Bạn là chủ doanh nghiệp hoặc nhà tiếp thị đang quan tâm đến việc phát triển cửa hàng trực tuyến của mình vào năm 2022? Nếu vậy, bạn đến đúng nơi rồi đó. Vào cuối năm 2021, hơn 2,14 tỷ người đã mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ trực tuyến và con số này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vài năm tới.
Cách tiếp thị, tiếp cận cộng đồng và SEO đã thay đổi rất nhiều, theo cả hướng tốt lẫn xấu. Sự bùng nổ về công nghệ và tiếp thị đã giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trở nên tự do và linh hoạt hơn, đồng thời, cũng có nhiều đổi mới hơn. Mặt hạn chế là tất cả các phương pháp, công cụ và chiến lược mới này có thể nhanh chóng trở nên quá tải.
Hãy tiếp tục đọc nếu gặp khó khăn khi xác định xu hướng mua sắm nào đáng theo đuổi và xu hướng nào đang lỗi mốt. Hôm nay, mục tiêu của tôi là giúp giải đáp mọi vấn đề và chỉ cho bạn 4 xu hướng mua sắm trực tuyến cần chú ý vào năm 2022. Tôi cũng sẽ cung cấp một số mẹo mà bạn có thể áp dụng vào các chiến lược này.
Bắt đầu nào!
1. Sáng tạo nội dung vẫn là vua trong tiếp thị kỹ thuật số
Đăng tải nội dung là một cách tuyệt vời để thu hút khách truy cập mới đến trang web của bạn cũng như duy trì khách hàng hiện tại. Nghiên cứu cho thấy 47% người tiêu dùng đọc 3-5 phần nội dung trước khi mua sắm ở một thương hiệu mới. Thực tế là người tiêu dùng muốn xem xét liệu các công ty có đáp ứng được nhu cầu và hiểu được những khó khăn của họ trước khi đặt hàng.
Hãy nghĩ xem, bạn có muốn cung cấp thông tin thẻ ghi nợ của mình cho một công ty mới mà không cần xác nhận trước liệu họ có đáp ứng được nhu cầu của bạn không? Khi nó được diễn giải như vậy, bạn sẽ hiểu tại sao thêm nội dung vào blog có thể giúp xây dựng danh tiếng, giữ chân khách truy cập vào trang web của bạn và bán được nhiều hàng hơn.
Loại nội dung mà người dùng muốn xem đã thay đổi. Rất nhiều người yêu cầu thêm nội dung video. Ước tính có khoảng 43% người mua sắm trực tuyến muốn thêm nhiều video hơn từ các thương hiệu yêu thích của họ.
Cũng có bằng chứng cho thấy nội dung video có thể cải thiện đáng kể thứ hạng tìm kiếm của bạn. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc thêm video vào trang web của bạn có thể tăng lưu lượng truy cập SERPs lên tới 157%! Nói cách khác, sự thay đổi nhỏ bé này có thể giúp cải thiện lưu lượng truy cập và khả năng tìm kiếm của trang web.
2. Tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và tiếp thị tương tác
Tự động hóa đã trở thành một công cụ tiếp thị thiết yếu cho các doanh nghiệp ở tất cả các ngành. Nhìn chung, tự động hóa hỗ trợ chủ doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại cũng như thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng. Dữ liệu bổ sung này có thể giúp bạn mở rộng cửa hàng trực tuyến của mình vào năm 2022. Bên cạnh đó, tự động hóa các tác vụ có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian đấy.
Tự động hóa các quy trình tiếp thị khác nhau cũng có thể giúp bạn tăng vọt doanh số bán hàng thông qua cá nhân hóa. Gần 80% người mua sắm trực tuyến mong đợi các thương hiệu có những nội dung và ưu đãi phù hợp với nhu cầu và vấn đề của họ.
Trước kia, bạn cần một chuyên gia nắm bắt các con số phân tích và xây dựng chi tiết chân dung khách hàng. Giờ đây, dữ liệu về cách người tiêu dùng tương tác với trang web của bạn đã được sắp xếp chỉ trong vài giây, điều này giúp việc lập kế hoạch cá nhân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bạn thu thập đủ thông tin về khách truy cập, bạn có thể đưa ra đề xuất thông qua các kênh tiếp thị tự động khác, như email, để hiển thị các sản phẩm và dịch vụ có liên quan. Nói về email, nếu bạn chưa tự động hóa quá trình tạo và phân khúc khách hàng tiềm năng của mình, thì bây giờ là thời cơ để bắt đầu.
Tôi khuyên bạn nên thêm một câu hỏi vào biểu mẫu đăng ký để kích hoạt CRM (Quản lý quan hệ khách hàng). Hệ thống này sẽ nhóm các khách hàng tiềm năng dựa trên phản hồi của họ. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu người đăng ký mới chọn nhu cầu và khó khăn của họ. Dựa trên sự lựa chọn của họ, bạn có thể thiết lập các chiến dịch tiếp thị phù hợp để tăng doanh số bán hàng và tiếp thị tương tác.
3. Tìm kiếm bằng giọng nói đã đạt mức kỉ lục
Tin hay không thì tùy, doanh thu từ mua sắm bằng giọng nói dự kiến sẽ đạt mức 40 tỷ đô la vào năm 2022. Thống kê đáng kinh ngạc này là bằng chứng cho thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà tiếp thị cần thiết lập chiến lược SEO với tìm kiếm bằng giọng nói.
Nếu bạn chưa quen với ý tưởng của việc tìm kiếm bằng giọng nói, hãy đọc bản tóm tắt sau đây. Tìm kiếm bằng giọng nói là khi người mua sử dụng thiết bị kích hoạt bằng giọng nói như Alexa của Amazon hoặc điện thoại thông minh để tìm kiếm trên Internet. Thực tế, 62% người sử dụng các thiết bị này cho biết họ đã mua sắm thông qua thiết bị điều khiển bằng giọng nói.
Hãy quay lại chiến lược tiếp thị nội dung của bạn. Khi tạo trang web hoặc đăng bài trên blog, hãy sử dụng ngôn ngữ đàm thoại khi có thể.
Hãy nhớ rằng cách mọi người tìm kiếm bằng giọng nói khác với cách họ gõ. Nếu bạn chỉ tập trung vào những gì khách hàng viết, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng.
Tôi khuyên bạn nên xem xét các câu hỏi mà khách hàng có thể hỏi khi lập kế hoạch viết nội dung. Ví dụ, nếu bạn bán áo bóng đá, bạn có thể sử dụng câu hỏi 'Tôi có thể mua áo bóng đá ở đâu?' thay vì từ khóa chung chung như “Áo bóng đá mới”. Khi bạn đưa các loại câu hỏi này vào bài đăng của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện ở các kết quả trả về cho người dùng, bất kể họ đang sử dụng bàn phím hay loa thông minh.
Mạng xã hội chứa đầy những cơ hội tiếp thị mới.
Cuối cùng, hãy nói về cách bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại trên mạng xã hội. Người tiêu dùng dành khoảng 2 giờ 29 phút để lướt các nền tảng mạng xã hội mỗi ngày và trong nhiều trường hợp, họ đang tìm kiếm những thứ họ cần mua.
Nếu bạn có thể tiếp cận họ vào những thời điểm quan trọng này, đó là cơ hội tuyệt vời để tăng doanh số bán hàng và khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội. Đề xuất đầu tiên của tôi là tạo tài khoản ở các trang mạng xã hội, nếu bạn muốn tiếp cận với những người vừa mới biết đến thương hiệu của bạn, cũng như những khách hàng trung thành.
Sau khi bạn đã lập tài khoản và điền tất cả thông tin bổ sung, hãy đăng tải! Chia sẻ nội dung từ trang web của bạn, tin tức về sản phẩm mới cũng như các cuộc thăm dò và khảo sát để giúp bạn tìm hiểu khách hàng của mình. Theo kinh nghiệm của tôi, ba loại bài đăng này sẽ giúp tăng lượt tương tác và chia sẻ xã hội nhiều hơn.
Bạn có thể đầu tư vào quảng cáo động trên các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram. Các nền tảng này cung cấp cho bạn các công cụ để tạo quảng cáo động dựa trên sở thích và thói quen mua hàng của người dùng. Nếu bạn đã xây dựng được chi tiết chân dung khách hàng, thì bây giờ là lúc để đưa dữ liệu này vào hoạt động.
Mỗi tháng, khoảng 130 triệu người nhấn vào các bài đăng được tài trợ trên Instagram. Không khó để thấy được hiệu quả của quảng cáo động đã giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn như thế nào.
Bạn cũng nên cân nhắc những lợi ích của trò chuyện trực tiếp trên kênh xã hội. Đại đa số người mua hàng mong đợi sự hỗ trợ đa kênh từ các doanh nghiệp. Nếu bạn có một nhóm sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của người dùng, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để biến những người này thành khách hàng.