Cùng nhau khám phá nhé!
1. Giữ Mọi Thứ Đơn Giản
Điều Đầu Tiên Mà Chúng Ta Có Thể Học Từ Lịch Trình Hằng Ngày Của Franklin Chính Là Sự Đơn Giản.
Chỉ Có Sáu Khoảng Thời Gian Được Đề Cập Trong Lịch Trình Hàng Ngày, Và Một Trong Số Đó Bao Gồm Thời Gian Cho Công Việc Quan Trọng Nhất - Ngủ.
Không Có Bất Kỳ Hoạt Động Quá Tải Nào. Mọi Thứ Diễn Ra Rất Đơn Giản, Tuân Theo Quy Tắc Tập Trung Vào Những Điều Thiết Yếu Và Hiệu Quả Cao.
Đánh Giá Thấp Hiệu Quả Của Sự Đơn Giản Thực Sự Dễ Dàng, Mặc Dù Nó Là Động Lực Tiềm Ẩn Đằng Sau Năng Suất Tốt Nhất.
2. Đi Ngủ Và Thức Dậy Vào Cùng Một Khoảng Thời Gian Mỗi Ngày
Một Trong Những Thần Chú Phổ Biến Nhất Của Franklin Là “Đi Ngủ Sớm Và Thức Dậy Sớm Sẽ Tạo Nên Một Người Đàn Ông Khỏe Mạnh, Giàu Có, Và Thông Minh”, Và Theo Như Lịch Trình Này, Ông Ấy Chắc Chắn Đã Sống Với Điều Đó Như Là Một Thói Quen.
Mỗi Ngày, Franklin Thức Dậy Sớm Vào Lúc 5 Giờ Sáng Và Đi Ngủ Sớm Vào Lúc 10 Giờ Tối, Với Tổng Cộng 7 Giờ Ngủ Mỗi Đêm.
Điều Quan Trọng Là Mọi Người Nên Tuân Theo Không Phải Là Thời Gian Mấy Giờ Bạn Đi Ngủ Hay Thức Dậy, Mà Chính Là Sự Thống Nhất Trong Lịch Trình Giấc Ngủ Của Bạn.
Bằng Cách Đi Ngủ Và Thức Dậy Vào Cùng Một Khoảng Thời Gian Mỗi Ngày, Bạn Sẽ Tự Huấn Luyện Bộ Não Của Mình Chìm Vào Giấc Ngủ Nhanh Hơn Và Cải Thiện Chất Lượng Giấc Ngủ Của Bạn.
3. Dành Thời Gian Một Mình Trong Yên Bình
Ngay Sau Khi Thức Dậy, Franklin Thường Đi Tắm Rồi 'Đọc Powerful Goodness'. Nói Cách Khác, Ông Dành Thời Gian Cho Việc Cầu Nguyện Hoặc Ngồi Thiền.
Thói Quen Cô Độc Hàng Ngày Này Giúp Franklin Hiểu Rõ Hơn Về Những Nhu Cầu Cá Nhân Và Tập Trung Hơn Để Lên Kế Hoạch Cho Cả Ngày, Sau Đó Thực Hiện Những Kế Hoạch Đó.
4. Chuẩn Bị Kế Hoạch Và Dự Định Cho Cả Ngày
Nên Làm Gì Trong Ngày Hôm Nay?Sau Đó, Ông Chọn Một Dự Định Cụ Thể Để Tập Trung Và Bắt Đầu “Xây Dựng Công Việc, Suy Luận, Và Tìm Ra Giải Pháp Hữu Hiệu Cho Ngày Hôm Đó” Theo Kế Hoạch.
Chuẩn Bị Một Dự Định Và Lập Kế Hoạch Hành Động Mỗi Sáng Sẽ Tạo Ra Sự Đảm Bảo Cho Bạn, Giúp Tập Trung Và Tránh Bị Phân Tâm Trong Ngày.
5. Dành Thời Gian Cho Việc Học
Trong Lịch Trình Hàng Ngày Của Franklin, Ông Đề Ra Thời Gian 'Xem Xét Lại Những Nghiên Cứu Hiện Tại', Tức Là Dành Thời Gian Cho Các Dự Án Cá Nhân Độc Lập Ngoài Công Việc.
Khoảng Thời Gian Này Có Thể Dành Cho Việc Đọc Sách Hoặc Báo, Hoặc Bạn Có Thể Sử Dụng Nó Để Học Ngoại Ngữ, Chơi Nhạc Cụ, Tùy Theo Sở Thích.
6. Tạo Khoảng Thời Gian Cho Công Việc Cần Sự Chú Ý Và Nghiên Cứu Sâu.
Để Lập Kế Hoạch Cho Bản Thân, Franklin Đã Tạo Ra Những Khoảng Thời Gian Để Quản Lý Hiệu Quả Thời Gian Và Bảo Vệ Ngày Của Mình Khỏi Sự Phân Tâm Không Mong Muốn.
Đặc biệt, Franklin cũng đã phân chia thời gian thành hai đoạn 4 giờ - từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, và từ 2 giờ chiều đến 6 giờ tối - cho những công việc đòi hỏi sự tập trung và chuyên sâu.
Tương tự, Franklin dành một khoảng thời gian 2 giờ - từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều - cho bữa trưa và các công việc nhẹ nhàng hơn như đọc báo cáo tài chính.
Bằng cách sắp xếp thời gian như vậy, Franklin đã hoàn thành những công việc quan trọng nhất vào những thời điểm ông có năng lượng cao nhất.
7. Sắp Xếp Lại Mọi Thứ Sau Giờ Làm Việc
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, rất dễ để chúng ta rời bỏ mọi thứ trong tình trạng lộn xộn. Điều này dẫn đến việc phải dành thời gian vào sáng hôm sau để sắp xếp lại mọi thứ trước khi bắt đầu công việc mới. Mặc dù có thể tiết kiệm thời gian ngay lúc đó, nhưng sẽ là mất thời gian và năng lượng quý báu, thứ mà cần dùng cho công việc quan trọng.
Để tránh tình trạng này, Franklin luôn chắc chắn rằng mọi thứ được sắp xếp lại và trở về vị trí ban đầu trước khi kết thúc mỗi ngày làm việc.
Điều này đã giúp Franklin có đủ ý chí mỗi buổi sáng để giải quyết những công việc tẻ nhạt.
8. Lên Kế Hoạch Cho Thời Gian Nghỉ
Sau giờ làm việc hàng ngày, Franklin thường dọn dẹp không gian làm việc của mình, đi ăn tối và dành thời gian còn lại của buổi tối để thư giãn: nghe nhạc và trò chuyện với bạn bè. Thời gian nghỉ không phải là lãng phí thời gian, mà là một công cụ năng suất mạnh mẽ giúp tái tạo năng lượng cho cả tinh thần và cơ thể, để chuẩn bị cho những thách thức của ngày tiếp theo.
9. Suy Ngẫm Về Ngày Đã Qua Mỗi Tối
Trước khi đi ngủ, Franklin thường suy ngẫm về những gì đã diễn ra trong ngày và tự hỏi mình: “Hôm nay tôi đã làm được điều gì?' Sau khi ghi lại những điều tích cực và những thất bại của mình, Franklin sẽ cố gắng điều chỉnh và cải thiện lịch trình hàng ngày của mình. Tương tự, việc xem xét lại năng suất của bạn vào cuối ngày sẽ giúp bạn nhận ra những hoạt động lãng phí thời gian và cải thiện lịch trình hàng ngày để tăng hiệu suất.
10. Hãy Dừng Việc Theo Đuổi Sự Hoàn Hảo
Trong cuốn sách Các Phương Pháp Hàng Ngày: Cách Mà Nghệ Sĩ Làm Việc (sách âm thanh), Currey đã diễn giải rằng Franklin phải vật lộn để tuân thủ lịch trình hàng ngày của mình: “Ông không tự nhiên giữ cho giấy tờ và đồ dùng của mình ngăn nắp, và ông thấy việc này quá khó khăn đến nỗi gần như bỏ cuộc trong thất vọng. Hơn nữa, yêu cầu từ công việc in ấn kinh doanh làm ông không thể luôn tuân thủ đúng thời gian biểu mà ông đã đặt ra cho mình.” Quan trọng nhất không phải là sự hoàn hảo, mà là sự cải tiến. Như Franklin đã nói: “Tôi ngạc nhiên khi nhận ra mình có nhiều khuyết điểm hơn tôi nghĩ; nhưng tôi hài lòng khi thấy chúng dần giảm đi.” Hãy ăn mừng những thành tựu nhỏ bé và tránh tự trách bản thân khi bạn không thực hiện được kế hoạch của mình, vì cuối cùng, nỗ lực mới quan trọng. Lịch trình hàng ngày của Benjamin Franklin là một bài học đơn giản và hiệu quả để cải thiện năng suất. Mặc dù đã được tạo ra hơn 300 năm, nó chứa đựng những nguyên tắc vượt thời gian sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiền toái của thế giới hiện đại và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất của mình. Hãy điều chỉnh và thử nghiệm lịch trình hàng ngày của Franklin để tìm ra cái phù hợp nhất với bạn, nhưng hãy nhớ theo lời của Benjamin Franklin, quan trọng nhất không phải là nội dung của kế hoạch, mà là việc quyết định lập kế hoạch từ đầu: “Nếu bạn thất bại ngay từ khi suy nghĩ để lập kế hoạch, thì bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đấy!”
Tác Giả: Tanosei
Link Gốc: 10 Bài Học về Năng Suất Quan Trọng Nhất từ Lịch Trình Hàng Ngày của Benjamin Franklin
Dịch Giả: Vũ Thảo Nhi - Nguồn: ToMo Học Mỗi Ngày