“Cuộc sống chỉ thay đổi khi bạn hướng tới ước mơ của mình hơn là đứng yên một chỗ”. ~ Billy Cox
Có vẻ như thật vô lí khi nói rằng những điều “xấu” hoặc “nhược điểm” của bạn thật ra chính là những phẩm chất “tốt đẹp” hoặc “ưu điểm” của bạn. Tuy nhiên, nó lại không hề vô lí đâu; thực tế là vậy.
Những khó khăn mà bạn gặp phải sẽ trao cho bạn rất nhiều cơ hội để hoàn thiện bản thân. Điều này cũng không được công nhận và sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất, việc tìm ra một biện pháp để tự chữa trị cho bản thân đang trở nên khó khăn và vô vọng. Rất ít người có thể chấp nhận những cảm xúc đau đớn, kìm nén bản thân, lắng nghe tâm trí mình và cố gắng trở nên mạnh mẽ hơn.
Chúng ta cảm nhận thấy sự tức giận và nỗi đau khổ tràn ngập trong xã hội, chính trị, trong các trường học nơi bạo lực xảy ra, trên các trang tin tức. Theo ScienceDaily, 'có 121 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm và 850.000 người tự tử mỗi năm.'
Không có gì lạ khi nhiều người trong chúng ta mắc kẹt trong dòng cảm xúc tiêu cực, bi quan và chán nản. Cuộc sống đang thử thách chúng ta và điều cần thiết để ta có thể tiếp tục chặng đường của cuộc đời là chấp nhận những nỗi đau mà ta đang gặp phải. Điều này nghe có vẻ vô cùng đơn giản, nhưng rất nhiều người chọn cách chống lại nỗi đau của họ hơn là chấp nhận chúng.
Trên mạng xã hội, tôi thấy rất nhiều
hashtag
bắt đầu bằng dấu # thể hiện chúng ta đang phải chịu đựng rất nhiều nỗi đau, như #trầm cảm và #lo âu. Mặc dù khao khát vượt lên mọi nỗi đau là điều mà bất kì ai cũng thấu hiểu, nhưng những căn bệnh tâm lí không phải là thứ có thể dễ dàng chiến đấu và chinh phục. Để chữa trị nó ta không cần phải chiến đấu, mà là lắng nghe và chấp nhận.
Giống như cơ thể vật chất có trí thông minh bẩm sinh, hệ thống cảm xúc cũng vậy. Chúng ta sẽ không muốn chống lại chính những cảm xúc đang cố gắng cảnh tỉnh chúng ta về một số vấn đề và hướng dẫn chúng ta cách giải quyết chúng. Chỉ với một chút kháng cự thôi, tâm hồn ta cũng khó có thể được chữa lành.
Vào năm 2018, tôi từ bỏ tất cả mọi đau khổ, chuyển đến một căn hộ mới, bắt đầu một công việc mới và viết xong cuốn sách đầu tiên của mình. Tôi đã trưởng thành theo nhiều cách, tự chữa lành những tổn thương và hoàn thiện bản thân mình hơn. Lần đầu tiên, tôi đã nhận thấy sự trưởng thành và tiến bộ của tôi — cuối cùng tôi cũng trở lên khôn ngoan, mạnh mẽ hơn và có năng lực hơn trong thế giới hiện tại.
Nhưng sự thay đổi này của tôi lại không hề dễ dàng. Điều này không thể thực hiện trong một hai ngày, nó chẳng phải là bước ngoặt đổi đời trong một đêm mà báo chí thường lan truyền. Hoàn cảnh cuộc sống đã đẩy tôi vào trạng thái an tĩnh - trạng thái mà tôi dành phần lớn thời gian để đọc, thiền, nghỉ ngơi, tĩnh tâm và chỉ làm bất cứ điều gì tôi buộc phải làm.
Đây chính là: Sự chữa lành. Nó không phải là một cuộc chiến đấu và chinh phục bệnh tật, mà là một quá trình nhẹ nhàng, dịu dàng. Đó cũng chính là lý do tại sao rất nhiều người trong xã hội không thể chữa trị thành công.
Chữa bệnh thường khiến chúng ta mệt mỏi. Đôi lúc nó khiến ta cảm thấy khó xử, không thể ra ngoài vào những buổi tối thứ sáu, phải đi một nơi nào đó mua một thứ gì đó mà chúng ta không thể nói với người khác.
Chữa bệnh đòi hỏi sự chịu đựng và lòng kiên nhẫn.
Đây là lý do tại sao việc chữa bệnh của tôi mất rất nhiều thời gian. Trước năm 2018, tôi vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận bản thân. Tôi không có chủ kiến và sẵn sàng thay đổi vì người khác.
Bài học lớn nhất mà tôi học được là “căn bệnh” tâm lý của tôi không hẳn là bệnh nghiêm trọng hay rối loạn nhân cách. Thật ra, là do tôi đã phớt lờ cảm xúc của bản thân, đối xử với bản thân một cách nghiêm khắc và cố gắng loại bỏ những cảm xúc không cần thiết. Cảm xúc tiêu cực luôn thường trực trong tôi.
Cảm xúc tiêu cực không phải là thứ bạn cần phải chiến đấu hoặc chinh phục như cách bạn cần để nâng cao hệ thống miễn dịch nhằm chống lại sự nhiễm trùng. Hiện tại đây chính là những suy nghĩ lệch lạc chúng ta.
Nhiều người không bao giờ chữa khỏi căn bệnh tâm lí vì họ đang nhầm lẫn các triệu chứng và giải pháp chữa trị. Triệu chứng chính là cảm xúc tiêu cực của bạn, nhưng các vấn đề này lại bị che giấu. Ví dụ, bạn có thể bị trầm cảm vì bạn không thể hiện bản thân một cách tự do. Trên hết, bạn có thể có một nỗi sợ sâu thẳm rằng nếu thể hiện bản thân, bạn sẽ bị la mắng.
Thường có một số suy nghĩ tiêu cực và nỗi sợ hãi trong tiềm thức của chúng ta nhưng tất cả những gì chúng ta thấy là các triệu chứng (ví dụ như trầm cảm, lo lắng, v.v.). Tôi đã dành phần lớn cuộc đời để cố gắng thấu hiểu cảm xúc của mình cho đến khi tôi học được cách chấp nhận: lắng nghe cảm xúc của mình.
Vậy làm thế nào để chúng ta thực sự được chữa lành?
1. Lắng nghe “căn bệnh” tâm lí của bạn.
Đây là bước đầu tiên và đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện. Mỗi khi bạn cảm thấy các triệu chứng khó chịu xuất hiện, bất kể đó là gì, hãy dành ngày đó để tĩnh tâm. Bạn có thể thực hiện một bài thiền đơn giản, chỉ khi tâm trí của bạn tĩnh lặng thì nỗi niềm cảm xúc mới thật sự được thể hiện.
Có một phương pháp khác cũng hiệu quả không kém, đó là viết ra giấy tất cả những cảm xúc tiêu cực của bạn. Bạn không cần phải lo lắng về những cảm xúc bất ngờ, không kiểm soát được. Hiện tại, bạn đang gặp khó khăn gì? Thường thì, cảm xúc của bạn sẽ liên quan đến những vấn đề bạn đang phải đối mặt. Hãy để cảm xúc chân thật của bạn được bộc lộ.
2. Đặt câu hỏi về “căn bệnh” tâm lý của bạn.
Sau này tôi mới nhận ra rằng việc tìm câu trả lời từ tiềm thức của chúng ta rất dễ dàng. Khi những cảm xúc này tồn tại trong một khoảng thời gian, trong một không gian nhất định, chúng cần sự quan tâm và yêu thương. Khi bạn làm được điều đó, dần dần bạn sẽ tìm thấy điều mình thực sự mong muốn.
Có thể tất cả những gì bạn cần là thêm thời gian để nghỉ ngơi, hoặc bạn cần phải xem xét lại một mối quan hệ nào đó. Dù lớn hay nhỏ, cảm xúc sẽ giúp bạn nhận ra và thay đổi cuộc sống theo cách mà bản thân mong muốn. Đây là sự khởi đầu của sự chữa lành.
3. Trân trọng từng cảm xúc của bạn.
Đây có lẽ là điều khó khăn nhất. Cảm xúc của bạn thực sự muốn nói và cảnh báo bạn về những thứ không phù hợp với bạn. Tuy nhiên, chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để tự thuyết phục rằng những điều đó không hề gây ra đau đớn gì.
Cảm xúc của chúng ta giống như một đứa trẻ. Nếu ta không lắng nghe, chúng sẽ càng khóc to và giận dữ hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải 'bù đắp' cho cảm xúc của mình, giống như cách ta hòa giải sau một cuộc xích mích với người bạn thân.
Khi bạn bắt đầu nhận ra rằng cảm xúc của mình đang giúp giải quyết mọi phiền muộn một cách tinh tế, bạn sẽ cảm thấy trân trọng chúng nhiều hơn và tin tưởng vào chúng. Để đạt được điều này, tôi phải luyện tập không ngừng, và nhờ đó tôi nhận ra rằng mình đang trân trọng cảm xúc một cách tự nhiên và chân thành mà không cần gò bó.
4. Xác định con đường của riêng mình. Điều này đôi khi sẽ khiến ta gặp nhiều bất lợi.
Nhìn lại, tôi nhận ra rằng tôi đã lãng phí thời gian cuộc đời để cố gắng đạt được một cuộc sống “hoàn hảo”. Tôi muốn mọi thứ thật tuyệt vời mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào về tâm lý hay sức khỏe. Nhưng chính trong quãng thời gian đó tôi lại cảm thấy bất mãn và đau đớn.
Xác định con đường của riêng mình nghĩa là bạn đã quyết định dù thế nào đi nữa, bạn sẽ không đi trái lại với những gì mình đã chọn. Bạn sẽ luôn quan tâm đến sự tiến bộ và phát triển của bản thân, tạo áp lực để bản thân sửa chữa mọi lỗi lầm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn sẽ luôn cố gắng tỏ ra hoàn hảo.
Một khi bạn xác định con đường của riêng mình, việc chữa lành có thể diễn ra nhanh hơn, mang lại cho bạn nhiều niềm vui và mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.
Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy lúng túng, hãy tạm ngưng mọi suy nghĩ. Dừng lại trước cảm xúc trong lòng bạn và thử tiếp cận nó. Điều gì sẽ xảy ra nếu cảm xúc của bạn không thể đến với tâm trí bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu những dòng cảm xúc đó có thể mang lại cho bạn động lực mạnh mẽ giúp bạn tiến lên phía trước?