Đã bao giờ bạn ước mình có thể thâm nhập vào đầu óc người khác để biết họ đang nghĩ gì? Giờ đây, bạn có thể làm được điều này bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý cao cấp trong quyển sách này. Đọc Vị Bất Kỳ Ai không phải chứa những lý thuyết đơn thuần hay những mẹo vặt chỉ đôi khi đúng với một vài người mà đem đến những thủ thuật tâm lý cụ thể đã được kiểm chứng và có thể áp dụng cho hầu hết mọi người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cuốn sách này đã được quan chức chính phủ của hơn 25 quốc gia, FBI, quân đội Mỹ và các công ty thuộc Fortune 500 sử dụng.
Về tác giả: Tiến sĩ David J. Leberman là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người. Ông đã xuất bản sáu cuốn sách , tất cả đều được dịch ra 18 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và hai cuốn lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times trong đó bao gồm quyển sách này. Ông còn là khách mời của hơn 300 chương trình truyền hình như The Today Show, Fox News, PBS,..
Về nội dung: Quyển sách bao gồm hai phần. Phần I giúp bạn đọc được suy nghĩ một cách nhanh chóng , để biết được cảm giác và cảm xúc cơ bản của người khác. Phần này tập trung vào bảy câu hỏi chính mà bạn có thể sử dụng để xét đoán suy nghĩ và dự định của người khác. Phần II sẽ hướng dẫn cho bạn cách xây dựng hồ sơ tính cách tương đối chi tiết của một người và biết đoán được dự định tiếp theo của họ.
Phần II:
Bức tranh tổng quan về tính cách
Nội dung của phần này xoay quanh về cách phân loại tính cách, những yếu tố khiến cho tính cách của một người thay đổi. Liệu rằng cùng một người trong một tình huống nhất định sẽ hành động những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau hay không?
Để trả lời được câu hỏi đó, trước tiên ta hãy quan sát bức tranh tổng quát về tính cách của một người.
Có rất nhiều phương pháp phân loại tính cách, và mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng. Ngay cả với hệ thống phân loại tốt nhất những tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để phân loại cũng có khi mất thời gian, phức tạp và mâu thuẫn. Ví dụ: theo mô hình phân loại tính cách Myers-Briggs(Myers-Briggs Type Indicator-MBIT) tính cách của một người có thể được phân loại dựa trên bốn tiêu chí: hướng nội/ hướng ngoại, trực giác/ giác quan, lý trí/ tình cảm và nguyên tắc/ linh hoạt gọi tắt là INTJ.
Tính cách về cơ bản là cái mà chúng ta biểu hiện ra bên ngoài và là cách chúng ta ứng xử. Nhưng vì con người và cả thế giới luôn thay đổi nên để tìm ra một phương pháp phân loại ổn định rất khó.
Ví dụ, trong những hoàn cảnh khác nhau, một người có thể phô bày những tính cách khác nhau. Trong công việc, anh ta có thể rất nỗ lực và khắt khe; khi ăn tối với những người bạn thì vui vẻ và dễ tính và khi ở nhà lại trở nên điên khùng. Mỗi một hoàn cảnh làm ngộ ra những nét khác nhau trong tính cách con người.
Cùng một con người, cùng một tình huống nhưng người ta có thể hành động theo những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau, đó là vì thái độ và ứng xử cũng phụ thuộc vào tâm trạng và cảm xúc , vốn là những thứ luôn thay đổi, không phụ thuộc vào tính cách. Ví dụ, một cô gái hướng nội hằng ngày hoạt bát, vui vẻ cũng có thể thu mình lại ở buổi tiệc nếu có chuyện buồn.
Ba loại tính cách
Nội dung mà tác giả đề cập trong chương này đem đến cho người đọc những sự thật thú vị về những loại tính cách mà ta đã từng bắt gặp đâu đó trong cuộc sống.
Đầu tiên, một người có lòng tự trọng thấp không đồng nghĩa với việc anh ta có một cái “tôi” lớn. Cùng là người không có nhiều lòng tự tôn , hai người khác nhau sẽ có thái độ khác nhau đối với cùng một sự việc. Từ cả hai trạng thái tâm lý này ta sẽ đọc vị của người đó những suy nghĩ, cảm giác và thái độ của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.
Có một kiểu người sẽ giảm bớt “cái tôi” và biết tự tôn trọng mình hơn- đây là kiểu người lễ độ, biết nhún nhường; còn một kiểu , ngược lại, sẽ thổi phồng “cái tôi” của mình và quên mất lòng tự trọng - đây là kiểu người kiêu ngạo. Ngoài ra còn có một khả năng nữa, đó là kiểu lòng tự tôn thấp và cái tôi cũng không lớn- đây là trạng thái tâm lý tự kinh khi, hạ thấp chính bản thân. Tuy nhiên cần nhớ rằng không có kiểu nào vừa có lòng tự tôn cao vừa có “cái tôi” lớn cả.
Kiểu người dễ gây nguy hiểm cho người khác nhất là kiểu có “cái tôi” quá lớn mà hầu như không có lòng tự trọng. Còn kiểu người nguy hiểm nhất là người có lòng tự tôn thấp và cũng không có “cái tôi” lớn.
Để đọc vị được suy nghĩ của đối phương thì ta phải hiểu rõ về đặc điểm và xu hướng hành động của các loại tính cách. Tại đây hãy cùng xem xét kỹ hơn ba loại tính cách này
Loại tính cách LE-D- người coi thấp bản thân
Không có gì lạ khi những người thuộc nhóm tính cách này thường hay xin lỗi và chấp nhận lỗi thậm chí không phải của mình. Họ thường coi mình không quan trọng và đặt nhu cầu của người khác cao hơn. Điều này tạo ra những người hướng nội, tự tin khi tâm trạng tốt nhưng khi không như ý, họ thường kín đáo và chỉ bộc phát khi cảm thấy an toàn.
Những biểu hiện tiêu biểu của loại tính cách này là gì?
Mỗi người có biểu hiện riêng, nhưng nhìn chung có thể tổng kết lại như sau:
Không dễ chấp nhận khen ngợi
Không dám nói ra quan điểm của bản thân.
Thường tự ti và tự nghĩ mình không tốt
Lúc nào cũng xin lỗi và cảm thấy mình luôn sai
Thường phải chịu đựng cảm giác tiêu cực về tâm lý
Thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi phải vào môi trường mới hoặc gặp người lạ; chỉ thích ở nơi an toàn
Sợ phải mạo hiểm, ngay cả khi đó là mạo hiểm có tính toán và khôn ngoan
Hãy cùng tìm hiểu về tính cách thứ hai - LE-A, người tự cao tự đại
Nếu một người có lòng tự trọng cao để ý tới việc họ có thể làm xấu hổ hoặc gây phiền hà cho người khác, thì người LE-A hoàn toàn không để ý đến điều đó, bởi đơn giản là họ không thể. Một người chỉ có thể tôn trọng người khác khi biết cách tôn trọng chính bản thân mình, và khi họ không có điều đó, làm sao họ có thể tôn trọng người khác?
Những biểu hiện phổ biến nhất của người có tính cách LE-A
Rất dễ nổi cáu, tức giận và thường cần được chú ý từ người khác. Có thể coi là hung hăng, không chỉ trong mối quan hệ với người khác mà còn trong môi trường chung
Có xu hướng phản ứng quá mức với bất kỳ sự đối xử nào mà họ cho là không công bằng, bất kể việc đó có nhỏ đến đâu
Thường khoác lác, tự cao về bất kỳ thành tựu nhỏ nào của mình
Luôn nghĩ về tài sản, vật chất, luôn cố gắng củng cố vị trí quan trọng của mình. Luôn cố gắng áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác và thu hút sự chú ý về bản thân trong mọi cuộc trò chuyện
Luôn cảm thấy mình đúng, là người dẫn đường trong mọi tình huống, muốn kiểm soát mọi thứ. Thường không chấp nhận ý kiến của người khác và nhanh chóng loại bỏ chúng
Thường có thái độ quyết liệt, dồn mình vào hành động quá mức, luôn cảm thấy mạnh mẽ và năng động
Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những người khó hòa hợp. Họ luôn nghĩ rằng mọi người xung quanh đều có vấn đề, nhưng thực ra, vấn đề chính là họ. Việc chấp nhận bản thân giúp chúng ta chấp nhận người khác. Nhưng với nhóm người này, họ cần thấy người khác yếu đuối hơn để cảm thấy mình tốt hơn
Biểu hiện của kiểu tính cách kết hợp giữa LE-A và LE-D
Quá nhạy cảm và dễ nổi giận. Người LE-A thường tỏ ra tự tin và mạnh mẽ trong khi người LE-D lại trở nên buồn bã và thản nhiên
Thường sử dụng ngôn từ tiêu cực và sống quá mức trong quá khứ mặc dù điều đó không mang lại hạnh phúc cho họ
Thường cố gắng tỏ ra quyết đoán và dứt khoát mà không nhận ra, thể hiện bản thân như một người như vậy. Thường nhìn thế giới bằng cách phân chia nó thành đen và trắng. Trong trường hợp không thích hợp, họ chấp nhận sự phức tạp hơn là đơn giản.
Xây dựng một hình ảnh không chính xác về bản thân và thế giới xung quanh để tạo ra ấn tượng rằng họ tốt hơn so với thực tế.
Tất cả mọi thứ đều được liên kết với bản thân, vì họ tin rằng không có gì quan trọng hơn bản thân họ - trung tâm của vũ trụ.
Thường tìm kiếm sự ủng hộ và cảm giác an lòng từ người khác.
Đầy niềm tin mù quáng, luôn có xu hướng hành động theo cảm xúc và khi cần phải bào chữa hành động của mình, họ lại dùng lý trí để biện minh.
Dễ nổi giận, tâm trạng thay đổi thất thường hoặc dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn.
Không thể duy trì mối quan hệ tốt với nhiều người, thường gặp khó khăn trong việc tìm được người phù hợp.
Luôn đổ lỗi cho người khác khi gặp vấn đề và từ chối chấp nhận trách nhiệm của mình. Luôn coi mình là nạn nhân.
Dễ cảm thấy buồn chán, thất vọng hoặc ít nhất là lo lắng, không an tâm.
Gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Lo lắng về việc quyết định sai khiến họ không thể đưa ra quyết định, đặc biệt khi đối mặt với những thay đổi không chắc chắn, khi họ không kiểm soát được tình huống. Điều này khiến họ rất sợ hãi.
Người có lòng tự trọng thấp thường dao động giữa hai tư duy: tự hạ thấp bản thân (tự xem mình kém cỏi hơn người khác) hoặc tự cao mình (kiêu ngạo). Trong cả hai trường hợp, kết quả thường là tiêu cực: hoặc tự tìm cách giấu cảm xúc, gây ra cảm giác buồn chán và tổn thương; hoặc bộc lộ ra bên ngoài thành sự tức giận. Khi nhận biết được tâm lý đang chi phối đối phương vào thời điểm cụ thể, bạn có thể đoán đúng thái độ và hành vi của họ trong hầu hết các tình huống.
Thăm dò vấn đề tự trọng, xác định mức độ tự trọng của một người.
Khi bạn nhận thấy một người thường xuyên giúp đỡ người khác, bạn có thể tự hỏi: 'Tại sao họ lại làm như vậy?' Đó có thể là vì họ trân trọng họ hoặc muốn họ trân trọng họ. Mục đích của hành động đó có phải là để họ tiến bộ hơn và cảm thấy tự hào về mình hay chỉ là cố gắng đổi lấy cảm giác an toàn? Làm thế nào để nhận biết một người có lòng tự trọng cao?
Chúng ta có thể nhận ra điều này qua cách họ đối xử với người khác và với bản thân mình. Người thiếu tự trọng thường chỉ quan tâm đến nhu cầu của họ và không đối xử tốt với người khác. Người có lòng tự trọng sẽ đối xử tốt với bản thân và với người khác. 'Tốt' ở đây không phải là chỉ làm người khác hài lòng tạm thời, mà là tạo ra hạnh phúc lâu dài khi đối xử tốt với mọi người.
Năm sai lầm thường gặp khi đánh giá mức độ tự trọng của một người.
Trong thực tế, việc đánh giá một người dựa trên cách họ thể hiện rất dễ bị lầm lạc. Khó khăn không phải là đánh giá mức độ tự trọng của một người, mà là có thể bỏ qua điểm quan trọng nào hoặc không để ý đến điểm nào. Dưới đây là năm sai lầm thường gặp khi đánh giá một người.
Sai lầm đầu tiên: Đánh lẫn lộn giữa tự trọng và tự cao.
Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa người tự cao và người biết trân trọng bản thân. Hãy nhớ rằng mức độ tự cao và tự trọng của một người có mối liên hệ nghịch đảo. Một người luôn chăm chút đến ngoại hình có thể là người tự trọng thấp và cần người khác nhìn nhận họ như một người đẹp hoặc sành điệu để cảm thấy hạnh phúc về bản thân. Hoặc họ có thể là người biết trân trọng bản thân thực sự và cách ăn mặc chỉ đơn giản là thể hiện giá trị của họ. Ngược lại, một người ăn mặc bình thường có thể là người có lòng tự trọng cao mà không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Kết luận nhanh chóng có thể dẫn đến sai lầm và khiến bản thân trở thành kẻ phê phán.
Sai lầm thứ hai: Lẫn lộn giữa lòng tự trọng và tự tin.
Làm thế nào để phân biệt được lòng tự trọng và tự tin? Như đã phân tích trong các phần trước, một người có thể tự tin về bản thân trong một số trường hợp cụ thể và có các biểu hiện điển hình của người biết tôn trọng bản thân. Tuy nhiên, ngược lại, một người cũng có thể có lòng tự trọng cao nhưng trong một số trường hợp lại thể hiện sự không tự tin, không thoải mái. Việc phân biệt hai khái niệm này có thể gặp khó khăn nhưng lại cần thiết để đọc đúng tâm lý của người khác.
Sai lầm thứ ba: Câu chuyện thành công.
Chúng ta không thể đánh giá mức độ tự trọng của một người chỉ qua thành công của họ vì khái niệm về thành công rất khác nhau đối với mỗi người.
Khi ai đó làm điều mình muốn, không phải vì lợi ích cá nhân mà vì muốn thỏa mãn nguyện vọng bản thân, chắc chắn họ có lòng tự trọng. Ngược lại, khi một người không thể làm theo ý mình và không đạt được mục tiêu, họ sẽ không có cảm giác tôn trọng bản thân.
Ví dụ, một cổ đông sở hữu lượng cổ phần lớn trong một công ty luật danh tiếng có thể được xem là thành công trong mắt mọi người. Tuy nhiên, trong lòng anh ta, anh ta luôn mong muốn trở thành nhạc sĩ và việc học luật chỉ để làm lòng gia đình anh ta vui lòng. Do đó, anh ta không cảm thấy tự tin vì quyết định của mình chủ yếu là do sợ hãi.
Sai lầm thứ tư: Sự nhún nhường hay đáng khinh.
Sự khiêm tốn thường bị hiểu lầm là sự yếu đuối, nhưng thực tế nó thể hiện sự mạnh mẽ. Người luôn đặt mình lên trên hết sẽ trở thành kẻ cao ngạo, ngược lại, người khiêm tốn biết tôn trọng người khác. Người kiêu ngạo chỉ biết nhận và không biết cho. Họ sống dựa vào cảm xúc, phụ thuộc vào ý kiến của người khác hoặc dựa vào những cảm xúc thoáng qua mà không bao giờ tự vượt qua được chúng.
Sai lầm thứ năm: Lẫn lộn giữa lòng tự trọng và tâm trạng.
Lòng tự trọng quyết định mức độ tác động của tâm trạng khi đọc vị người khác. Việc phân biệt hai khái niệm này không dễ vì tâm trạng đôi khi có biểu hiện giống với lòng tự trọng. Một người có thể trong tâm trạng tốt nhưng lại ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân. Ngược lại, một người có thể bị hiểu lầm vì tâm trạng tốt mà bị xem là có đức tính không tự trọng.
Lời kết: Đọc vị người khác là cẩm nang cho ai muốn thâm nhập vào thế giới tâm lý học. Câu hỏi nhiều người quan tâm khi đọc cuốn sách này là: 'Sau khi đọc hết, tôi có đọc vị được người khác không?' Câu trả lời phụ thuộc vào cách chúng ta suy ngẫm, học hỏi và thực hành những kiến thức đã được nghiên cứu. Đọc chậm rãi để hiểu và thực hành những kiến thức bạn nhé!
Được biên tập bởi: Tường Vy Cánh Mỏng
Ảnh: Chu Phương