Rót hết tấm lòng là cuốn sách được viết bởi chủ tịch Starbucks - Howard Schultz, và đoạn trích dưới đây là câu chuyện mà ông kể lại trong quá trình bắt đầu sự nghiệp của mình. Một câu chuyện giúp bạn tin rằng chỉ cần nỗ lực và tin tưởng chính mình, thành công sẽ đến.
Chúng ta đánh giá bản thân qua những gì chúng ta cảm thấy mình có thể làm được, trong khi người khác đánh giá chúng ta qua những gì chúng ta đã làm.
Henry Wadsworth Longfellow, Kavanagh, 1849
Có một câu chuyện cổ tích kiểu Mỹ mà bất kỳ doanh nhân nào cũng mơ ước: bắt đầu một ý tưởng lớn, thu hút vài nhà đầu tư, và xây dựng một doanh nghiệp sinh lời và phát triển bền vững.
Vấn đề nằm ở chỗ, thường thì bạn luôn phải bắt đầu trong tư thế của một người lép vế. Nếu bạn muốn biết những người lép vế cảm thấy thế nào, hãy thử đi quyên tiền với mục đích xây dựng một doanh nghiệp mới. Người ta sẽ đóng sầm cửa trước mặt bạn. Họ sẽ nhìn bạn với đầy vẻ hoài nghi. Họ sẽ làm xói mòn sự tự tin của bạn. Họ sẽ đưa ra mọi loại lý do có thể nghĩ ra được để giải thích tại sao ý tưởng của bạn chẳng làm nên trò trống gì. Tuy nhiên, làm người thế yếu cũng có mặt tốt của nó, vì nhiều khi đối mặt với nghịch cảnh lại tiếp thêm sinh lực cho ta.
Như tôi có phần lại thích việc có quá nhiều người bảo rằng những hoạch định của tôi không thể thành công được. Dù có bao nhiêu người chỉ trích đi chăng nữa, tôi luôn vững tin rằng mình có thể chiến thắng. Tôi tin vào chiến thắng tới mức cảm thấy vô cùng thích thú khi kỳ vọng của mọi người thấp đến độ tôi biết rõ mình có thể đánh bại họ. Chẳng ai đạt được bất cứ thứ gì khi tin vào những kẻ biết nói “Không.” Và cũng ít ai thành công khi cứ cố bám vào những ý tưởng sẵn có trong những lĩnh vực sẵn có. Chính những người theo đuổi con đường vắng bóng người đi mới sang tạo ra các ngành công nghiệp mới, phát minh ra các sản phẩm mới, xây dựng các doanh nghiệp trường tồn, và truyền cảm hứng cho những người quanh họ thúc đẩy năng lực của mình lên đến những tầm cao kỳ vĩ nhất của thành công. Nếu bạn không còn là kẻ lép vế nhưng luôn hết mình trong mọi cuộc chiến, không còn phải chiến đấu chống lại nghịch cảnh, bạn sẽ phải đón nhận điều tệ hại nhất của số phần: sự tầm thường.
Chữ 'không' trong tiếng Ý nghe không tệ đến thế
Jerry Baldwin khiến tôi ngạc nhiên. Khi tôi đang chuẩn bị giấy tờ thành lập công ty mới và lên kế hoạch tiếp cận các nhà đầu tư để quyên tiền, anh gọi tôi vào văn phòng rồi đề nghị đầu tư 150.000 USD tiền trích từ Starbucks vào doanh nghiệp phục vụ cà phê của tôi. “Đây không phải lĩnh vực kinh doanh mà chúng tôi muốn dấn thân vào,” anh giải
thích, “nhưng chúng tôi sẽ hỗ trợ cậu.”
Bằng những lời đó, mỉa mai thay, Starbucks trở thành nhà đầu tư đầu tiên của tôi, bảo đảm một lượng tiền kếch sù cho một công ty đang nợ chồng chất. Jerry cũng đồng ý giữ một chân giám đốc, còn Gordon hứa sẽ làm chuyên gia tư vấn bán thời gian trong sáu tháng. Sự ủng hộ này khiến giai đoạn chuyển tiếp của tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có lẽ Jerry hy vọng ngăn tôi không trở thành đối thủ cạnh tranh hoặc cũng có thể anh muốn đảm bảo rằng tôi sẽ sử dụng cà phê Starbucks, mặc dù đằng nào thì đó cũng là lựa chọn số 1 của tôi. Tuy nhiên, tôi thấy rõ rằng Jerry đơn giản cũng muốn giúp đỡ tôi, và tôi hết lòng biết ơn. Gordon cũng hứng khởi với dự án kinh doanh này như tôi, và anh lên dây cót cho cái đầu sang tạo của mình làm việc, giúp mài giũa ý tưởng của tôi.
“Không thể hài lòng với những điều bình thường,” Gordon nói với tôi.
“Bạn phải nâng cao mong đợi của khách hàng. Mọi thứ ở cửa hàng mới – từ tên gọi, cách trang trí, cách truyền đạt, đến quá trình pha chế cà phê – mọi thứ phải tạo ra sự mong đợi của khách hàng về chất lượng ngày càng tốt hơn.”
Chính Gordon đề xuất tôi đặt tên cửa hàng là Il Giornale. Ngoài việc mọi người đều biết đây là tên của tờ báo lớn nhất Italia, giornale còn có nghĩa đơn giản là thường nhật. Chúng tôi muốn mang lại cảm giác thường nhật cho khách hàng với cà phê ngon và phong cách Ý. Với sự hỗ trợ của Jerry và Gordon, tôi tin rằng mình có thể thu hút được tất cả vốn đầu tư cần thiết trong vòng sáu tháng. Không có gì ngọt ngào hơn với một doanh nhân mới bắt đầu cảm giác thành công khi quyên được đồng đô la đầu tiên.
Nhưng khi từ “không” đầu tiên đến, đó như một cú đấm vào mặt. Tôi cảm nhận điều đó ngay tại Italy. Vào tháng mười hai, sau khi rời khỏi Starbucks, Gordon và tôi bay đến Italy để nghiên cứu các quán cà phê. Sau khi Faema từ chối chúng tôi, tôi cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, chúng tôi không dừng lại và tiếp tục khám phá cà phê ở Milan và Verona, tìm hiểu và ghi chú mọi thứ để có thể tạo ra một quán cà phê phong cách Ý độc đáo.
Dù có thất bại với Faema, nhưng chúng tôi không buồn chán. Chúng tôi tiếp tục khám phá và học hỏi từ văn hóa cà phê của Italy để tạo ra một quán cà phê đặc biệt và độc đáo ở Mỹ.
Sau khi quay về Seattle, tinh thần hứng khởi vẫn nguyên như lúc chúng tôi rời đi. Tôi kiên định quyết tâm để có đủ tiền để thành lập Il Girnale. Dù không có nhiều tiền để đầu tư và cũng không rành về vốn mạo hiểm, nhưng tôi không từ bỏ. Tôi nghĩ rằng nếu ý tưởng của tôi thực sự hay, những nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ ủng hộ. Và nếu không khả thi, họ sẽ nói cho tôi biết. Họ đã làm điều đó, và sau đó là nhiều người khác. Lâu sau này, tôi mới nhận ra những hệ quả lâu dài của việc quyên vốn.
Khác với các công ty công nghệ như Microsoft, các doanh nghiệp bán lẻ rất phụ thuộc vào vốn. Mỗi khi mở thêm cửa hàng, họ cần nguồn vốn liên tục cho các chi phí như xây dựng, thiết bị và tiền thuê mặt bằng. Mỗi lần gọi vốn mới, phần sở hữu của mỗi thành viên sáng lập sẽ giảm đi. Tôi không bao giờ có thể sở hữu 50% cổ phần, giống như nhiều giám đốc tại các công ty công nghệ khác. Nhưng vào thời điểm đó, tôi không có sự lựa chọn nào khác. Nếu không, Starbucks không thể phát triển và bền vững như hiện nay.
Sau khi trở về từ Ý, tôi và bạn Scott Greenburg đã cùng nhau ngồi tại bàn ăn trong nhà và lên kế hoạch gọi vốn cho Il Giornale. Chúng tôi đều trẻ và đầy nhiệt huyết với ý tưởng này. Tôi có tầm nhìn, còn anh ấy biết cách thu hút nhà đầu tư và xác định rủi ro. Với một ý tưởng mới lạ cho Seattle, tôi nghĩ chúng ta cần mở ít nhất một cửa hàng để thấy được sự hấp dẫn của mô hình quán cà phê Ý. Nhưng để làm điều đó, chúng ta cần vốn ban đầu là 400.000 đô la và 1,25 triệu đô la để mở thêm tám quầy espresso. Il Giornale ngay từ đầu đã được coi là một doanh nghiệp lớn, không chỉ là một quán cà phê đơn lẻ.
Đôi khi sự chân thành có hiệu quả hơn mọi kế hoạch kinh doanh.
Nhà đầu tư đầu tiên của Il Giornale là Ron Margolis - ông có thể là người khó tính nhất mà chúng ta từng nghĩ đến. Ron là một bác sĩ đã đầu tư một phần tiền tiết kiệm vào thị trường chứng khoán và một phần vào các công ty mới, đặc biệt là những doanh nghiệp mạo hiểm, nhiều khi là doanh nghiệp của những người bạn.
Khi tiếp xúc với Ron, chúng tôi hoàn toàn lạ lẫm. Sheri biết về vợ của Ron, Carol, qua công việc. Một ngày mùa thu, ba người dắt chó đi dạo trong công viên Seattle. Carol có con nhỏ, Sheri đang mang thai và Ron là bác sĩ sản khoa, nên câu chuyện chủ yếu xoay quanh trẻ con. Khi Sheri đề cập tôi đang bắt đầu kinh doanh, Ron nói: “Nếu Howard bắt đầu kinh doanh, tôi tin cậu ấy sẽ thành công, vì vậy tôi muốn biết thêm về điều đó.”
Không lâu sau đó, Sheri sắp xếp cho tôi gặp họ. Carol mời chúng tôi đến ăn tối. Lúc này, tôi vẫn rất hào hứng với ý tưởng của mình, không có gì lo lắng. Tôi mang theo kế hoạch kinh doanh mà Scott và tôi đã soạn thảo. Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả các dự tính tài chính: cần bao nhiêu tiền, thời gian mở cửa hàng đầu tiên, bao lâu để có lãi, cách nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi. Tôi còn mang theo bản vẽ của một kiến trúc sư cho cửa hàng đầu tiên.
Ron không cho tôi cơ hội mở ra để xem. Khi đến nhà gia đình Margolis, chúng tôi ngồi vào bàn ăn tối. “Hãy kể cho tôi nghe về dự án kinh doanh mà cậu đang bắt đầu,” Ron nói sau khi chúng tôi đã trò chuyện một lúc. Tôi hào hứng trả lời. Tôi kể về cảm hứng từ chuyến du lịch Ý, vai trò quan trọng của quán cà phê trong cuộc sống hàng ngày của người Ý. Tôi miêu tả sự tinh tế và nghệ thuật của thợ pha cà phê. Tôi đề xuất ý tưởng trưng bày báo trên giá cho khách hàng đọc và quán sẽ mang tên Il Giornale. Tôi tranh luận rằng nếu văn hóa espresso thành công ở Ý, thì ở Seattle và bất kỳ đâu cũng có thể thành công. Khi tôi càng nói, tôi càng hứng khởi, và đột nhiên, Ron ngắt lời tôi.
“Cậu cần bao nhiêu?” ông hỏi.
“Hiện tôi đang tìm nguồn vốn ban đầu,” tôi đáp, rồi mở các giấy tờ ra.
“Hãy để tôi xem dự tính tài chính,”
“Không cần đâu,” ông nói, và lắc tay để tôi đặt hết sang một bên.
“Tôi không hiểu gì về những thứ đó cả. Cậu cần bao nhiêu? Liệu 100.000 đô la có đủ không?” Ron rút ra tập phiếu chi và bút, viết một chi phiếu.
Tôi ước gì mọi lần huy động vốn đều dễ dàng như thế. Ron không đầu tư dựa trên dự tính tài chính mà ông nhìn vào lòng chân thành, trung thực và niềm đam mê của tôi. Nói một cách ngắn gọn, ông tìm người mà ông có thể tin tưởng. Hành động của ông vào ngày đó khá mạo hiểm. Phải mất bốn năm cho công ty mới có lãi. Ron và Carol không có gì đảm bảo rằng họ sẽ nhận lại khoản đầu tư của họ, chưa kể đến lợi nhuận. Nhưng khi công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu và lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu tăng, họ được thưởng xứng. Cổ phiếu mua với giá 100.000 đô la đã tăng lên hơn 10 triệu đô la. Chỉ riêng đam mê không đủ cho một kết quả tốt đẹp. Chính Ron sẽ nói với bạn rằng nhiều khoản đầu tư khác của ông, cũng theo cảm hứng như thế, không mang lại lợi nhuận như vậy.
Một số doanh nhân thất bại vì cuối cùng ý tưởng của họ không ổn. Những người khác thiển cận và không muốn từ bỏ quyền kiểm soát. Một số người từ chối đưa thêm tiền vào. Mọi yếu tố có thể làm cho một công ty lạc lối, nhưng đam mê luôn là một yếu tố cần thiết. Thậm chí kế hoạch kinh doanh xuất sắc nhất cũng không mang lại bất kỳ lợi nhuận nào nếu nó không chứa đựng đam mê và lòng chân thành. Điều đáng chú ý khi Ron đầu tư vào Il Giornale là ông thậm chí còn không uống cà phê nhiều. Ông đầu tư vào tôi, không phải vào ý tưởng của tôi. Ông là bác sĩ, không phải là nhà kinh doanh. Nhưng lời khuyên của ông vô cùng đáng nhớ: “Tôi nhận thấy hình như những người thành công đều có nghị lực phi thường muốn làm một điều gì đó,”
Ron nói. “Họ dốc sức dấn thân vào một cuộc đấu rất lớn. Trong thế giới này, hiếm có ai sẵn lòng dấn thân vào một cuộc đấu lớn như thế.” Nếu bạn tìm thấy một người như vậy, hãy lắng nghe kỹ; có thể cuối cùng bạn sẽ cùng họ thực hiện một ước mơ vĩ đại ngang ngửa với kỳ tích.
Người yếu thế nhìn nhận thế giới như thế nào?
Khi con trai tôi được sinh ra vào tháng Giêng, tôi đã huy động đủ vốn khởi đầu cần thiết, 400.000 đô la, với giá 92 xu mỗi cổ phiếu. (Với việc chia cổ phiếu ra làm hai đợt sau đó, giá này giống như 23 xu mỗi cổ phiếu hiện nay.) Starbucks và Ron Margolis cung cấp một phần, còn phần còn lại từ Arnie Prentice và khách hàng của ông ta. Arnie Prentice, đồng chủ tịch một công ty dịch vụ tài chính, người rất tin tưởng vào tương lai mà tôi hướng tới.
Ông sắp xếp các buổi điểm tâm và ăn trưa để tôi có thể trình bày ý tưởng của mình cho khách hàng của ông, đảm bảo danh tiếng của tôi. Ông tham gia hội đồng quản trị của Il Giornale và vẫn giữ vị trí trong hội đồng quản trị của Starbucks cho đến ngày nay. Khoản vốn khởi đầu này cho phép tôi thuê mặt bằng và bắt đầu xây dựng cửa hàng Il Giornale đầu tiên, trong một tòa nhà văn phòng mới mà sau này trở thành tòa nhà cao nhất ở Seattle, Trung tâm Columbia. Chính vào thời điểm này, Dave Olsen bắt đầu tham gia cùng tôi (tôi sẽ nói rõ hơn về anh ấy trong chương sau). Hai chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau để đưa công ty vào hoạt động vào khoảng tháng tư năm 1986. Nhưng tôi phải dành phần lớn thời gian và công sức để huy động thêm 1,25 triệu đô la tiếp theo.
Chúng tôi thuê một văn phòng nhỏ trên Đại lộ 1 và tôi bắt đầu xây dựng nền móng. Tôi dành từng phút một để quyên góp tiền, tham gia từng cuộc họp này đến cuộc họp khác và luôn cố gắng giữ cho các bài thuyết trình của mình luôn mới mẻ. Luôn liên tục nhấc điện thoại, cả trước và sau khi mở cửa hàng, tiếp cận tất cả những nhà đầu tư tiềm năng mà tôi biết. Vào thời điểm đó, tôi không chỉ là một người yếu thế, mà phải nói là một người thất bại như đang nằm ngay trước mắt.
Đó là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Mỗi khi tôi đặt tay lên một cánh cửa, tôi cảm thấy như đang sẵn sàng chịu đựng cú đấm hoặc cú đá. Khi đó, tôi đã ba mươi hai tuổi và đã sống ở Seattle được bốn năm. Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị, nhưng chưa từng điều hành một công ty riêng của mình. Tôi chưa từng tiếp xúc với giới tài phiệt ở Seattle. Tôi không biết gì về việc huy động vốn, và tôi ngây thơ đến mức nào đó khi gặp ai cũng đặt ra câu hỏi.
Có một định nghĩa pháp lý về điều gì là một “nhà đầu tư hợp chuẩn”, họ phải có giá trị ròng đủ lớn để có thể chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào một doanh nghiệp nhỏ mới mở. Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy ai đáp ứng định nghĩa này, tôi liền tiếp cận họ. Tôi rất lo sợ rằng phần lớn thời gian tôi dành để trình bày với những người không thể đầu tư, dù họ có mong muốn hay không. Tôi phải giảm giá ba lần. Thường xuyên bị từ chối với thái độ khinh suất và coi thường.
Trong thời trung học, một mùa hè nọ, tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng ở dãy núi Catskill. Tôi vẫn nhớ có những khách hàng cực kỳ thô lỗ với tôi. Họ nói chuyện cộc lốc và thích đòi hỏi, trong khi tôi lại phải vội vã chạy làm hết sức mình để hài lòng họ, nhưng khi họ ra về, họ chỉ ném vài xu tip tiền nhỏ nhặt.
Là một đứa trẻ nghèo đến từ Brooklyn, tôi nghĩ rằng phong cách của người giàu chắc chắn phải như vậy, tôi nhớ rằng tôi đã tự hứa trong lòng: Nếu một ngày tôi giàu đến mức có thể tới nghỉ ngơi ở một nơi như vậy, tôi sẽ luôn rất hào phóng với việc tip tiền. Tôi cảm thấy như vậy khi huy động vốn năm đó, và tôi từng thề rằng nếu có ngày tôi thành công và ai đó đến xin tôi đầu tư cho họ, thậm chí nếu tôi nghĩ rằng ý tưởng của họ là vô lý và ngớ ngẩn, tôi vẫn sẽ tôn trọng tinh thần dám nghĩ dám làm của họ.
Nhiều nhà đầu tư mà tôi tiếp cận đã cứng rắn phản đối rằng ý tưởng của tôi chỉ được chấp nhận bởi những người điên.
“Il Giornale ? Dù chỉ là cách cậu phát âm cũng không đúng”
“Tại sao cậu lại rời bỏ Starbucks ? Sao cậu không hiểu được điều đó”
“Làm sao cậu nghĩ ý tưởng này khả thi được ? Người Mỹ không bao giờ bỏ ra một đồng cho một tách cà phê đâu !”
“Cậu đang mơ mộng quá ! Ý tưởng này thật là điên rồ. Tốt nhất cậu nên tìm một công việc khác để làm đi !”
Tôi đã trao đổi với 242 người, và 217 người nói “không”. Bạn hãy tưởng tượng xem sẽ như thế nào khi nghe nhiều lần đến thế mà người ta giải thích tại sao ý tưởng của bạn không đáng để đầu tư. Một số người nghe tôi trình bày hàng tiếng đồng hồ rồi không gọi lại. Tôi gọi thì họ không nghe máy. Đến khi tôi liên lạc được thì họ giải thích vì sao họ không quan tâm. Đó là thời điểm tôi phải thực sự khiêm nhường. Khó khăn nhất là duy trì một thái độ lạc quan. Bạn không thể đến gặp một khách hàng triển vọng mà không thể truyền đạt niềm đam mê và lòng nhiệt huyết của bạn đối với những gì bạn đang đề xuất. Đừng để bộ mặt uể oải hiện ra khi tiếp xúc với một chủ đất nào đó để bắt đầu thảo luận hợp đồng thuê mặt bằng. Nhưng nếu trong tuần đó bạn có ba hoặc bốn cuộc gặp không thành công, bạn sẽ làm thế nào để nâng cao tinh thần của mình?
Bạn phải thể hiện sự linh hoạt như một con tắc kè hoa, luôn sẵn sàng thay đổi màu sắc. Ví dụ, khi đứng trước một người nào đó, dù bạn đang cảm thấy nản lòng, nhưng bạn phải tỏ ra tự tin và tràn đầy năng lượng như thể đây là lần đầu gặp gỡ vậy. Tôi chưa bao giờ hoài nghi rằng kế hoạch của tôi không khả thi. Tôi tin rằng trải nghiệm espresso kiểu Ý - giá trị cộng đồng, nghệ thuật và mối quan hệ với khách hàng - là chìa khóa giúp người Mỹ hiểu được giá trị của cà phê ngon. Sự hoài nghi và tự tin chỉ cách nhau một sợi dây mảnh, và thậm chí có thể cùng tồn tại trong lòng bạn.
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thường bị bao trùm bởi cảm giác bất an, nhưng đồng thời vẫn nuôi hy vọng. Tôi không tự tin về khả năng huy động vốn, nhưng qua thời gian, tôi đã trở nên giỏi hơn trong việc thuyết trình và đối mặt với sự phản đối và các lo ngại.
Trong thời gian đó, tôi gần như tiêu hết khoản vốn ban đầu. Khi mở cửa hàng Il Giornale đầu tiên vào tháng tư, tôi rất vui mừng khi nhìn thấy người Seattle khám phá giá trị của espresso pha chế bằng tay. Mặc dù doanh thu vượt quá mong đợi ngay từ ngày đầu tiên, nhưng lợi nhuận vẫn chưa tới. Tôi phải trả tiền thuê mặt bằng và chi tiêu cho nhân viên từ khoản vốn mà tôi chưa có.
Mỗi tháng trôi qua, chúng tôi lo lắng không biết tiếp tục kinh doanh như thế nào vì tiền không đến nhanh như dự kiến. Đôi khi chúng tôi thậm chí còn không biết có đủ tiền để trả lương nhân viên và tiền thuê mặt bằng hay không. Tôi cùng Dave Olsen thường ngồi lại và hỏi nhau: “Tuần này chúng ta cần trả lương cho ai?”. Dù chưa bao giờ chúng tôi phải trả lương muộn cho nhân viên, nhưng gần như đã phải. Lòng tin của những người xung quanh đã củng cố quyết tâm của tôi.
Tôi tiếp tục nhận cam kết về vốn, nhưng không thể sử dụng bất kỳ khoản tiền nào cho đến khi đạt được mức tiền khoá, tức là tổng cộng 900.000 đô la.
Một bước quan trọng cho Il Giornale xảy ra vào tháng Sáu khi tôi cuối cùng đạt được mức tiền cần. Một nhà đầu tư tên Harold Gorlick giao cho chúng tôi hơn 200.000 đô la, tấm séc lớn nhất mà tôi từng nhận. Tôi tự hỏi liệu sự kết hợp màu sắc nào của định hướng và thời gian có thể khiến một nhà đầu tư tin tưởng vào chúng tôi. Gorlick là một khách hàng của Arnie Prentice. Ông có vẻ kỳ lạ, nhưng tôi thích ông vô cùng.
Ít năm sau, Harold giới thiệu cháu trai của ông, một nghệ sĩ kèn Saxophone nổi tiếng với tên Kenny G. Chúng tôi là hai thanh niên trẻ, mỗi người đều muốn để lại dấu ấn ở các lĩnh vực khác nhau. Kenny cuối cùng cũng tin tưởng vào dự án của chúng tôi, thậm chí còn biểu diễn cho nhân viên và tham gia các hoạt động từ thiện của công ty. Với mức tiền cần, tôi có thể sử dụng các cam kết trước đó, giúp giải quyết khủng hoảng tài chính của chúng tôi. Nhưng mục tiêu 1,25 triệu đô la vẫn còn xa.
Có thể tái sáng tạo một sản phẩm
Sự căng thẳng tăng lên khi mùa hè đến. Rào cản lớn nhất tôi phải đối mặt là xác suất thành công thấp của ý tưởng vào thời điểm những nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn.
Một trong những công ty tôi tiếp cận là Công ty Tài nguyên Vốn, một công ty đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ. Với sự thành công của cửa hàng, tham vọng của chúng tôi cũng lớn lên. Tôi dự định Il Giornale sẽ mở rộng và hoạt động tới 50 quán espresso kiểu Ý, bắt đầu từ Seattle và mở rộng ra các thành phố khác.
Jack Rodgers, một thành viên năng động của công ty, đề xuất một khoản đầu tư lớn nhưng bị từ chối. Công ty chỉ cam kết đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ cao. Tri thức kinh doanh truyền thống cho rằng các doanh nghiệp mới hấp dẫn nhất khi có ý tưởng hoặc công nghệ độc đáo.
Các ví dụ như Apple, Intel, và Microsoft là điển hình. Sở hữu văn bằng sáng chế càng tốt. Có rào cản sẽ giảm thiểu rủi ro. Ý tưởng trong các ngành như công nghệ sinh học, phần mềm, và viễn thông là hứa hẹn. Il Giornale không phù hợp với các tiêu chí này.
Cà phê không được xem là một ngành phát triển. Mặc dù ngày càng nhiều người ưa thích cà phê chất lượng cao, nhưng không có quán phục vụ cà phê chất lượng cao với dịch vụ nhanh đủ để tiến vào các khu vực đô thị.
Chúng tôi ở Il Giornale tái phát minh một sản phẩm. Chúng tôi tạo ra giá trị xung quanh cà phê, kể lại sự bí ẩn và lịch sử của nó, và tạo ra không gian tinh tế, phong cách, và tri thức để làm say đắm khách hàng.
Nike cũng đã thực hiện điều tương tự với giày chạy. Họ tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới và không gian biểu diễn của các vận động viên hàng đầu, tạo ra tinh thần đam mê và nể phục từ cộng đồng, làm cho hàng vạn người muốn sở hữu sản phẩm của họ.
Cách đánh giá cơ hội đầu tư và nhận biết ý tưởng kinh doanh xuất sắc là một bản năng. Nhà đầu tư thông minh nhận ra những ý tưởng tiên tiến và triển vọng dài hạn.
Mặc dù công ty Tài Nguyên Vốn từ chối, Jack Rodgers và những người khác vẫn đầu tư vào Il Giornale. Tôi tự hỏi liệu có khoản đầu tư công nghệ cao nào sinh lợi lớn như thế không.
Cái giá của đột phá không phải là rẻ.
Sau bốn tháng, tôi vẫn chưa huy động đủ vốn. Tôi cảm thấy như đang ngồi ngoài đường dự bị. Tôi cần phải nhanh chóng ghi được bàn thắng.
Gia đình thế lực Seattle như Jack Benaroya, Herman Sarkowsky và Van Stroum chưa biết đến dự án của tôi. Đây là cơ hội cuối cùng. Tôi phải thành công.
Tôi đã trình bày dự án của mình hàng trăm lần, vẫn không quên chuẩn bị kỹ lưỡng trước cuộc gặp quan trọng đó. Niềm tin của các nhà đầu tư vào tôi là một dấu chứng nhận vô giá.
Cuộc họp diễn ra tại tầng thượng một tòa nhà cao nhất Seattle. Bài thuyết trình của tôi ổn định và họ sẵn lòng đầu tư một số tiền lớn.
Những nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào tôi, không chỉ là ý tưởng. Họ thành công bởi vì họ tin tưởng vào tôi. Kỳ tích này chứng minh sức mạnh của niềm tin.