Kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn hiểu và giải quyết những tình huống dựa trên thông tin có sẵn. Điển hình là, sử dụng tư duy phản biện trong công việc xử lý và sắp xếp dữ liệu để xác định vấn đề và phát triển giải pháp hiệu quả.
Hãy suy nghĩ về kỹ năng tư duy phản biện bạn đã có và có thể phát triển. Đưa kỹ năng tư duy phản biện vào CV và thảo luận về chúng trong cuộc phỏng vấn. Bạn cũng có thể đặt mục tiêu và áp dụng phương pháp thực hành để xây dựng kỹ năng tư duy phản biện cần thiết để thành công trong công việc.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích tư duy phản biện là gì, tại sao nó quan trọng và cách cải thiện kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này.
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là hành động phân tích các sự kiện để hiểu một vấn đề hoặc chủ đề một cách thấu đáo. Quá trình này bao gồm thu thập thông tin, đặt ra những câu hỏi đáng suy ngẫm và phân tích các giải pháp khả thi. Ví dụ, trong bộ phận nhân sự, sử dụng tư duy phản biện để hiểu xung đột giữa hai nhân viên và áp dụng hành động giải quyết xung đột.
Cách thức suy nghĩ phản biện như thế nào?
Dưới đây là các khóa học bổ sung về những “hành động” mà bạn có thể thực hiện khi sử dụng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề tại nơi làm việc:
· Xác định vấn đề hoặc sự cố
· Suy luận lý do vì sao vấn đề tồn tại và cách để giải quyết nó
· Thu thập thông tin hoặc số liệu của vấn đề thông qua tìm hiểu và nghiên cứu
· Sắp xếp và tổ chức dữ liệu đã tìm được
· Phân tích xem những giải pháp nào hiệu quả, giải pháp nào không
· Xác định cách để cải thiện, nâng cao giải pháp đề ra
“Khách quan” là một phần cơ bản của tư duy phản biện. Điều đó có nghĩa là phân tích vấn đề mà không cho phép thành kiến, cảm xúc hoặc giả định mang tính cá nhân ảnh hưởng đến lối tư duy của bạn về nó. Thay vào đó, một nhà tư tưởng phản biện mạnh mẽ sẽ chỉ phân tích vấn đề dựa trên bối cảnh và dữ kiện thu thập được sau khi tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và công tâm.
Tại sao tư duy phản biện lại quan trọng
Kỹ năng tư duy phản biện là một điều cần thiết trong mọi ngành, ở mọi cấp độ nghề nghiệp, từ những nhân sự cao cấp đến những giám đốc điều hành hàng đầu. Những người có tư duy phản biện tốt có thể làm việc độc lập và cùng với những người khác để giải quyết vấn đề. Các vấn đề như sự năng suất thấp của quy trình, quản lý hoặc tài chính có thể được cải thiện bằng cách sử dụng tư duy phản biện. Do đó, các nhà tuyển dụng đánh giá cao và tìm kiếm những ứng cử viên thể hiện kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ.
5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng
Dưới đây là 5 kỹ năng tư duy phản biện phổ biến và có tác động mà bạn có thể cân nhắc đưa vào CV của mình, hoặc thảo luận trong cuộc phỏng vấn:
1. Quan sát
Quan sát chính là kỹ năng đầu tiên của tư duy phản biện. Những người tinh ý có thể nhanh chóng “bén hơi” và xác định được một vấn đề mới xảy ra. Những người có kỹ năng quan sát có thể hiểu được tại sao một thứ gì đó có thể trở thành một vấn đề. Thậm chí họ có thể đoán được khi nào một vấn đề sẽ xảy ra trước khi nó bắt đầu dựa trên kinh nghiệm của họ.
Cải thiện kỹ năng quan sát của bạn bằng cách giảm tốc độ xử lý thông tin và rèn luyện bản thân để chú ý hơn đến môi trường xung quanh. Bạn có thể thực hành các “kỹ năng chánh niệm – tỉnh thức”, viết nhật ký hoặc tích cực lắng nghe trong và ngoài giờ làm việc để kiểm tra kỹ lưỡng những gì bạn đang nghe hoặc quan sát được. Sau đó, hãy xem xét nếu bạn thấy các xu hướng trong hành vi, giao dịch, hoặc những dữ liệu có thể hữu ích giúp cho nhóm của bạn có thể giải quyết.
2. Phân tích
Khi vấn đề đã được xác định, kỹ năng phân tích trở nên cần thiết. Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả một tình huống liên quan đến việc biết những dữ kiện, dữ liệu hoặc thông tin nào về vấn đề là quan trọng. Điều này cũng thường bao gồm việc thu thập các nghiên cứu không “mang tính cá nhân hóa – thiên vị”, đặt các câu hỏi liên quan đến dữ liệu để đảm bảo chúng chính xác, và đánh giá các phát hiện một cách khách quan.
Cải thiện khả năng phân tích của bạn bằng cách tiếp nhận những kinh nghiệm mới mẻ. Ví dụ: bạn có thể đọc một cuốn sách về một khái niệm mà bạn không quen thuộc hoặc tham gia một lớp học toán trực tuyến để thúc đẩy bản thân suy nghĩ theo những cách mới và cân nhắc những ý tưởng mới. Làm như vậy có thể giúp bạn xây dựng kỹ năng diễn giải thông tin mới và đưa ra quyết định hợp lý dựa trên các phân tích hợp lý.
3. Suy luận
Suy luận là một kỹ năng liên quan đến việc đưa ra kết luận về thông tin bạn thu thập và có thể yêu cầu bạn phải có kiến thức hoặc kinh nghiệm về kỹ thuật hoặc ngành cụ thể. Khi bạn đưa ra suy luận, điều đó có nghĩa là bạn đang phát triển câu trả lời dựa trên những thông tin hạn chế. Ví dụ, một thợ sửa xe hơi có thể phải suy luận xem điều gì đang khiến động cơ ô tô bị dừng vào thời điểm dường như ngẫu nhiên dựa trên thông tin có sẵn cho họ.
Cải thiện khả năng suy luận của bạn bằng cách tập trung vào việc đưa ra các phỏng đoán trên cơ sở kinh nghiệm hơn là nhanh chóng đưa ra kết luận. Điều này đòi hỏi bạn phải giảm tốc độ để tìm kiếm cẩn thận và xem xét càng nhiều manh mối càng tốt – chẳng hạn như hình ảnh, dữ liệu báo cáo – có thể giúp bạn đánh giá một tình huống.
4. Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng khi cần giải thích và thảo luận các vấn đề cũng như các giải pháp khả thi của chúng ta với đồng nghiệp và các bên liên quan.
Cải thiện khả năng giao tiếp của bạn trong bối cảnh tư duy phản biện bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận khó khăn, ví dụ trong các tình huống khi bạn và một người tham gia khác có thể không đồng ý về chủ đề này. Duy trì thói quen giao tiếp tốt, chẳng hạn như tích cực lắng nghe và tôn trọng, để hiểu các quan điểm khác và có thể giải thích ý tưởng của bạn một cách bình tĩnh và hợp lý. Làm như vậy có thể giúp bạn đánh giá các giải pháp hiệu quả hơn với đồng nghiệp của mình.
5. Giải quyết vấn đề
Sau khi bạn đã xác định và phân tích một vấn đề và lựa chọn một giải pháp, bước cuối cùng là thực hiện giải pháp của bạn.
Giải quyết vấn đề thường đòi hỏi tư duy phản biện để thực hiện giải pháp tốt nhất và để hiểu liệu giải pháp có hiệu quả hay không vì nó liên quan đến mục tiêu. Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn bằng cách đặt mục tiêu để có thêm kiến thức ngành trong lĩnh vực của bạn. Giải quyết vấn đề tại nơi làm việc thường sẽ dàng hơn nếu bạn có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực. Quan sát cách những người khác giải quyết vấn đề trong công việc cũng rất hữu ích cho bạn. Ghi lại quy trình và kỹ thuật, đặt ra các câu hỏi về chúng.
Các kỹ năng tư duy phản biện khác
Trong khi 5 kỹ năng phân tích phản biện trên cần thiết để có một tư duy phản biện nhạy bén, thì cũng có một số kỹ năng mềm liên quan đến sự phân tích kỹ càng. Dưới đây là một số kỹ năng khác cần xem xét khi phát triển tư duy phản biện của bạn:
· Kỹ năng “siêu nhận thức”
· Kỹ năng suy luận quy nạp
· Kỹ năng sáng tạo
· Kỹ năng đưa ra quyết định
· Kỹ năng tư duy khái niệm
Làm thế nào để phát triển kỹ năng tuy duy phản biện của bạn
Mặc dù bạn có thể đã sở hữu nhiều kỹ năng ở trên, những vẫn có thể hữu ích với bạn khi xem xét các lĩnh vực khác để cải thiện – đặc biệt là đối với các kỹ năng cụ thể được liệt kê trong bản mô tả công việc. Bạn luôn có thể cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của minh thông qua thực hành và các cơ hội đào tạo rộng mở.
Để cải thiện hơn nữa kỹ năng tư duy phản biện của bạn, hãy xem xét thực hiện một số bước sau:
· Mở rộng các kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn để giúp bạn xác định vấn đề dễ dàng hơn.
· Tham gia các khóa học bổ sung yêu cầu tư duy và phân tích phản biện của bạn.
· Tích cực xung phong giải quyết các vấn đề cho sếp của bạn.
· Tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực, hoặc ngành bạn mong muốn.
· Chơi các trò chơi hợp tác và đơn lẻ đòi hỏi các kỹ năng tư duy phản biện, chẳng hạn như phân tích và suy luận.
Yêu cầu bạn bè, đồng nghiệp hoặc quản lý đánh giá kỹ năng hiện tại của bạn cũng như có thể giúp bạn có cái nhìn khách quan về điểm mạnh của mình. Bạn có thể thấy có lợi hoặc thậm chí là cần thiết để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện để giúp xây dựng sơ yếu lý lịch hoặc thăng tiến trong sự nghiệp tương lai.