Tội phạm không phải là một khái niệm mới lạ trong thế giới hiện nay, đặc biệt trong thời đại thông tin toàn cầu, các vụ phạm tội lan truyền khắp nơi, những tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm núp bóng hoạt động diễn biến hoà bình, tôn giáo. Chúng ta phản cảm, sợ hãi, lên án tội phạm như cướp giật, lừa đảo, nhưng bỗng một ngày chúng ta thấy những hành vi đó xuất hiện nhan nhản xung quanh; bạn có thể trở thành tội phạm hoặc trở thành nạn nhân của tội phạm – có thể coi đó là hai loại người chính trong xã hội. Vậy đã bao giờ chúng ta thử nghĩ bộ não của tội phạm khác gì so với bộ não của chúng ta? Chẳng lẽ đầu óc tội phạm có những bộ não bị tổn thương, dị dạng nên họ mới gây ra những hành vi đi ngược lại chuẩn mực xã hội như thế? Nếu bạn ít nhất một lần tò mò về cách tội phạm suy nghĩ, hoạt động thì mình xin giới thiệu bạn đọc thử cuốn sách Tâm trí và hành vi tội phạm.
Về tác giả Julia Shaw:
Tiến sĩ Julia Shaw là một giảng viên và nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trường Luật và Khoa học Xã hội, Đại học London South Bank, đồng thời là một trong số ít chuyên gia trên thế giới thực hiện nghiên cứu về những sai sót trí nhớ phức tạp liên quan đến các sự kiện cảm xúc cá nhân - hay còn gọi là những “ký ức sống động nhưng hoàn toàn không có thật”.
Tiến sĩ Shaw xuất bản nhiều bài viết khoa học trên các tạp chí học thuật quốc tế, xây dựng giáo trình, thường xuyên cộng tác với tạp chí khoa học nổi tiếng Scientific American, thỉnh giảng và tham gia thuyết trình tại các hội thảo trên khắp thế giới. Cô cũng giảng dạy các lớp ở bậc đại
Tâm trí và hành vi tội phạm không hẳn là cuốn sách y khoa giải phẫu cho bạn biết cấu tạo não bộ của con người nói chung và tội phạm nói riêng (mặc dù sách vẫn trích dẫn và có hình minh hoạ về cấu tạo bộ não), do đó bạn không cần phải là một bác sĩ y khoa hay nhà nghiên cứu nhân sinh học để đọc nó, tuy nhiên về mặt nào đó cuốn sách có vẻ hấp dẫn và dễ hiểu hơn nếu bạn có một chút. Cuốn sách gồm 406 trang, chia thành tám chương:
Phần bạo lực bên trong bạn
Giết người có kế hoạch
Gánh xiếc quái dị
Công nghệ hai mặt
Tình dục lệch lạc
Bắt kẻ săn mồi tình dục
Con rắn mặc vest
Và tôi không nói gì
Có thể nói đây là một cuốn sách vừa thú vị vừa hơi mang tính học thuật và trừu tượng giành cho những người thích nghiên cứu về tội phạm và tâm lý. Đây là cuốn sách cung cấp cái nhìn đa chiều cũng như thay đổi quan điểm của chúng ta về tội phạm và hành vi phạm tội. Đương nhiên không phải tác giả muốn chúng ta nghĩ rằng hành vi tội phạm là tốt, hay có ích cho xã hội. Có lẽ cái mà Julia Shaw muốn truyền tải là một cái nhìn đúng đắn về cách chúng ta đánh giá tội phạm và hành vi phạm tội của một cá nhân, truyền tải cho ta cách hiểu điều gì đang diễn ra trong đầu những kẻ phạm tội. Tại mỗi chương, tác giả lại phân tích những hành vi phạm tội khác nhau, suy nghĩ của thủ phạm khi thực hiện tội ác, những đặc trưng của tội phạm: hũng hãn, rùng rợn, tội phạm giết người, tội phạm tình dục. Đồng thời với những lý thuyết “nghe thì có vẻ khó tin”, thì tác giả cũng đưa ra những thí nghiệm thú vị về vấn đề lựa chọn, tâm tính, đạo đức và khảo sát chúng ở một mức độ nhất định. Hẳn nhiên, không phải lúc nào cũng thí nghiệm cũng đưa ra một đáp án chuẩn xác, điều này thể hiện ở nhiều lí thuyết về đạo đức mà tác giả đưa ra, cho mình thấy rằng: có những trường hợp đạo đức cũng không phân đúng sai, có những lúc ta có thể thấy bản thân mình trong dáng hình một tên tội phạm. Đã bao giờ trong đầu bạn bừng lên những suy nghĩ, hình ảnh rằng mình sẽ giết ai đó? Ném ai đó từ trên cao? Hành hạ và đấm vào mặt một người làm bạn tức giận? Đó cũng là điều xảy ra trong đầu những tên tội phạm, tuy nhiên chúng ta khác họ ở chỗ ta có thể ức chế được suy nghĩ phạm tội đó.
Mình rất thích một câu nói trong sách: “Phản ứng của chúng ta trước sự lầm đường lạc lối cho chúng ta biết ít hơn về người khác và nhiều hơn về chính mình” Điều này thể hiện ở việc ta đánh giá tội phạm. Khi một người phạm tội, chúng ta dùng những từ ngữ nặng nề nhất để mô tả họ, miệt thị họ. Dùng những tính từ như: tên sát nhân, kẻ biến thái, tướng cướp, … Nhưng đó không phải những điều đặc trưng cho một con người, đó chỉ là sự mô tả tượng trưng cho hành vi phạm tội mà những người đó gây ra. Nhưng có hề gì, khi đa số chúng ta thích thế, thể hiện sự căm thù tội phạm thông qua sự khử nhân tính của họ khiến chúng ta cảm giác mình là công lý, lẽ phải. Tuy nhiên:
Người ta dễ dàng quên rằng sự phức tạp của trải nghiệm con người không dừng lại chỉ vì một cá nhân mắc trọng tội. Chiếc áo không làm nên thầy tu. Thật không phù hợp và đơn giản hoá quá mức khi ta gán cho ai đó cái mác kẻ sát nhân chỉ vì họ từng giết người.Người bị kết án cũng là người. Trong 364 ngày trong năm, một người có thể hoàn toàn tuân thủ pháp luật, và sau đó vào ngày thứ 365, họ có thể quyết định phạm tội. Ngay cả những tội phạm bị kết án kịch khung cũng dành gần như cả cuộc đời để tuân thủ pháp luật. Họ làm gì trong quãng thời gian ấy? Những việc bình thường của con người. Họ ăn, ngủ, khóc và yêu.
Cuốn sách này nhấn mạnh rằng, mục đích không phải là bênh vực tội phạm, mà là để mở ra cái nhìn đa chiều về họ, loại bỏ định kiến xã hội và đồng cảm hơn với hành vi của họ. Thông qua thí nghiệm và ví dụ, cuốn sách giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về hành vi phạm tội và suy nghĩ của tội phạm
Cảm nhận cá nhân
Cuốn sách này thú vị với lí luận tâm lý học và khoa học mới, không chỉ tập trung vào phân tích cụ thể mà còn mang tính nhân văn và khái quát. Qua đó, có những bài học về đạo đức muốn chia sẻ
Thí nghiệm tàu chở hàng trong chương 2 của sách: Giết người có kế hoạch - Tâm lý của kẻ si mê giết người. Chương này là một phòng thí nghiệm nghiên cứu cách bộ não của sát nhân hoạt động. Tại sao họ giết người? Động lực gì thúc đẩy họ? Một trong những thử nghiệm là về tàu chở hàng; Câu hỏi đặt ra là đó có được coi là giết người hay không? Có được coi là tội phạm hay không? Đây là vấn đề đạo đức trong tâm lý học, khi việc giết người không hẳn là xấu, mục đích của câu hỏi này nhằm trả lời vấn đề: khi nào giết người là “việc nên làm”?
Trong thử nghiệm tàu chở hàng, câu hỏi Khi nào giết người là việc “nên làm”? không có câu trả lời đúng. Điều này tuỳ thuộc vào cách bạn đánh giá đạo đức: bạn là người theo chủ nghĩa vi lợi: chọn lựa giữa giết 1 người để bảo vệ 5 người; hoặc là người tin vào đạo đức học vi sinh vật: đánh giá hành động theo chuẩn mực đạo đức nhất định. Tội phạm cũng vậy, chúng thể hiện giá trị khác nhau về tội phạm
Chúng ta sợ cái chết, không ngạc nhiên khi sợ kẻ giết người. Nhưng như Socrates từng nói: “Không ai hiểu cái chết; không ai có thể khẳng định về nó, nhưng nó có thể là lợi ích lớn nhất của nhân loại; vậy mà con người lại sợ nó, như thể họ biết chắc rằng đó là thứ xấu xa nhất” Chúng ta đừng nhầm lẫn nỗi sợ cái chết với sự biện minh cho hành động khử nhân tính của người gây ra cái chết
Phần khác mà mình ấn tượng trong sách là phần Dị biệt tại chương 3: Gánh xiếc quái dị: Phân tích sự rùng rợn. Sự “rùng rợn” là khái niệm trừu tượng? Khi nói về sự rùng rợn, người ta thường dùng nó để mô tả bản chất của một cá nhân hơn là nói về hành vi, sở thích, hay thói quen của họ. Vậy sự rùng rợn có liên quan gì đến tội phạm? Có, đó là cảm giác khiến cho ta cảm thấy thiếu tin tưởng, hoảng sợ và tạo ra những “báo động” cho cơ thể rằng người đó có thể làm tổn thương chúng ta về thể lý và mặt xã hội
Khi nói về một người rùng rợn có thể gây hại cho ta, người ta thường nghĩ đến những hành động (đôi khi là thể trạng) của họ khác biệt với chúng ta như thế nào. Cuốn sách đã đưa ra một ví dụ tiêu biểu là thí nghiệm cho những tình nguyện viên lựa chọn thứ khiến họ cảm thấy rùng rợn nhất ở người: 80% chọn đôi mắt
Dựa vào đôi mắt, chúng ta có thể nắm được thông tin đầu tiên về việc một người nào đó có “bình thường” hay không. Hỗ trợ thêm cho ý kiến rằng chúng ta cảm thấy sợ hãi những người có ngoại hình hoặc hành động khác với người bình thường, các tác giả của nghiên cứu về sự rùng rợn cũng kết luận rằng “các định nghĩa về sự rùng rợn có xu hướng xoay quanh chủ đề về dị biệt”
Ngay từ nhỏ, trẻ em có xu hướng tàn nhẫn với những người có cơ thể khác biệt, và trong một số trường hợp nó tiếp tục được nuôi dưỡng khi chúng lớn lên. Chúng ta cố gắng tránh xa những người dị biệt vì đó là bản năng của cơ thể tránh những thứ khác biệt có thể gây hại đến bản thân. Và trong một chừng mực nào đó, tội phạm cũng bị đánh đồng với dị biệt. Bạn dị biệt – bạn có nguy cơ phạm tội cao hơn bình thường
Tệ hơn những dị biệt bên ngoài về ngoại hình là những dị biệt bên trong. Cuốn sách đã đưa ra nghiên cứu cho thấy có một số tình nguyện viên cảm thấy lo ngại khi phải ngồi chung phòng với người được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm. Những người mắc những bệnh như thế thường được chúng ta đánh giá là nguy hiểm hơn người bình thường. Tuy nhiên, những số liệu thống kê thực tế cho thấy: Các triệu chứng tâm thần liên quan rất lỏng lẻo với các hành vi tội phạm
Việc chúng ta giữ khoảng cách cả về tình cảm và thể lý với những người bị bệnh tâm thần vừa vô căn cứ vừa tác động tiêu cực đến những người bị ảnh hưởng
Nhưng thật đáng buồn điều đó vẫn xảy ra, bạn có chắc mình sẽ cảm thấy ổn và an toàn khi ngồi cạnh một người có dấu hiệu bị bệnh tâm thần, hay trầm cảm trên một băng ghế công viên chứ?
Thế đấy, thế giói tội phạm có khi đơn giản nhưng cũng có lúc thật phức tạp. Giống như Friedrich Nietzsche viết: Tâm đen tối thì hành vi tội lỗi. Chỉ khi chúng ta gắn cho thứ gì đó xấu xa thì nó mới xấu xa. Vậy nên lần tới trước khi tò mò về suy nghĩ trong đầu kẻ phạm tội, tôi nghĩ mình nên điều chỉnh cái nhìn khách quan của bản thân về tội phạm.Kết luận
Thực ra mà nói, con người đều có một chút xấu xa trong người – đó là tác phẩm của đấng sáng thế chăng. Có đôi khi ta thể hiện nó ra bằng hành động, lời nói, nét mặt, có lúc ta giữ chúng trong suy nghĩ: làm tổn thương một ai đó, hành hạ một người có lỗi với bạn. Tuy nhiên, “xấu xa” “tội pham” không nên được sử dụng như một tính từ tuỳ tiện hay một biệt hiệu để áp đặt lên cá nhân nào đó, bởi một cá nhân là sự tổng hoà của nhiều yếu tố. Và bất cứ ai cũng có thể là tội phạm
Tóm tắt bởi: Sơn Dương - MyBook
Ảnh: Sơn Dương