Sự trưởng thành về mặt cảm xúc là khi một cá nhân có khả năng quản lý cảm xúc và các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống một cách lành mạnh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ, giúp chúng ta giải quyết xung đột và tham gia vào những mối quan hệ lành mạnh và an toàn. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) định nghĩa sự trưởng thành về mặt cảm xúc là “mức độ kiểm soát và thể hiện cảm xúc cao và hợp lý”.
Tiến sĩ Eri Nakagami, LCSW, giám đốc lâm sàng của Phòng khám ngoại trú Embark Behavioral Health West LA nói: “những người trưởng thành về mặt cảm xúc thường tự nhận thức, hòa hợp với cảm xúc của mình và biết cách quản lý chúng. Những cá nhân trưởng thành về mặt cảm xúc thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nhận thức và cảm xúc khác nhau để giúp họ đối phó với những tình huống căng thẳng hoặc bất lợi và đạt được những giải pháp thành công cho những thách thức trong cuộc sống.”
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về sự trưởng thành về mặt cảm xúc, bao gồm dấu hiệu, những yếu tố ảnh hưởng, thời điểm nó phát triển và cách phát triển nó.
8 dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt cảm xúc:
Nguồn: Internet
Đầu tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu về 8 dấu hiệu phổ biến nhất của sự trưởng thành về mặt tâm lý theo quan điểm của các chuyên gia nhé!
1. Bạn là người biết đồng cảm
Trưởng thành về mặt cảm xúc có nghĩa là đôi khi bạn không chỉ quan tâm đến nhu cầu và ý kiến của bản thân mà còn chú trọng đến cảm xúc thực tế của người khác.
Tiến sĩ Lisa Lawless, nhà tâm lý học lâm sàng tại Holistic Wisdom, Inc. cho biết: “Một người có trí tuệ cảm xúc có khả năng đồng cảm và thể hiện lòng trắc ẩn với người khác. Suy nghĩ và cảm xúc của họ được thể hiện một cách tích cực và mang lại lợi ích, đảm bảo rằng họ đối xử tôn trọng với người khác và mong muốn điều đó từ người khác.”
2. Bạn có khả năng nhận thức và chia sẻ cảm xúc của mình
Những người đã phát triển sự trưởng thành về mặt tâm lý nhận biết cảm xúc của họ và hiểu được nguyên nhân gây ra chúng. Tiến sĩ Nakagami giải thích: “Điều này là cơ sở để bạn có thể quản lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh”. Cô nói thêm: “Cảm xúc của một người có thể giúp họ hiểu tại sao họ phản ứng như vậy thay vì bộc lộ cảm xúc một cách không thích hợp hoặc kìm nén chúng.
3. Bạn là người linh hoạt và mở lòng
Một đặc điểm quan trọng khác của một người trưởng thành về mặt tâm lý là họ không bị giới hạn bởi suy nghĩ và quan điểm cố định. Cuộc sống luôn đầy thách thức, và một người trưởng thành về mặt tâm lý sẽ đối mặt với những khó khăn đó bằng một tâm hồn mở lòng, sáng tạo.
Tiến sĩ Lawless nói: “Một người có sự trưởng thành về tâm lý mạnh mẽ sẽ linh hoạt và mở lòng bằng cách thích nghi với sự thay đổi. Họ cũng sẵn lòng xem xét những ý kiến khác biệt so với quan điểm của họ, điều này giúp họ làm tốt hơn trong việc thỏa hiệp với người khác.
4. Bạn có khả năng xây dựng mối quan hệ an toàn và lành mạnh
Một dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành về mặt tâm lý là khả năng duy trì các mối quan hệ lành mạnh và an toàn với người khác. Sefora Janel Ray - một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình tại Therapy to Thrive cho biết, điều này thường dễ đạt được hơn ở những cá nhân đã phát triển kiểu gắn bó an toàn.
Ray cũng nói thêm: “Sự gắn bó an toàn là cảm giác tin cậy, an toàn và kết nối sâu sắc mà các cá nhân phát triển trong những năm đầu đời thông qua sự chăm sóc nhất quán và nhanh chóng. Khi tôi nghĩ đến sự trưởng thành về mặt tâm lý, tôi thấy nó và sự gắn bó an toàn có một mối liên hệ chặt chẽ, tạo nên nền tảng cho các mối quan hệ lành mạnh và cân bằng giữa các cá nhân.”
Tất nhiên là kiểu gắn bó an toàn ở một mức độ nào đó sẽ phụ thuộc vào kiểu chăm sóc của cha mẹ dành cho bạn thời thơ ấu. Tuy nhiên, may mắn thay, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc phát triển kiểu gắn bó an toàn trong tương lai là hoàn toàn có thể, đơn giản chỉ cần bạn mong muốn là bạn cũng có thể làm được điều đó.
5. Bạn chịu trách nhiệm về hành động của mình
Những người trưởng thành về mặt tâm lý sẽ cân nhắc xem hành động của họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm nếu hành động đó gây ra bất kỳ tổn hại nào. Theo tiến sĩ Lawless, những người có mức độ trưởng thành về mặt tâm lý cao có thể dễ dàng xin lỗi, chịu trách nhiệm về hành động của mình bằng cách thấu hiểu và chấp nhận hậu quả. Ngoài ra, họ sẽ thay đổi theo hướng tích cực khi họ coi sai lầm như một cơ hội để trưởng thành và học hỏi.”
6. Bạn thiết lập ranh giới lành mạnh
Việc có khả năng thiết lập và duy trì các ranh giới lành mạnh là nền tảng của sự trưởng thành về mặt cảm xúc. Điều đó có nghĩa là bạn có thể khẳng định ranh giới cảm xúc của mình với bản thân và những người khác, cũng như giữ vững những ranh giới đó khi phải đối mặt với xung đột.
Tiến sĩ Nakagami cho biết, điều này không có nghĩa là việc thiết lập các ranh giới lành mạnh là dễ dàng, nhưng bạn sẽ nhận ra sự quan trọng của chúng. Bạn có thể coi việc đặt ra các ranh giới là một cách để chăm sóc, yêu thương và tôn trọng bản thân. Không chỉ là ranh giới cho bản thân mà còn cho người khác biết bạn có những ranh giới nhất định mà họ không nên vượt qua.
7. Bạn giải quyết xung đột có khả năng
Không thể phủ nhận một sự thật rằng xung đột sẽ xảy ra trong cuộc sống, nhưng quan trọng là cách bạn xử lý chúng. Những người trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ tìm cách giải quyết xung đột thay vì để chúng tồn tại hoặc phát triển.
Học cách giải quyết xung đột cũng phát triển các kỹ năng hành vi và cảm xúc cụ thể. Tiến sĩ Lawless nói: “Những người trưởng thành về mặt cảm xúc có thể giải quyết xung đột hiệu quả vì họ là người biết lắng nghe và tìm ra giải pháp. Khi họ gặp sự công kích hoặc thao túng, họ có thể giải quyết vấn đề một cách tôn trọng và biết khi nào nên rút lui.”
8. Bạn đối mặt với căng thẳng bằng cách lành mạnh
Một sự thật khác trong cuộc sống là bạn phải đối mặt với căng thẳng. Người trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ không cố tránh căng thẳng hoặc chạy trốn khỏi nó. Thay vào đó, họ học cách quản lý nó.
Tiến sĩ Lawless mô tả: “Quản lý căng thẳng là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành về mặt cảm xúc, vì nó cho phép một người điều chỉnh cảm xúc và vượt qua các tình huống khó khăn. Việc chăm sóc bản thân là điều quan trọng với mọi người, những người trưởng thành về mặt cảm xúc đều coi trọng điều này và thực hành nó.”
Tại độ tuổi nào mà hầu hết mọi người đạt được sự trưởng thành về mặt cảm xúc?
Sự trưởng thành về cảm xúc không phải là điều bẩm sinh mà nó phát triển từ khi còn nhỏ, khi trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc qua việc mỉm cười, cau mày và khóc.
Mặc dù sự trưởng thành về cảm xúc có bước nhảy vọt trong thời niên thiếu, nhưng hầu hết thanh thiếu niên vẫn đang vật lộn để trở nên trưởng thành hơn trong lĩnh vực này.
Vậy, chưa trưởng thành về mặt cảm xúc là gì?
Chưa trưởng thành về mặt cảm xúc có nghĩa là bạn không thể xử lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ an toàn và lành mạnh với người khác.
Làm thế nào để phát triển sự trưởng thành về mặt cảm xúc?
Mặc dù sự trưởng thành về cảm xúc thường tự nhiên phát triển khi chúng ta lớn lên và bước vào tuổi trưởng thành, nhưng điều này không dễ dàng xảy ra.
Di truyền
Môi trường sống
Khi mang thai và sau khi sinh
Dinh dưỡng
Dáng ngủ
Thuốc
Tuổi thơ khỏe mạnh
Căng thẳng tâm lý
Lạm dụng chất kích thích
Những trải nghiệm có hại thời thơ ấu
Tiến sĩ Lawless cho biết những người có bộ não đa dạng thần kinh, chẳng hạn như những người mắc chứng ADHD và ASD, cũng có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát triển sự trưởng thành về mặt cảm xúc.
Dù bạn đang ở đâu trong hành trình trưởng thành về mặt cảm xúc, dù bất kỳ rào cản nào bạn đang gặp phải, thì vẫn luôn tồn tại những tia hy vọng.
Nuôi nấng ý định thay đổi bản thân là bước quan trọng đầu tiên bạn cần thực hiện.
- Hãy học cách quan tâm sâu hơn đến cảm xúc của bạn và tìm cách quản lý chúng một cách hiệu quả hơn.
Điều quan trọng là không cần phải đối mặt với sự trưởng thành về mặt cảm xúc một mình. Trị liệu là lựa chọn tốt để điều chỉnh cảm xúc, tìm hiểu nguyên nhân và học cách xử lý chúng dễ dàng hơn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sự trưởng thành về mặt cảm xúc hoặc cách cải thiện nó cho bản thân hoặc người thân của bạn, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần.