Bạn có quyết định dựa trên lý trí và logic hay không? Nếu bạn để lý trí dẫn dắt thay vì trái tim, thì có lẽ bạn đã từng tư duy theo hướng nội.
Hiểu cách bộ não xử lý thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Nhờ đó, bạn sẽ trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa của tư duy hướng nội, cách phân biệt với tư duy hướng ngoại, và chia sẻ 13 điểm chung của người tư duy hướng nội.
Tư duy hướng nội là gì?
Tư duy hướng nội
là quá trình đánh giá và ra quyết định dựa trên lý trí và logic, tiếp cận vấn đề một cách khách quan.Nói cách khác, tư duy hướng nội là bộ quy tắc cá nhân về cách thế giới hoạt động. Người tư duy hướng nội tập trung vào nội tâm và phân loại những gì họ học được theo kiến thức sẵn có, sắp xếp thông tin thành các danh mục trong đầu họ.
Nếu kiến thức mới không phù hợp với những gì họ biết, người tư duy hướng nội sẽ xem xét lại hệ thống kiến thức hiện tại để điều chỉnh sao cho phù hợp với thông tin mới.
Vì vậy, người hướng nội liên tục phân tích mọi thứ để xem liệu chúng có phù hợp với hiểu biết của họ về cách thế giới hoạt động hay không.
Tư duy hướng nội và Tư duy hướng ngoại
Để hiểu rõ về tư duy hướng nội, việc so sánh với tư duy hướng ngoại rất hữu ích. Người tư duy hướng ngoại tập trung vào thế giới bên ngoài, họ tìm kiếm các quy tắc và luật lệ xung quanh mình.
Họ tìm kiếm logic từ môi trường xung quanh mình, tìm kiếm sự nhất quán trong vũ trụ. Giống như người hướng nội, người hướng ngoại cũng xử lý và phân loại thông tin mới, nhưng điểm khác biệt là ở chỗ tham chiếu.
Người hướng nội liên tục phân tích mọi thứ để xem liệu chúng có phù hợp với sự hiểu biết của họ về cách thế giới hoạt động hay không.
Người hướng nội phân loại thông tin dựa trên nguyên tắc riêng, trong khi người hướng ngoại dựa trên các hệ thống quy tắc có sẵn trong thế giới.
Điểm khác biệt chính giữa tư duy hướng nội và hướng ngoại là sự tập trung. Người hướng nội phân loại ý tưởng và giả thuyết, trong khi người hướng ngoại tập trung vào phương pháp. Kết quả là người hướng nội chú trọng vào bên trong vấn đề còn người hướng ngoại chú trọng vào vấn đề bên ngoài.
Tư duy hướng nội trong 16 kiểu tính cách.
Khái niệm tư duy hướng nội lần đầu tiên được Carl Jung giới thiệu trong phân tích về 8 loại hình tính cách. Trong mô hình của mình, Jung đã phân loại tính cách thành hướng nội và hướng ngoại, sau đó chia chúng thành cảm nhận, cảm giác, tư duy và trực giác.
Giống như các loại hình tính cách được sử dụng trong Bài test Myers-Brigg, mô hình 16 kiểu tính cách này vẫn giữ nguyên bốn kiểu chính mà Jung đã đề xuất. Sau đó, họ mở rộng thành 16 kiểu tính cách và xây dựng hệ thống phân tích này.
Mục đích của các bài test tính cách là giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu. Thông tin này có thể hỗ trợ bạn trong sự nghiệp và các mối quan hệ.
Những thông tin này không nhằm so sánh tính cách nào tốt hơn. Chúng được thiết kế để giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và cách bạn tương tác với thế giới.
13 đặc điểm chung của tư duy hướng nội
Bạn sẽ ngạc nhiên về độ chính xác của bài test tính cách này. Vì mỗi chức năng chính, như tư duy hướng nội và hướng ngoại, đều có những đặc điểm chung.
1. Quyết định dựa trên nội tâm
Một số người có thể nghĩ rằng người hướng nội luôn im lặng trước một chủ đề, nhưng điều đó không đúng. Khi đưa ra quyết định, họ luôn cân nhắc các lựa chọn từ bên trong vấn đề. Người tư duy hướng nội xử lý thông tin dựa trên các khuôn mẫu nội tại, vì vậy họ thường suy nghĩ sâu vào vấn đề.
Họ sẽ lên tiếng khi đã xác định được quyết định chính xác. Trước khi đạt đến kết luận đó, không điều gì đủ quan trọng để đề cập. Họ cần tự mình đưa ra quyết định, điều này khiến họ tập trung vào bên trong vấn đề.
2. Luôn giữ sự tò mò
Người tư duy hướng nội cần hiểu cách mọi thứ vận hành. Họ sẽ phân tích kỹ lưỡng mọi thứ để tìm ra bản chất. Họ thích học những điều mới và cách nhanh nhất để tiếp thu là qua việc phân tích.
Đối với họ, công việc sẽ suôn sẻ khi vấn đề được giải quyết và sự cố được xử lý. Vì họ luôn muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, họ sẽ đào sâu vào vấn đề để hiểu rõ những gì đang diễn ra.
3. Dành thời gian để ra quyết định
Người tư duy hướng nội, là những người thích phân tích vấn đề, họ muốn xem xét kỹ lưỡng mọi lựa chọn trước khi đưa ra quyết định. Họ phải xem xét tất cả thông tin liên quan trước khi quyết định. Thậm chí sau đó, họ vẫn chưa chắc chắn về quyết định cuối cùng. Không có gì đảm bảo rằng họ đã xem xét hết mọi góc độ của vấn đề.
Nếu họ đưa ra quyết định và sau đó phát hiện thêm thông tin mới, điều gì sẽ xảy ra?
Người tư duy hướng nội có thể bị cho rằng suy nghĩ quá nhiều.
4. Sử dụng từ ngữ chính xác
Vì người tư duy hướng nội cố gắng tư duy khách quan, họ tìm từ ngữ chính xác để diễn đạt. Thậm chí, họ có thể cảm thấy khó chịu khi người khác sử dụng thuật ngữ không chính xác.
Họ muốn tìm hiểu những điều mới và cách nhanh nhất để họ hiểu là bằng cách phân tích.
Thường, một người tư duy hướng nội sẽ chờ đợi cho đến khi họ nghĩ ra từ chính xác để diễn đạt điều gì đó. Họ ít nói, nhưng khi họ nói, đó là vấn đề quan trọng.
Ngoài ra, người tư duy hướng nội cũng có thể thích tham gia tranh luận vì sử dụng ngôn ngữ chính xác này. Họ phân biệt rõ ràng những điều mà người khác không để ý nhưng lại quan trọng với họ.
5. Quan sát mối liên kết giữa các sự việc
Với người tư duy hướng nội, vũ trụ là một mạng lưới kiến thức. Vì vậy, họ nhìn thấy được sự kết nối mà người khác không nhìn thấy. Tuy nhiên, họ không luôn luôn có thể giải thích sự kết nối này một cách rõ ràng cho người khác hiểu.
Điều này là do bộ não của họ hoạt động như một mạng lưới. Tất cả mọi thứ được phân loại và sắp xếp trong đó với những tên gọi chính xác. Trong tâm trí của họ, họ luôn tưởng tượng ra những mối liên kết giữa mọi thứ trong mạng lưới đó.
6. Tất cả đều liên quan đến trải nghiệm
Do tập trung vào bên trong vấn đề, người tư duy hướng nội phân tích mọi thứ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Điều này dẫn đến một cách suy nghĩ tương đối.
Với họ, không có giải pháp nào được coi là hoàn toàn đúng. Điều này cũng khiến họ từ chối những chân lý đại chúng. Nói một cách khác, họ không chấp nhận điều gì chỉ vì 'Chính là vậy'.
Họ phải tự khám phá sự thật thông qua trải nghiệm cá nhân. Vì vậy, họ không chấp nhận điều gì là sự thật mà không trải qua. Họ cần phải trải nghiệm nó một cách thực tế.
7. Thường tỏ ra lười biếng
Tập trung vào bên trong khiến người tư duy hướng nội thường có diện mạo hỗn độn bên ngoài. Với cách tư duy này, khi họ suy nghĩ, họ thường tỏ ra lười biếng.
Nếu một người tư duy hướng nội đã quyết định rằng hành động đó không phù hợp với nguyên tắc của họ, họ sẽ không làm điều đó.
Họ biết lý do không làm điều gì đó, nhưng họ có thể không giải thích điều đó cho người khác.
8. Loại bỏ bản thân ra khỏi sự thật
9. Tập trung vào việc đạt được hiểu biết
Với lòng khao khát học hỏi, người tư duy hướng nội sẽ tập trung vào việc đạt được sự hiểu biết. Mong muốn này thậm chí có thể lấn át nhu cầu hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Do đó, trong khi người khác nghĩ rằng người tư duy hướng nội có thể không đạt được nhiều thành tựu, họ lại cảm thấy đã đạt được điều gì đó từ những kiến thức mà họ đã học.
10. Tính Độc lập
Vì họ phụ thuộc vào nguyên tắc bên trong, người tư duy hướng nội thường có xu hướng tự lập. Họ cần thời gian và không gian để tự mình khám phá. Họ cũng độc lập trong việc thu thập thông tin.
Điều này có thể là một điểm mạnh nhưng cũng có thể là một điểm yếu. Nếu là điểm mạnh, người tư duy hướng nội thường sáng tạo ra những giả thuyết mới thông qua cuộc sống tư duy phong phú và cách nhìn nhận sự việc độc đáo. Mặt khác, tính độc lập này có thể khiến họ không thể yêu cầu sự giúp đỡ khi cần.
11. Tính Tư duy Trừu tượng
Người tư duy hướng ngoại áp dụng quy tắc cụ thể hơn. Nếu có quy tắc nào tồn tại trong vũ trụ, họ sẽ tuân thủ. Nhưng với người tư duy hướng nội, quy tắc hoặc luật lệ tồn tại để tìm ra lỗ hổng.
Điều này dẫn đến tư duy trừu tượng của họ, một cách suy nghĩ linh hoạt và luôn mở cửa cho nhiều lựa chọn khác nhau.
Hơn nữa, sự ham muốn học hỏi nhiều hơn cũng kích thích người tư duy hướng nội suy nghĩ sâu sắc về nhiều chủ đề khác nhau.
12. Thấu hiểu và Trung thực
Với hiểu biết sâu rộng của mình, người tư duy hướng nội sẽ nói ra sự thật mà không do dự. Sự trung thực như vậy có thể giúp người khác hiểu ra sự thật, nhưng đôi khi cũng có thể làm tổn thương họ trong những tình huống nhạy cảm.
Bởi vì tư duy hướng nội là một tư duy khách quan, họ sẽ loại bỏ bản thân ra khỏi sự thật để suy nghĩ một cách công bằng nhất.
Họ không dành thời gian để an ủi hay động viên ai đó chỉ vì một lời nhận xét. Sự thật là quan trọng nhất và mọi vật tồn tại để được phân tích.
13. Tôn trọng Ý Tưởng
Người tư duy hướng nội tập trung vào ý tưởng thay vì quy tắc. Họ đánh giá cao ý tưởng và sẽ lắng nghe chúng, ngay cả khi chúng trái ngược nhau. Điều này mở ra cơ hội thảo luận và học hỏi cho họ.
Cùng với niềm tin rằng có nhiều cách giải quyết, người tư duy hướng nội cũng tin rằng một câu chuyện có nhiều mặt khác nhau. Họ cần phân tích những quan điểm này.
Kết Luận
Tư duy hướng nội sử dụng cách tiếp cận tổng hợp để xử lý thông tin. Họ muốn thu thập tất cả thông tin trước khi phân tích.
Trong các đặc điểm tính cách khác nhau, tư duy hướng nội có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiểu rõ chúng giúp bạn phát triển và tự hoàn thiện mình.
Tác giả: Sarah Kristenson
Nguồn: Bài viết gốc về 13 Đặc Điểm Phổ Biến của Tư Duy Hướng Nội
Dịch giả: Bùi Thị Bình An - ToMo - Học Một Điều Gì Đó Mới