Trong thời đại VUCA, mọi sự kiện diễn ra với nhiều yếu tố khó đoán định, đồng thời A.I cũng ngày càng phát triển. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà lãnh đạo và nhà quản lý nhân sự trong việc hiểu biết tâm trạng của nhân viên và thích nghi với những thay đổi trong lao động, đồng thời đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Đây cũng là chủ đề chính của hội thảo vừa diễn ra do Tập đoàn Navigos tổ chức, với sự tham gia của Tiến sĩ Lê Nguyên Phương.
Thời đại VUCA – những biến số thách thức và ảnh hưởng của nó
Khái niệm thời đại VUCA (Volatility – Uncertainty – Complexity – Ambiguity) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Tác động của VUCA vẫn còn rất mạnh mẽ, và hiện nay chúng ta cũng đang thấu hiểu thêm về khái niệm BANI, là hậu quả hay phản ứng tâm lý của VUCA.
Khái niệm BANI có thể được diễn giải như sau:
- Dễ vỡ (Brittleness): biểu thị sự dễ tổn thương trong tâm trạng trước những biến số không thể dự đoán trước
- Lo lắng (Anxiety): sự lo lắng bắt nguồn từ sự không đáng tin cậy của các yếu tố mà chúng ta phụ thuộc vào (hệ thống, con người,…)
- Phi tuyến (Nonlinearity): chỉ ra sự không liên quan hoàn toàn giữa các sự kiện, chúng tác động lẫn nhau và dẫn đến kết quả không tương ứng với đầu vào
- Không thể hiểu (Incomprehensibility): sự khó khăn trong việc hiểu rõ ý nghĩa của các biến số phức tạp, từ đó làm cho việc đưa ra câu trả lời hoặc nhận định chính xác, đầy đủ trở nên khó khăn

Khái niệm BANI sẽ giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của VUCA đến cuộc sống và công việc của nhân viên. Trong thời điểm này, thông qua việc áp dụng BANI để hiểu tâm trạng của nhân viên, diễn giả đã làm rõ hai vấn đề quan trọng:
- Tính mong manh của tâm trạng nhân viên khi đối mặt với áp lực, khiến lo lắng tăng cao. Việc quan sát và hiểu biết hành vi của nhân viên là rất quan trọng để nhận biết vấn đề tâm lý ở cấp dưới.
- Sự thay đổi liên tục: công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo (AI) thay đổi cách làm việc, đặt ra thách thức không chỉ cho nhân viên mà còn cho doanh nghiệp. Diễn giả nhấn mạnh sự quan trọng của việc sử dụng sợ hãi với AI để thúc đẩy hiệu suất làm việc và cơ hội học hỏi để phát triển bản thân.
Thời đại VUCA-BANI ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của nhân viên. Trong buổi chia sẻ trực tuyến mang chủ đề “ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC VÀO TUYỂN DỤNG VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRONG THỜI KỲ KHÓ KHĂN”, diễn giả Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã chia sẻ thông điệp quan trọng:
- Những phẩm chất cần có của nhân viên ngày nay.
- Nhu cầu của nhân viên dựa trên sự đảm bảo tinh thần an toàn và ổn định.
- Nguyên tắc xây dựng chính sách hiệu quả dựa trên nhu cầu và sự thay đổi của nhân viên.
Những phẩm chất cần có của nhân viên trong thời đại VUCA-BANI
Từ những ảnh hưởng của VUCA-BANI, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã nêu ra những phẩm chất cần có của nhân viên:
- Tính kiên nhẫn (resilience): khả năng đối mặt và vượt qua khó khăn. Giải pháp để đối phó với sự dễ gãy.
- Khả năng đồng cảm & nhận thức: kết hợp để có EQ Trí tuệ cảm xúc.
- Hiểu rõ bối cảnh: nhận biết tính liên kết và sự thích nghi giúp thay đổi với môi trường làm việc, xã hội và môi trường, dù chúng biến đổi thường xuyên.
- Sự minh bạch và trực giác (transparency): giúp nhận diện các khuyết điểm của chính sách, hệ thống, sản phẩm hay dịch vụ để ra quyết định xử lý vấn đề hiệu quả khi tình huống trở nên phức tạp.
- Một số yếu tố khác: Tính Kỷ luật (discipline) và tự chủ (autonomy), khả năng làm việc nhóm (teamwork), khả năng công nghệ (technology literacy), học tập suốt đời (lifelong learning).

Từ việc nhìn nhận sâu sắc về con người và tình hình bối cảnh, việc phân tích và nêu ra các phẩm chất này ở người lao động giúp chúng ta nhận biết rõ những gì cần thiết nhất để cải thiện bản thân trong thời kỳ này. Và từ góc độ của nhà quản lý nhân sự, chúng ta có thể hiểu được “mình cần làm gì” để xây dựng và phát triển cùng nhân viên.
Ngoài ra, để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, diễn giả đã đưa ra nhiều ví dụ thực tế về cách biến AI thành “đồng minh”, “đối tác đáng tin cậy” trong việc nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.
Những nhu cầu của người lao động dựa trên sự đảm bảo tinh thần an toàn và ổn định
Dựa trên việc đảm bảo tinh thần cảm thấy an toàn và ổn định, đây là các yêu cầu của người lao động mà doanh nghiệp cần hiểu rõ để làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược hoặc chính sách thu hút và giữ chân nhân tài. Trong số đó, Lương thưởng và Phúc lợi là yếu tố quan trọng nhất, tạo động lực chính cho nhân viên. Khi khía cạnh tài chính được bảo đảm, tạo ra sự “ổn định” trong tâm trí của nhân viên, nên có đến 70% nhân sự coi đây là yếu tố quyết định ở lại hoặc rời bỏ doanh nghiệp (Navigos Search, 2024).

Là nhu cầu doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng, bên cạnh Lương thưởng & Phúc lợi, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến như là:
- Sự ổn định trong công việc:
- Cân bằng giữa cuộc sống và công việc:
- Phù hợp với phong cách lãnh đạo, quản lý và văn hóa doanh nghiệp
- Tự chủ
- Điều kiện để Phát triển năng lực
Nguyên lý để xây dựng chính sách hiệu quả dựa trên nhu cầu và sự thay đổi ở người lao động
5 nguyên lý chung:
Dựa trên hai khía cạnh quan trọng là Tố chất & Nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp cần hiểu rõ các nguyên lý cơ bản trước khi thiết kế chính sách hiệu quả:
- Chủ động dự đoán và chuẩn bị sẵn nguồn lực đa dạng để giải quyết các thách thức trong tương lai, đồng thời có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng.
- Tập trung vào sức khỏe tinh thần và sự hài lòng trong công việc, tăng cường năng suất và tỷ lệ giữ chân nhân viên.
- Sẵn sàng thích ứng và điều chỉnh hành vi dựa trên bối cảnh và mục tiêu dài hạn.
- Sử dụng công nghệ và dữ liệu để hỗ trợ quyết định dựa trên bằng chứng và tri thức.
- Khuyến khích học tập và phát triển cá nhân, tạo điều kiện cho tâm thái phát triển của nhân viên.
Ứng dụng thực tiễn vào hành trình người lao động:
Từ 5 nguyên lý cơ bản là nền tảng, diễn giả đưa chúng ta bước vào “hành trình” được coi là quan trọng nhất – hành trình của người lao động. Phân tích hành trình người đi làm là để doanh nghiệp hiểu được góc nhìn của người lao động.

Nắm bắt hành trình người đi làm là bước khởi đầu quan trọng cùng với việc hiểu rõ về sự thay đổi trong bối cảnh. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã chia hành trình đi làm thành 7 giai đoạn:
- Tìm kiếm công việc
- Quá trình tuyển dụng
- Thử nghiệm
- Phát triển kỹ năng
- Thăng tiến
- Gặp khó khăn
- Chuyển mình
Ứng với mỗi giai đoạn, diễn giả sẽ làm rõ 2 yếu tố tác động lẫn nhau: nhu cầu của ứng viên và chính sách nhân sự tương ứng. Từ đó, các nhà lãnh đạo hoặc quản lý nhân sự sẽ hiểu rõ tâm lý của ứng viên, nhân viên. Kết hợp với phân tích được diễn giả chia sẻ, cùng với sự thấu hiểu về thời đại VUCA – BANI và ảnh hưởng của nó, người tham dự sẽ có nhiều góc nhìn và thông tin quý giá trong việc hoạch định chính sách nhân sự hiệu quả, tự tin đối mặt với biến động hiện nay và quan trọng hơn là xác định rõ ràng con đường phù hợp để giải quyết bài toán “thu hút và giữ chân nhân tài”.

Buổi chia sẻ kết thúc ấn tượng sau phần hỏi đáp ngắn nhưng chất lượng từ người tham dự. Qua buổi hội thảo, Navigos Group hy vọng rằng qua sự chia sẻ của diễn giả Lê Nguyên Phương, Quý Doanh nghiệp sẽ có góc nhìn mới về vấn đề Tâm lý học, từ đó định hình chiến lược nhân sự hiệu quả, tạo nền tảng cho sự thành công lâu dài trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.
Bên cạnh đó, Navigos Group sẽ quay lại hàng quý với những chủ đề hấp dẫn hứa hẹn mang lại nhiều kiến thức nhân sự thực tế cho các Doanh nghiệp, hy vọng Quý Anh/Chị sẽ tiếp tục đồng hành cùng Navigos Group và mong đợi những nội dung thú vị tiếp theo.