Bao giờ bạn tự hỏi tại sao khi đối mặt với cùng một vấn đề, kết quả lại khác nhau đến thế? Tại sao một số người thành công ở mọi lĩnh vực, luôn tràn đầy năng lượng và tìm thấy niềm vui bất tận, trong khi những người khác lại không? 'NLP Cơ Bản' sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn. Bằng cách khám phá suy nghĩ và hành động của những người thành công, bạn có thể học được những kỹ năng và công cụ để thay đổi cuộc sống của chính mình. Đó là kỹ năng điều chỉnh trạng thái cảm xúc của bản thân, phát triển kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp, vượt qua những thách thức trong công việc và cuộc sống, giúp người khác thành công và trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn trong cuộc sống.
NLP là gì?
NLP không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một khoa học về sự xuất sắc cá nhân. Nó là nghệ thuật bởi mỗi cá nhân đều mang theo tính cách và phong cách riêng vào mọi hoạt động, điều này không thể diễn tả bằng từ ngữ hay kỹ thuật. Nó là khoa học vì có một phương pháp và quy trình để khám phá những mô hình mà các cá nhân xuất sắc trong mọi lĩnh vực sử dụng để đạt được những thành tích phi thường. Quy trình này gọi là mô hình hóa và các kỹ năng cũng như các kỹ thuật được phát triển từ đó đang được áp dụng ngày càng nhiều trong tư vấn, giáo dục và kinh doanh để cải thiện hiệu quả trong giao tiếp, phát triển cá nhân và tăng tốc quá trình học tập.
Công nghệ nhận diện
Nhận dạng là thuật ngữ trong lĩnh vực NLP, có ý nghĩa là nhận ra được các trạng thái tâm trí khác nhau của người khác. [...]
Thường thì khả năng nhận dạng của chúng ta rất kém, chỉ nhận ra khi người khác buồn qua việc họ khóc. Chúng ta dựa quá nhiều vào lời nói của họ thay vì sử dụng tai và mắt. Chúng ta không muốn nhận dạng một người nóng giận bằng cách nhận một cú đấm vào mũi, cũng như không muốn phán đoán từ việc mắt nháy.
Có một bài tập thú vị trong lĩnh vực huấn luyện NLP mà bạn có thể thử với bạn bè. Hãy yêu cầu người bạn nghĩ về một người mà họ rất thích. Khi làm điều này, hãy chú ý đến ánh mắt và biểu hiện của họ. Đồng thời, lưu ý cách họ thở, có sâu không, có nhanh không, có thấp không? Hãy chú ý đến sự khác biệt trong biểu cảm khuôn mặt, màu da, môi và giọng nói. Đừng bỏ qua những dấu hiệu tinh tế này, chúng thể hiện suy nghĩ bên trong.
Bây giờ, hãy yêu cầu người bạn nghĩ về một người mà họ không thích. Chú ý đến sự khác biệt trong các dấu hiệu. Hãy yêu cầu họ nghĩ về một người như vậy, sau đó hãy nghĩ về một người khác cho đến khi bạn có thể phân biệt được sự khác biệt trong cử động của họ. Theo thuật ngữ NLP, bạn đã nhận dạng được hai trạng thái tâm trí này. Bạn hiểu chúng như thế nào. Hãy yêu cầu người bạn nghĩ về một người nhưng đừng nói rõ là ai trong hai loại người đó. Bạn có thể đoán được chỉ bằng cách quan sát những dấu hiệu cơ thể mà bạn đã phát hiện trước đó.
Bạn có thể đã từng phát hiện ra khi người đối thoại đang nói dối thông qua trực giác của mình. Chắc chắn bạn đã nhận diện điều này một cách vô thức và cảm thấy mà không hiểu lý do. Bạn càng thực hành nhận dạng nhiều, bạn sẽ càng trở nên thành thạo hơn. Một số khác biệt chỉ là sự khác nhau nhỏ giữa các trạng thái, trong khi một số khác thì không thể nhầm lẫn được. Khi bạn thực hành, những thay đổi tinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn. Dù chúng có nhỏ đến đâu, chúng vẫn là những thay đổi. Khi các giác quan của bạn sắc bén hơn, bạn sẽ nhận ra chúng.
Tâm trạng tích cực
[...]
Sau một thời gian, nếu bạn tiếp tục duy trì tâm trạng tích cực này, dấu hiệu đó sẽ trở thành một lối sống để bạn cảm thấy tự tin và thành công. Các kỹ năng khởi động trước đây dùng để khiến bạn cảm thấy tồi tệ giờ đây đã trở thành những yếu tố giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và năng động. Dưới đây là tổng hợp các bước cơ bản cho quá trình này.
Khi duy trì tâm trạng tích cực, cần
Chọn thời điểm ngay khi cảm thấy đạt được trạng thái cao điểm
Độc đáo và khác biệt
Dễ dàng lặp lại một cách chính xác
Kết nối với các trạng thái mà bạn muốn tái trải nghiệm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Tóm tắt cách duy trì trạng thái tài giỏi
1. Xác định tình huống mà bạn muốn nâng cao kỹ năng.
2. Xác định kỹ năng mà bạn muốn phát triển, ví dụ như sự tự tin.
3. Kiểm tra xem kỹ năng đó có phù hợp không bằng cách đặt câu hỏi, “Nếu tôi có kỹ năng này ở đây, liệu tôi có thể áp dụng được không?” Nếu câu trả lời là có, hãy tiến lên. Nếu câu trả lời là không, hãy quay lại bước 2.
4. Tìm một ví dụ trong quá khứ mà bạn đã có kỹ năng đó.
5. Nếu tìm thấy, hãy hồi tưởng và tái hiện lại cảm giác ấy.
6. Nếu chưa, hãy quay lại bước 2.
5. Lựa chọn neo mà bạn sẽ áp dụng cho mỗi hệ thống hình dạng chính: điều bạn nhìn thấy, nghe và cảm nhận.
6. Hãy bước vào một vị trí khác và trong tưởng tượng của mình, hãy để bản thân hoàn toàn quay về với trải nghiệm vượt trội. Trải nghiệm lại nó. Khi đạt đỉnh, hãy thay đổi trạng thái và bước ra.
7. Lựa chọn neo mà bạn sẽ sử dụng cho mỗi hệ thống hình dạng chính: điều bạn thấy, nghe và cảm nhận.
8. Hãy bước vào một vị trí khác và trong tưởng tượng của mình, hãy để bản thân hoàn toàn quay về với trải nghiệm có trạng thái tài giỏi. Tái trải nghiệm nó. Khi đạt đỉnh, hãy thay đổi trạng thái và bước ra.
9. Lựa chọn neo mà bạn sẽ áp dụng cho mỗi hệ thống hình dạng chính: điều bạn nhìn thấy, nghe và cảm nhận.
7. Trải nghiệm lại trạng thái tài năng của bạn và khi đạt đến đỉnh, hãy kết nối với ba điểm neo kia.
8. Giữ trạng thái này trong thời gian dài nhất bạn muốn sau đó thay đổi trạng thái.
9. Kiểm tra sự kết nối bằng cách kích hoạt các điểm neo và xác nhận rằng thực sự bạn đã vào trạng thái đó. Nếu chưa hài lòng, hãy làm lại bước 7.
10. Xác định dấu hiệu cho biết bạn đang trong một tình huống mà bạn muốn áp dụng sự tài.
11. Trải nghiệm lại trạng thái tài năng của bạn và khi đạt đến đỉnh, hãy kết nối với ba điểm neo kia.
12. Sử dụng sự tài giỏi của bạn. Dấu hiệu này sẽ nhắc bạn nhớ phải dùng điểm neo.
13. Bây giờ bạn có thể áp dụng những điểm neo này để khơi lại trạng thái tài giỏi bất cứ khi nào bạn muốn.
14. Đàm thoại với thời gian.
15. Hãy tưởng tượng một người đang lo lắng tìm đến hai chuyên gia trị liệu khác nhau. Chuyên gia trị liệu đầu tiên nói, “Vậy anh đã và đang cảm thấy lo lắng à? Nó có phải là điều anh đã và đang cảm thấy không? ” Chuyên gia thứ hai nói, “Vậy anh cảm thấy lo lắng à? Cái gì khiến anh lo lắng?” Người đầu tiên đã phân tách bản thân ra khỏi trải nghiệm lo lắng và đặt nó vào quá khứ. Người thứ hai gắn kết mình với cảm giác lo lắng và lập trình bản thân để cảm thấy lo lắng trong tương lai.
16. Tôi biết sẽ tìm đến chuyên gia trị liệu nào rồi. Đây chỉ là cái nhìn thoáng qua về cách chúng ta tác động lẫn nhau bằng ngôn ngữ theo những cách thông thường mà chúng ta không nhận ra.
17. Chiến lược sáng tạo
18. [...] Walt Disney có một trí tưởng tượng tuyệt vời; ông là một người mơ mộng sáng tạo. Mơ mộng là bước đầu tiên hướng đến việc tạo ra bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới. Tất cả chúng ta đều mơ về những gì mình muốn, cái gì chúng ta có thể làm, mọi việc có thể khác biệt như thế nào nhưng làm cách nào chúng ta có thể hiện thực hóa những giấc mơ đó? Và làm sao bạn chắc rằng những giấc mơ được các chuyên gia phê bình đón nhận một cách tốt đẹp?
19. Đầu tiên ông tạo ra một giấc mơ hay tầm nhìn về toàn bộ bộ phim. Ông có được cảm giác về tất cả các nhân vật trong phim bằng cách tưởng tượng cách câu chuyện hiện ra trước mắt họ. Nếu đó là phim hoạt hình, ông nói với những họa sĩ dựng phim thể hiện nhân vật từ góc nhìn của những cảm giác này.
20. Sau đó, ông nhìn vào kế hoạch của mình một cách thực tế. Ông cân bằng tiền bạc, thời gian, nguồn lực, và thu thập tất cả thông tin cần thiết để chắc rằng bộ phim có thể được dựng thành công: giấc mơ có thể trở thành hiện thực.
21. Khi ông đã hoàn thành giấc mơ cho bộ phim của mình, ông nhìn vào bộ phim từ góc nhìn của một khán giả khó tính. Ông hỏi bản thân, “Bộ phim có thú vị không? Có mang tính giải trí không? Có điểm nào dở không bất chấp sự nỗ lực của ông với bộ phim?
22. Disney áp dụng ba quá trình khác nhau: Người mơ mộng, Người thực tế và Người phê bình. Những người làm việc cùng ông nhận ra ba góc nhìn này nhưng không bao giờ biết Disney đang sử dụng góc nhìn nào trong một cuộc họp. Ông chắc chắn đã cân bằng cuộc họp bằng cách sử dụng một góc nhìn không thể hiện rõ ra ngoài.
23. Dưới đây là chiến lược bạn có thể áp dụng:
24. Chọn ra vấn đề bạn sắp phải đối mặt, bất kể nó khó khăn thế nào. Đừng nghĩ về nó ngay. Hãy chọn ra ba vị trí trước mặt mà bạn có thể bước vào. Một cho người mơ mộng, một cho người phê bình và một cho người thực tế.
25. Hãy nghĩ về một thời điểm khi bạn đầy sáng tạo, khi người mơ mộng trong bạn thực sự cho ra những lựa chọn sáng tạo. Hãy bước vào vị trí của người mơ mộng trước mặt bạn và sống lại thời điểm đó. Bạn đang neo những nguồn lực và chiến thuật trong chiếc áo của người mơ mộng vào trị trí thực tế đó. [...]
26. Hãy nghĩ về một thời điểm khi bạn cẩn thận và thực tế về một kế hoạch dù là của bạn hay của ai khác. Lúc nào đó khi bạn thực hiện kế hoạch một cách tao nhã và hiệu quả. Nếu bạn có khó khăn, hãy nghĩ về một người bạn có thể mô hình hóa. Hoặc là hỏi họ nghĩ về việc thực hiện kế hoạch như thế nào hoặc giả vờ rằng mình là những người này. “Nếu tôi là X, tôi sẽ thực hiện những kế hoạch này như thế nào?” Hãy hành động như thể bạn là X.
27. Cuối cùng là giai đoạn đánh giá của người phê bình. Hãy nhớ lại một thời điểm khi bạn phê bình một kế hoạch theo hướng tạo dựng, nhìn thấy cái yếu cũng như cái mạnh và xác định những vấn đề. Nó có thể là một trong những dự án của bạn hay của một đồng nghiệp. Tương tự, nếu việc này khó khăn, hãy mô hình hóa một phê bình gia bạn biết. Khi bạn đã có một trải nghiệm tham khảo, hãy bước vào vị trí thứ ba mà bạn đã định ra trước đó và sống lại trải nghiệm. Khi làm xong hãy bước ra.
28. Hãy chọn ra vấn đề hay mục tiêu bạn muốn xử lý. Bước vào vị trí của người mơ mộng và giữ đầu óc trống trải. Người mơ mộng không cần phải thực tế. Các giấc mơ thường mang thuộc tính thị giác và người mơ mộng của bạn nhiều khả năng sử dụng những suy nghĩ được tạo dựng trên nền hình ảnh. Bầu trời là giới hạn. Đừng để thực tế làm thui chột những suy nghĩ của bạn. Hãy động não. Bạn sẽ làm gì nếu bạn không thể thất bại? Người mơ mộng có thể được tóm tắt trong câu nói, “Tôi tự hỏi nếu...” Khi đã hoàn tất, bước trở về vị trí liên quan. Bất chấp cái bạn được dạy ở trường, mơ giữa ban ngày có thể là một cách hữu ích, sáng tạo và thích thú để giết thời gian.
29. Bước trở lại vị trí người thực tế và suy nghĩ về kế hoạch mà bạn đã mơ về. Sắp xếp các ý tưởng. Làm thế nào đưa giấc mơ này vào thực tế? Cái gì phải thay đổi để khiến nó trở thành hiện thực? Khi bạn đã hài lòng, hãy bước vào vị trí bên ngoài một lần nữa. Câu nói dành cho vị trí thực tế là, “Làm sao tôi làm được điều này...” Người thực tế trong bạn chủ yếu mang thuộc tính xúc giác, “con người của hành động”.
30. Tiếp theo, hãy bước vào vị trí người phê bình để kiểm tra và đánh giá kế hoạch. Có thiếu gì không? Nếu kế hoạch cần sự hợp tác của ai đó, bạn cho họ cái gì? Bạn nhận được gì từ đó? Nó có thú vị không? Bạn được trả những gì? Người phê bình đặt câu hỏi, “Thiếu cái gì?... Tôi được cái gì?” Người phê bình có vẻ chủ yếu độc thoại nội tâm.
31. Bước trở lại vị trí của người mơ mộng và thay đổi kế hoạch một cách sáng tạo để thêm vào những gì bạn học được từ người thực tế và người phê bình. Tiếp tục đi qua ba góc nhìn cho đến khi kế hoạch của bạn phù hợp một cách nhất quán với cả ba góc nhìn. Bạn sẽ có một hoạt động thể chất và thần kinh khác khi nhập vai của từng góc nhìn khác nhau, hãy chắc rằng mục tiêu luôn được ghi nhớ khi di chuyển từ góc nhìn này sang góc nhìn khác.
57. [...]
58. NLP là một phần của một xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay, nhằm tăng cường hiệu quả hành động trong thế giới sử dụng các kỹ thuật và kiến thức một cách khéo léo, thông thái và cân bằng. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu châm ngôn của người Indonesia: 'Chúng tôi không có nghệ thuật nào cả, chúng tôi chỉ làm mọi việc tốt nhất có thể.'