Khi bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn thường cảm thấy bối rối về việc không biết nên bắt đầu từ đâu? Nên chọn mua cổ phiếu nào và mua ở mức giá nào là hợp lý?
Bạn đã từng nghe đâu đó về phương pháp chọn lọc và đầu tư cổ phiếu theo CANSLIM nhưng làm sao để áp dụng vào thực tiễn đây? Cuốn sách “Hướng dẫn thực hành CANSLIM cho người mới bắt đầu” thực sự phù hợp với bạn, từng hướng dẫn cụ thể trong sách sẽ như một người cầm tay chỉ dẫn bạn làm theo một cách dễ dàng.
Được kiểm chứng bởi Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Hoa Kỳ (AAII – American Association of Individual Investors), Hệ thống đầu tư CANSLIM là chiến lược tăng trưởng số 1 trong đầu tư chứng khoán, bất kể là thị trường tăng hay giảm.
Hướng dẫn thực hành CANSLIM – William O’Neil
Trong cuốn sách này sẽ bao gồm 3 điều:
- Thật đơn giản: tập trung vào những vấn đề cơ bản mà thậm chí các nhà đầu tư mới cũng có thể hiểu ngay lập tức trong khi tìm kiếm lợi nhuận và bảo vệ nó.
- Có tính tương tác và ứng dụng thực tiễn: bao gồm các video và các bước hướng dẫn thực hành cụ thể giúp bạn nhanh chóng áp dụng vào thực tế
- Các danh sách kiểm tra (checklists) và xây dựng các thói quen đơn giản dễ thực hiện: đưa ra các kế hoạch hành động chi tiết, theo từng bước một, mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện và duy trì thành một thói quen lâu dài.
Vậy William J. O’Neil và Matthew Galgani là ai? Nội dung cuốn sách sẽ có những gì? Hãy cùng tôi khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
William J. O’Neil
William J. O’Neil (sinh ngày 25/03/1933) là một doanh nhân người Mỹ, nhà đầu tư, tác giả sách, người sáng lập công ty môi giới chứng khoán William O’Neil & Co.
O’Neil là người đầu tiên áp dụng máy tính vào đầu tư và phát triển chiến lược CANSLIM dựa trên nghiên cứu của mình, tạo lợi thế vượt trội trong công việc môi giới của ông.
Vào tuổi 30, ông trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty William O’Neil & Company, Inc. Với công ty này, ông phát triển cơ sở dữ liệu máy tính đầu tiên cho chứng khoán hàng ngày vào những năm đầu thập niên 1960.
O’Neil không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ mới trong sự nghiệp của mình. Ông sáng lập Biểu đồ Hàng ngày (Daily Graphs) vào năm 1972, một cuốn sách in các biểu đồ chứng khoán được cập nhật hàng tuần. Năm 1973, ông thành lập O’Neil Data Systems, Inc. làm cơ sở cung cấp dịch vụ xuất bản và in ấn dữ liệu. Năm 1984, ông phát hành tờ báo Investor’s Daily với bản Nghiên cứu chứng khoán đầu tiên của mình, thu hút hàng triệu người đọc mỗi tháng trên trang web của Investor’s Daily tính đến năm 2015.
Matthew Galgani
Là đồng chủ sở hữu của kênh radio How to Make Money in Stock (Làm Giàu Từ Chứng Khoán) với William O’Neil, là biên tập viên của bản tin IBDextra Newsletter và nhà bình luận của IBD TV®. Cùng với William O’Neil, ông đã xây dựng Chuỗi Bài Đào Tạo Dành Cho Các Nhà Đầu Tư, được sử dụng trong các hội thảo IBD Meetup trên toàn nước Mỹ.
Những bài học quý giá từ quyển sách:
- Làm thế nào để bảo vệ tiền của bạn?
- 3 Nguyên tắc cốt lõi của hệ thống đầu tư CANSLIM
- Lập danh sách kiểm tra tín hiệu mua
- Xây dựng thói quen đơn giản để phát hiện cổ phiếu siêu cấp
- Danh sách kiểm tra tín hiệu bán
- Sử dụng biểu đồ để định thời điểm mua bán tối ưu nhất
Làm thế nào để bảo vệ tiền của bạn?
Có 2 nguyên tắc để bảo vệ vốn:
- Nếu giá cổ phiếu giảm xuống dưới 7-8% so với giá mua, hãy cắt lỗ ngay lập tức mà không do dự
- Chỉ mua cổ phiếu khi thị trường “Đang xác nhận trong xu hướng tăng”
3 Nguyên tắc căn bản của hệ thống đầu tư CANSLIM
Nguyên tắc căn bản #1:
Chỉ mua cổ phiếu khi thị trường đang trong giai đoạn tăng. Thực hiện các biện pháp phòng thủ khi thị trường chứng kiến đợt suy thoái.
Nhận diện đáy thị trường: Bạn có thể nhận biết sự kết thúc của xu hướng giảm và sự bắt đầu của xu hướng tăng thông qua ngày bùng nổ theo xu hướng đó.
Hoạt động của ngày này:
- Đáy mới: Khi thị trường đang trong giai đoạn suy thoái, hãy quan sát các chỉ số chính của thị trường (S&P500, Nasdaq hoặc Dow Jones, ở Việt Nam là chỉ số VN-index hoặc VN-30, HNX- Index) để nhận diện mức đáy mới.
- Đợt hồi phục: Sau khi thị trường đã hình thành đáy mới, hãy tìm kiếm một ngày mà chỉ số thị trường đóng cửa cao hơn. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đã ngăn chặn đà giảm và sẵn sàng bật tăng trở lại.
- Ngày bùng nổ theo đà: Một số điều cần biết về ngày bùng nổ theo đà.
Nhận diện đỉnh thị trường: “Các ngày phân phối” cảnh báo về sự suy yếu của thị trường. Ngày phân phối là ngày mà một trong các chỉ số thị trường đóng cửa giảm ít nhất 0.2% so với ngày trước đó, với khối lượng giao dịch cao hơn.
Số lượng ngày phân phối gia tăng cho thấy các nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu bán cổ phiếu mạnh.
Nếu trong bất kỳ giai đoạn 4-5 tuần nào có 6 ngày phân phối, xu hướng tăng thường sẽ chuyển sang xu hướng giảm.
5 Điều quan trọng về chu kỳ thị trường:
- Mục tiêu của bạn là kiếm lợi nhuận khi thị trường tăng và bảo vệ vốn khi xu hướng giảm xuất hiện.
- Biết rõ vị trí hiện tại của bạn trong chu kỳ thị trường.
- Thị trường tăng thường kéo dài từ 2 đến 4 năm.
- Thị trường giảm thường kéo dài từ 8 đến 9 tháng.
- Luôn luôn theo dõi thị trường ngay cả khi nó đang trong xu hướng giảm.
- Tìm kiếm các cổ phiếu dẫn dắt mới trong thị trường mới đang tăng giá.
- Thời điểm tốt nhất để kiếm lợi nhuận là ở giai đoạn đầu của thị trường mới tăng giá.
Nguyên tắc căn bản #2:
Tập trung vào các công ty có tăng trưởng lợi nhuận cao, sản phẩm hoặc dịch vụ mới mang tính cách mạng.
Đánh giá sức mạnh toàn diện:
þ Đạt xếp hạng tổng hợp trên 90 điểm.
Bao gồm tất cả các tiêu chí xếp hạng Smartselect vào một, trong đó đánh giá cao hơn cho xếp hạng EPS và xếp hạng RS.
Tăng trưởng lợi nhuận:
þ Đánh giá EPS trên 80 điểm.
Tăng trưởng EPS quý hiện tại (Chữ “C” trong CANSLIM) và tăng trưởng EPS hàng năm (chữ “A). Đánh giá EPS đo lường cả hai tiêu chí này
þ Tăng trưởng EPS trên 25% trong vài quý gần đây.
þ Có sự gia tăng đáng kể trong tăng trưởng EPS.
þ Tăng trưởng EPS trung bình hàng năm trong ba năm gần đây là trên 25%
þ Tăng trưởng doanh số và ROE đạt mức cao
þ
þ Tăng trưởng doanh số các quý gần đây vượt quá 25%
þ ROE đạt mức cao hơn 17%
þ Sản phẩm/dịch vụ mới hoặc lãnh đạo mới được giới thiệu
Đá tảng số 3:
þ Số lượng các quỹ sở hữu cổ phiếu đang tăng trong vài quý gần đây
þ Xếp hạng tích lũy/ Phân phối ở mức A hoặc B
þ Xếp hạng RS trên 80
þ Thị giá trên $ 15
þ Khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày trên 400,000 cổ phiếu/ phiên
Chỉ số P/E thì sao?
Đối với phương pháp đầu tư CANSLIM, cả O’neil và Galgani đều cho rằng những cổ phiếu tốt nhất, có tăng trưởng lợi nhuận cao và các đặc điểm CANSLIM khác, thường có P/E cao. Vì sao vậy? Bởi vì các nhà đầu tư tổ chức sẵn lòng trả giá cao hơn để mua công ty tốt, tăng trưởng nhanh. Nhà đầu tư quá tập trung vào cổ phiếu có P/E thấp thì sẽ bỏ lỡ hầu hết cơ hội ở những siêu cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Các bạn hãy xem bảng dưới đây:
Nghiên cứu trường hợp cụ thể:
Tạo danh sách kiểm tra tín hiệu mua:
Trước khi quyết định mua cổ phiếu, hãy đánh dấu vào các ô dưới đây để kiểm tra xem cổ phiếu bạn định mua có đáp ứng được các tiêu chí sau không.
DANH SÁCH KIỂM TRA TÍN HIỆU MUA |
Hòn đá tảng #1: Chỉ mua cổ phiếu trong thị trường tăng giá. Thực hiện các biện pháp phòng thủ khi thị trường con gấu bắt đầu xuất hiện. |
□ Thị trường được xác nhận ở trong xu hướng tăng giá |
Hòn đá tảng #2: Tập trung vào các công ty có tăng trưởng lợi nhuận cao, sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mang tính cách mạng. |
□ Xếp hạng tổng hợp trên 90 |
□ Xếp hạng EPS trên 80 |
□ Tăng trưởng EPS trong các quý gần đây cao hơn 25% |
□ Có sự tăng tốc trong tăng trưởng EPS |
□ Tăng trưởng EPS bình quân hàng năm trong ba năm gần nhất là trên 25% |
□ Tăng trưởng doanh số các quý gần đây cao hơn 25% |
□ ROE trên 17% |
□ Xếp hạng SMR (Tăng trưởng doanh số + Lợi nhuận biên + ROE) ở mức A hoặc B |
□ Sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc lãnh đạo mới |
□ Là những cổ phiếu được xếp hạng cao trong ngành |
□ Thuộc 40-50 ngành có xếp hạng cao nhất trong danh sách 197 ngành công nghiệp của IBD |
Hòn đá tảng #3: Mua các cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư tổ chức thu gom. Tránh xa khi các nhà đầu tư tổ chức bán tháo nó. |
□ Số lượng các quỹ đầu tư sở hữu cổ phiếu này tăng lên trong vài quý gần đây. |
□ Xếp hạng tích lũy/ phân phối ở mức A hoặc B |
□ Xếp hạng RS trên 80 |
□ Thị giá trên $15 |
□ Khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày trên 400.000 cổ phiếu/ phiên |
Phân tích đồ thị: Mua khi cổ phiếu tạo điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá tốt. |
□ Tạo điểm phá vỡ từ nền giá tốt hoặc điểm mua khác |
□ Khối lượng tại điểm phá vỡ tăng ít nhất 40%-50% so với khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày (tính trong 50 phiên) |
□ Đường RS thiết lập đỉnh cao mới |
□ Giá chưa vượt quá 5% so với điểm mua lý tưởng. |
Nếu cổ phiếu vừa đạt vừa không đạt các tiêu chí xếp hạng, bạn sẽ làm gì?
- Nếu cổ phiếu chỉ không đạt một vài tiêu chí, hãy xem như nó đã đạt và chấp nhận.
- Tập trung vào “những hòn đá tảng” là các yếu tố quan trọng nhất khi quyết định mua cổ phiếu.
Chú ý khi đầu tư vào mùa công bố báo cáo tài chính:
Giá cổ phiếu thường dao động mạnh khi công ty công bố báo cáo lợi nhuận, các con số có thể gây ra bất ngờ tích cực hoặc thất vọng đối với các nhà phân tích và đầu tư chuyên nghiệp. Trước khi biết được hướng biến động của cổ phiếu, hãy cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.
- Kiểm tra xem khi nào các cổ phiếu bạn đang nắm giữ hoặc trong danh sách theo dõi sẽ công bố báo cáo tài chính.
- Đừng vội vàng đưa ra quyết định trước khi báo cáo tài chính được công bố.
- Xem xét sử dụng lệnh đặt tự động để ngừng lỗ hoặc mua khi có cơ hội phá vỡ đi lên.
Xây dựng thói quen đơn giản để tìm kiếm các siêu cổ phiếu
Thói quen hàng tuần:
Bước 1: Đánh giá xu hướng thị trường chung
Bước 2: Tìm kiếm các cổ phiếu gần điểm mua
Bước 3: Kiểm tra xem các cổ phiếu bạn theo dõi có đáp ứng các tiêu chí trong danh sách kiểm tra tín hiệu mua hay không
Bước 4: Thêm vào danh sách theo dõi những cổ phiếu mạnh nhất.
Thói quen hàng ngày:
Bước 1: Đánh giá xu hướng thị trường chung.
Bước 2: Đánh giá lại các cổ phiếu bạn đang nắm giữ hoặc trong danh sách theo dõi.
Bước 3: Tìm kiếm các cổ phiếu dẫn đầu mới.
Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch và danh sách theo dõi cổ phiếu khi cần thiết.
4 bước để xây dựng và cập nhật liên tục danh sách theo dõi cổ phiếu:
þ Tạo 2 danh sách theo dõi cổ phiếu
- Gần đến điểm mua: các cổ phiếu trong vùng mua và tiến gần tới điểm mua lý tưởng
- Theo dõi radar: các cổ phiếu có đặc điểm CANSLIM
5 câu hỏi giúp bạn thực hiện phân tích hậu giao dịch tốt:
- Thị trường có đang trong xu hướng tăng khi bạn mua cổ phiếu?
- Cổ phiếu có đáp ứng đặc điểm CANSLIM khi bạn mua không?
- Bạn đã mua cổ phiếu ở điểm mua hợp lý chưa?
- Bạn có tuân theo các quy tắc bán đúng không?
- Bạn đã tránh các cổ phiếu bị thị trường bỏ qua và tập trung vào các siêu cổ phiếu đang có thành tích tăng giá tốt nhất chưa?
Hãy biến các sai lầm trong quá khứ thành cơ hội lợi nhuận trong tương lai.
Cải thiện kỹ năng ghi chép nhật ký giao dịch để nâng cao thành tích giao dịch.
Theo dõi đơn hàng mua của bạn:
- Đồ thị ngày và đồ thị tuần
- Xu hướng thị trường tăng hay giảm?
- Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu (tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, ROE…)
- Các yếu tố kỹ thuật của cổ phiếu (số lượng quỹ sở hữu cổ phiếu, xếp hạng RS…)
- Loại nền giá và điểm mua
- Lý do chính để mua
- Mục tiêu giá để bán
Theo dõi đơn hàng bán của bạn:
- Ngày bán, giá bán, số lượng cổ phiếu bán, số lượng cổ phiếu còn lại (nếu có), % lãi hoặc lỗ.
- Lý do để bán: đạt mục tiêu chốt lời, giảm 7% so với giá mua, phá vỡ đường trung bình động 50 ngày với khối lượng lớn.
Danh sách kiểm tra tín hiệu bán:
8 chiến lược bí mật để trở thành một người bán hàng xuất sắc:
- Mọi người đều mắc phải sai lầm! Quan trọng là ai cắt lỗ sớm hơn.
- Nếu bạn không bán ngay, bạn sẽ bán muộn
- Phải có kế hoạch bán trước khi mua
- Đừng để một khoản lãi lớn biến thành lỗ
- Đừng bao giờ 'cưới' một cổ phiếu nào cả. Bạn chỉ 'hẹn hò' mà thôi
- Hãy bán cổ phiếu đang thua lỗ trước tiên
- Khi mua cổ phiếu, bạn cần chú ý cả yếu tố cơ bản và hành động giá. Nhưng khi bán, bạn chỉ cần quan sát hành động giá thôi.
“Tất cả các cổ phiếu đều xấu – trừ khi chúng tăng giá”. – William O’neil
Quy tắc quan trọng nhất khi bán là mua vào thời điểm hợp lý.
Kế hoạch bán có tính chủ động: Để thu được lợi nhuận
þ Đa số cổ phiếu nên được bán khi giá tăng 20%-25% so với điểm mua hợp lý.
Ngoại lệ: Nếu cổ phiếu tăng hơn 20% trong vòng 3 tuần kể từ điểm mua hợp lý, hãy giữ ít nhất 8 tuần.
Kế hoạch bán phòng thủ: Để cắt lỗ sớm hoặc bảo vệ lợi nhuận còn lại
Thị trường tổng quát
þ Thực hiện các biện pháp phòng thủ khi thị trường đang trong giai đoạn 'Xu hướng tăng có thể bị đảo ngược' hoặc 'Thị trường đang trong xu hướng giảm'.
Một cách khác để nhận diện xu hướng thị trường là đếm số ngày phân phối. Nếu bạn thấy 6 ngày phân phối trong bất kỳ khoảng thời gian 4-5 tuần nào, thị trường chung rất có thể sẽ có điều chỉnh.
Cổ phiếu bạn đang nắm giữ
þ Luôn cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống 7%-8% so với giá mua của bạn. Đừng bao giờ do dự!
þ Phân tích biểu đồ: Xem xét bán một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phiếu bạn đang nắm giữ nếu có các tín hiệu sau đây:
- Một ngày giảm giá mạnh nhất kể từ khi bắt đầu xu hướng tăng, với khối lượng giao dịch lớn nhất trong nhiều tháng.
- Giá giảm xuống dưới đường trung bình di động 50 ngày với khối lượng giao dịch lớn nhất trong nhiều tháng.
- Giá giảm xuống và đóng cửa dưới đường trung bình di động 10 tuần với khối lượng giao dịch lớn.
Sử dụng biểu đồ để tìm khoảng thời gian mua và bán phù hợp nhất
Bằng cách áp dụng biểu đồ, bạn có thể nắm được hành động của các nhà đầu tư lớn. Nếu thấy họ mua vào mạnh, bạn nên tham gia cùng lúc. Tránh xa khi họ tiến hành thanh lý tháo chạy.
Hành vi mua của các nhà đầu tư lớn: giá cổ phiếu tăng vọt đồng thời với lượng giao dịch bất thường tăng cao.
Hành vi thanh lý tháo chạy của các nhà đầu tư lớn: giá cổ phiếu giảm sâu đi kèm với lượng giao dịch bất thường tăng cao.
Cổ phiếu đang có sự hỗ trợ hoặc chống cự từ đường trung bình động 50 ngày (tương đương 10 tuần).
Hỗ trợ: khi các nhà đầu tư lớn vẫn lạc quan về triển vọng của cổ phiếu, họ thường mua thêm và bảo vệ vị thế khi cổ phiếu điều chỉnh về gần hoặc thấp hơn đường trung bình động 50 ngày.
Bán tháo: nếu một cổ phiếu không giữ được vùng hỗ trợ tại đường trung bình động quan trọng này và thậm chí bị phá vỡ dưới áp lực bán lớn, điều này cho thấy các nhà đầu tư lớn hiện không quan tâm đến cổ phiếu này và đang cố thoát khỏi.
3 mô hình thường xuất hiện trước khi cổ phiếu tăng giá mạnh.
Mô hình cốc tay cầm: là mẫu hình phổ biến và có hiệu quả nhất.
Cổ phiếu thường cần phải thiết lập hoặc đạt gần đỉnh cao 52 tuần khi xảy ra điểm phá vỡ. Điều này là dấu hiệu cho thấy sự mạnh mẽ và nhắc nhở về nghịch lý lớn trong thị trường chứng khoán:
- Các cổ phiếu mới thiết lập đỉnh thường có khả năng tăng giá cao hơn.
- Các cổ phiếu mới thiết lập đáy thường có xu hướng tạo đáy thấp hơn.
Loại cốc không có tay cầm:
Mẫu hình đáy kép:
- Nhìn giống như hình chữ W nghiêng.
- Thường xuất hiện trong giai đoạn thị trường khá biến động.
- Mẫu hình này thường dẫn đến đà tăng giá mạnh mẽ.
Mô hình nền giá phẳng:
Nền giá chồng lên nhau:
Cẩn thận với nền giá cuối cùng:
Điểm phá vỡ đầu tiên trong thị trường tăng giá mới được coi là nền giá đầu tiên. Khi cổ phiếu bắt đầu hình thành nền giá thứ ba hoặc thứ tư, nó đã không còn là một lựa chọn hấp dẫn nữa. Lý do:
- Chính cổ phiếu đã tạo ra chu kỳ tăng giá kéo dài: có thể đã tăng 100% hoặc nhiều hơn. Liệu cổ phiếu có thể tiếp tục tăng khi các nhà đầu tư tổ chức đang bắt đầu rút vốn, điều này có thể khiến cổ phiếu phải đối mặt với áp lực giảm giá?
- Thị trường chung đang dần mất sức mạnh. Khi vào năm thứ ba của chu kỳ tăng giá, thị trường có thể trở nên biến động mạnh hơn và không ổn định. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả các cổ phiếu dẫn dắt, khiến chúng khó có thể tăng giá cao hơn.
Đó là lí do quan trọng bạn nên cẩn trọng khi mua cổ phiếu từ nền giá thứ ba trở đi, hoặc thậm chí là các nền giá muộn hơn nữa. Nếu bạn mua cổ phiếu từ nền giá cuối cùng, bạn có thể phải cắt lỗ sớm hơn (ví dụ như 3% hoặc 4%) nếu cổ phiếu không thành công trong việc tạo ra đà tăng giá.
Các điểm mua khác:
Giá đóng cửa thắt chặt trong vòng 3 tuần:
Khối lượng giao dịch tại ngày xảy ra điểm phá vỡ: ít nhất tăng cao hơn 40%-50% so với mức thanh khoản trung bình.
Hiện tượng hồi phục về đường trung bình động 10 tuần hoặc 50 ngày:
- Khối lượng giao dịch tại điểm hồi phục nên nhỏ
- Cổ phiếu cần phải bật lên từ đường trung bình di động với khối lượng lớn
- Mua gần đường trung bình di động 50 ngày nhất có thể
- Tập trung vào hai lần hồi phục đầu tiên.
Đến đây tôi xin kết thúc bài tóm tắt của mình. Hy vọng với những kiến thức này và từng bước hướng dẫn cụ thể bằng bảng kiểm tra các công việc cần làm cũng như xây dựng thói quen hàng ngày, hàng tuần, ghi chép và kiểm tra hậu giao dịch sẽ giúp cho việc lựa chọn cổ phiếu, định điểm mua bán trở nên dễ dàng hơn, có nguyên tắc hơn và mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn. Chúc bạn luôn thành công!