tiếng doanh nghiệp. Cụ thể văn hóa này hoạt động như sau:
Thứ nhất
Gây dựng mật độ nhân tài
Làm quen với thẳng thắn
Gỡ bỏ kiểm soát
Thứ hai
Tăng cường mật độ nhân sự
Tăng cường trực tiếp
Giảm kiểm soát
Thứ ba
Tối ưu hóa mật độ nhân sự
Câu hỏi giữ nhân sự.Tăng cường trực tiếp
Loại bỏ hầu hết sự kiểm soát
bằng cách lãnh đạo bối cảnh thay vì bằng kiểm soát.“Dĩ nhiên, mọi dự án thử nghiệm đều có cả thành công lẫn thất bại. Cuộc sống ở Netflix - hoặc cuộc sống nói chung - không đơn giản như cái hình ảnh được thể hiện trong biểu đồ. Vì thế, tôi đã mời một người bên ngoài đến nghiên cứu văn hóa của chúng tôi và cùng tôi viết cuốn sách này. Tôi muốn có một chuyên gia khách quan đánh giá tình trạng thực tế của văn hóa, từng ngày, bên trong những tường của công ty chúng tôi.”
Các nguyên tắc Netflix phản ánh ngược lại các tiêu chuẩn thông thường.
Các quy tắc, các quy định mà công ty cho là không hợp lý, gò bó, cuối cùng lại trở thành các nguyên tắc được hình thành sau quá trình tự phục hồi của Netflix, điều đã giúp hãng này trở thành ngôi sao hàng đầu trên thị trường toàn cầu.
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng của ngành internet, doanh thu của Netflix đã giảm mạnh như nhiều công ty công nghệ khác cùng thời. Tuy nhiên, khác biệt với các doanh nghiệp khác trong thị trường, không bị chìm đắm trong sự suy tàn và thất bại, Netflix với ý tưởng đột phá sẵn có, cùng việc sa thải nhiều nhân viên dưới mức xuất sắc hoặc có thái độ không tốt, đã vô tình tạo ra một đội ngũ phát triển vượt trội.
Doanh số không ngừng tăng đã giúp Netflix vững chắc trong thị trường, đây là dấu mốc của sự thay đổi trong nhận thức lãnh đạo và từng bước điều chỉnh bộ quy tắc.
Ở đây, việc tôn vinh những nhân tài, đồng thời phân biệt “nhân tài thẳng thắn” và “kẻ phá bĩnh.” Chúng ta có thể dễ dàng hình dung sự dễ dàng phát triển trong môi trường làm việc có mật độ nhân tài cao, điều này được giải thích bởi tác động của hành vi đã được nghiên cứu trong nhiều thí nghiệm khoa học trong quá khứ:
“Ở hầu hết các nơi khác, có vài tay siêu sao và một số tầm thường. Những người tầm thường được hỗ trợ trong khi những ngôi sao được kỳ vọng làm hết mọi thứ. Ở Netflix, tình hình rất khác biệt. Chúng tôi sống trong một môi trường xuất sắc, mọi người đều là siêu sao. Bạn tham gia các cuộc họp và cảm thấy như tài năng và năng lượng từ não bộ có thể làm nổ tung văn phòng. Mọi người thách thức nhau, khai thác luận điểm của nhau, và có thể nói mỗi người trong số họ còn thông minh hơn Stephen Hawking. Nhờ vào điều đó, chúng tôi làm được rất nhiều với tốc độ kinh khủng. Tất cả đều nhờ vào mật độ nhân tài điên cuồng.”
“Việc trao tự do cho nhân viên đã tạo ra trách nhiệm cao hơn và hành vi tốt hơn. Điều này đã khiến Patty và tôi chọn cụm từ “Tự do và Trách nhiệm.” Không chỉ là bạn cần phải có cả hai yếu tố, mà còn là yếu tố này dẫn đến yếu tố kia. Và tôi bắt đầu hiểu điều này. Tự do không phải là trái ngược với trách nhiệm, như tôi từng nghĩ. Thay vào đó, nó là con đường dẫn đến trách nhiệm.”
Các quy định của Netflix chặt chẽ và thực tế cao do dựa vào bối cảnh và trải nghiệm, xem xét nhiều vấn đề.
“Nghỉ phép không giới hạn là điều dễ dàng triển khai – bạn chỉ cần thiết lập một môi trường đáng tin cậy, và môi trường của chúng tôi được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cốt lõi của công ty:
(1) Luôn hành động vì lợi ích tối cao của công ty
(2) Không bao giờ làm điều gì gây hại cho người khác trong việc đạt được mục tiêu của họ,
(3) Thực hiện bất kỳ hành động cần thiết để đạt được mục tiêu cá nhân.
Ngoài ba nguyên tắc trên, trong việc nghỉ phép, nhân viên có quyền tự do quyết định.
Hoặc khi loại bỏ quy định phê duyệt chi phí công tác, nhân viên Netflix được tự do sử dụng quỹ của mình mà không cần sự phê duyệt:
“Trước khi bạn chi tiêu, hãy tưởng tượng nếu bạn phải giải thích trước sếp và tôi về lý do mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn hay mua điện thoại. Nếu bạn có thể giải thích rõ ràng lợi ích cho công ty, thì hãy tự tin mua. Nhưng nếu bạn cảm thấy mơ hồ, hãy thảo luận với cấp trên hoặc chọn món rẻ hơn.”
Sự thực tế và phân tích toàn diện trong việc khám phá văn hóa Netflix.
Bộ nguyên tắc này có thể không áp dụng ngay lập tức cho các doanh nghiệp mới nhưng lại hoàn hảo trong việc phân tích và giả định từ góc nhìn thực tế. Tác giả đã nghiên cứu sâu về văn hóa Netflix qua cuộc trò chuyện với nhân viên ở mọi cấp bậc, từ biên tập phim đến CEO, và đặc biệt là với sự trung thực và thẳng thắn của họ. Cuốn sách cũng công bằng khi nêu ra:
Những trường hợp thất bại từ các công ty khác sau khi áp dụng bộ nguyên tắc của Netflix.
Những sai lầm trong việc áp dụng bộ nguyên tắc và cách khắc phục.
Ví dụ thực tế từ nhiều lĩnh vực để minh họa nguyên tắc đó (tâm lý học, trải nghiệm cá nhân, an toàn giao thông, v.v.), đánh thức sự suy nghĩ đa chiều của độc giả.
Không che giấu những sai lầm trong quá khứ của Netflix.
Dù bộ nguyên tắc có vẻ hoàn hảo, thực tế lại phức tạp.
“Văn hóa Netflix đã thành công trong việc tạo ra một môi trường có phản hồi thường xuyên và khả thi. Tuy nhiên, khi người Mỹ trao phản hồi, thường họ sẽ bắt đầu bằng những lời khen trước khi nói về điểm cần cải thiện. Họ thường dùng phương pháp “Luôn nêu ra ba điểm tích cực kèm mỗi điểm phê phán” và “Khen ngay khi nhân viên làm đúng.” Phương pháp này làm người Hà Lan bối rối; họ cũng trao phản hồi, nhưng hiếm khi kết hợp cả hai trong một lời.”
Đây là minh chứng cho sự khác biệt về văn hóa làm việc ở hai quốc gia khác nhau. Bộ quy tắc đã được kiểm chứng qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử công nghiệp, với các nhóm nhân viên khác nhau tạo ra các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa làm việc này chỉ mới được thực hiện ở Mỹ, do đó khi Netflix mở rộng quy mô toàn cầu và thiết lập thêm nhiều văn phòng ở các khu vực khác nhau trên thế giới (như Hà Lan, Tokyo, Paris, Singapore,...), các nhà lãnh đạo nhận ra rằng quan điểm về thẳng thắn thay đổi trên toàn cầu. Vì vậy, quy tắc phản hồi 4A trước đây của Netflix là:
- Aim to assist: Mục tiêu là hỗ trợ
- Actionable: Có thể thực hiện
- Appreciate: Trân trọng
- Accept or decline: Chấp nhận hoặc từ chối
Giờ đây đã bổ sung thêm chữ A thứ năm:
- Adapt: Thích ứng – cách bạn truyền đạt và phản ứng phụ thuộc vào văn hóa mà bạn đang làm việc sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn.
Điều này chỉ là một trong số nhiều sự thay đổi trong các nguyên tắc thay thế của Netflix sau khi mở rộng quy mô toàn cầu. Cuốn sách cũng đề cập đến một điều rất ấn tượng về khả năng thích ứng cao, tính sáng tạo, và linh hoạt trong việc điều chỉnh các nguyên tắc đã đóng góp vào thành công của công ty có logo màu đỏ này:
'Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, ở nhiều công ty và nhóm làm việc, mục tiêu không phải là ngăn chặn sai lầm và tạo ra sản phẩm tương tự. Ngược lại, cần sự sáng tạo, tốc độ và linh hoạt. Trong thời đại công nghiệp, mục tiêu là giảm thiểu sự khác biệt. Nhưng trong các công ty sáng tạo hiện nay, mục tiêu là tạo ra sự khác biệt mới. Trong những tình huống như vậy, rủi ro lớn nhất không phải là phạm sai lầm hoặc mất đi tính nhất quán; mà là không thể thu hút được tài năng hàng đầu, không thể tạo ra sản phẩm mới hoặc không thể thay đổi hướng dẫn nhanh chóng khi môi trường kinh doanh thay đổi. Sự nhất quán và việc lặp lại mẫu quen thuộc có thể làm hỏng sự sáng tạo mới hơn và không mang lại lợi ích cho công ty. Nhiều sai lầm nhỏ, mặc dù đôi khi gây đau đớn, sẽ giúp tổ chức học hỏi nhanh chóng và là một phần quan trọng của quá trình đổi mới. Trong những trường hợp như vậy, các quy định và quy trình không còn là câu trả lời tốt nhất. Một dàn nhạc giao hưởng không phải là mục tiêu. Hãy để lại vai trò của nhạc trưởng và phổ nhạc. Thay vào đó, hãy sắp xếp một ban nhạc jazz.'
Âm nhạc jazz nhấn mạnh vào tính linh hoạt cá nhân. Người nghệ sĩ hiểu rõ cấu trúc tổng thể của bản nhạc nhưng vẫn giữ được sự tự do sáng tạo, bắt chước nhau và thể hiện những đoạn nhạc ứng biến phi thường.
Dĩ nhiên, bạn không thể chỉ gỡ bỏ hết các quy định và quy trình, yêu cầu nhân viên làm như một dàn nhạc jazz, và kỳ vọng mọi thứ sẽ trôi chảy tự nhiên. Nếu không có điều kiện thích hợp, đó chắc chắn sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn. Tuy nhiên, bây giờ, sau khi đã đọc cuốn sách này, bạn đã có một tấm bản đồ. Khi bạn nghe tiếng nhạc, hãy tập trung. Văn hóa không phải là điều bạn tạo ra rồi bỏ đi. Tại Netflix, chúng tôi thường thảo luận về văn hóa và hy vọng nó sẽ tiếp tục thay đổi. Để tạo ra một tập thể linh hoạt và sáng tạo, hãy giữ mọi thứ một chút lỏng lẻo. Hoan nghênh sự thay đổi liên tục. Vận hành hướng về sự hỗn loạn một chút. Đừng cho họ nhạc phổ và tạo ra một dàn nhạc giao hưởng. Tập trung vào việc tạo điều kiện cho một dàn nhạc jazz và thuê những nhân viên khao khát được tham gia một dàn nhạc ngẫu hứng. Khi tất cả mọi thứ kết hợp lại, âm nhạc sẽ trở nên tuyệt vời.
Thành công của cuốn sách
Các cuốn sách về lãnh đạo và kinh doanh thường dễ rơi vào những lời nói khô khan, rối rắm, kể chuyện hào nhoáng nhưng không có bài học cốt lõi. “Netflix - Phá bỏ nguyên tắc để bứt phá” không giống như vậy.
Cách kể chuyện lôi cuốn, con số thống kê rõ ràng và các tình huống được phân tích cụ thể, đa chiều trên từng trang sách là minh chứng cho cách tư duy sâu sắc, thực tế. Rất hiếm khi có cuốn sách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy và có chỉ mục riêng giúp độc giả kiểm chứng thông tin và tra cứu nội dung cụ thể trong sách như vậy. Các ô vuông tóm tắt ngắn gọn ở cuối mỗi chương giúp độc giả nắm bắt và tổng hợp lại nội dung chính.
“Đối với bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, lãnh đạo, hoặc những người mong muốn đột phá, văn hóa của Netflix được coi như một bí quyết. Trong tác phẩm này, với sự trung thực và cơ hội tiếp cận chưa từng có, những người sáng lập Netflix mời bạn bước vào để trải nghiệm bản thân.”