Khi tôi nói với mọi người rằng mình là một nhà tuyển dụng, một trong những câu hỏi đầu tiên mà họ thường đặt ra cho tôi là, làm thế nào để bước vào lĩnh vực tuyển dụng…và đối với những ai mong muốn thay đổi công việc - việc trở thành một nhà tuyển dụng khi chưa có kinh nghiệm là hoàn toàn có thể.
Làm thế nào để bước vào lĩnh vực tuyển dụng?
Thực tế là có rất ít nhà tuyển dụng thực sự có dự định muốn làm nghề tuyển dụng nhân sự.
Nếu bạn hỏi hầu hết các nhà tuyển dụng, họ đều sẽ trả lời rằng, họ bắt đầu sự nghiệp của mình với một công việc trong ngành khác, và sau đó mới chuyển sang lĩnh vực tuyển dụng.
Bạn sẽ gặp các kỹ sư, những nhà phát triển phần mềm và cả các nhà tiếp thị, đã bước chân vào thế giới tuyển dụng.
Những bằng cấp phổ biến mà một nhà tuyển dụng phải có:
Không hề có cái gọi là chuyên ngành tuyển dụng.
LinkedIn đã tiến hành tìm kiếm 100.000 nhà tuyển dụng và phát hiện ra rằng những bằng cấp hàng đầu mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều có, tình cờ nằm trong 5 lĩnh vực - Tâm lý học, Kinh doanh, Tiếp thị, Nhân sự và Xã hội học.
Lĩnh vực mà tôi am hiểu (lĩnh vực kinh tế học) thậm chí còn không có trong số đó.
Thực tế, tôi đã từng làm việc với những nhà tuyển dụng có kiến thức về kỹ thuật, khoa học máy tính và tiếp thị. Tôi thậm chí đã làm việc với một nhà tuyển dụng vừa mới vượt qua bài thi kiểm tra năng lực dành cho luật sư và rồi anh lại quyết định từ bỏ ước mơ trở thành luật sư của mình.
Những nhà tuyển dụng bắt đầu sự nghiệp của mình như thế nào?
Công việc lý tưởng nhất giúp bạn chắc chắn có được một sự chuẩn bị tốt để bước chân vào lĩnh vực tuyển dụng, chính là bán hàng.
Những nhà tuyển dụng là đồng nghiệp của tôi, những người tin rằng chỉ có các trung tâm giới thiệu việc làm mới cần biết làm thế nào để bán hàng, tôi sẽ lịch sự thể hiện quan điểm trái ngược của mình. Cho dù bạn đang làm việc tại một công ty chuyên về tuyển dụng, hay làm việc trong bộ phận tuyển dụng của một công ty, biết cách bán hàng là kỹ năng số một bạn cần phải có để làm tốt công việc tuyển dụng.
Về cơ bản, công việc tuyển dụng cũng tương tự như một vị trí bán hàng - bạn đang bán các cơ hội việc làm cho mọi người bằng cách sử dụng thương hiệu của chủ doanh nghiệp và bán các kỹ năng / kinh nghiệm của ứng viên cho các công ty. Bạn chính là người 'mai mối' giữa công ty và người lao động thông qua công việc bán hàng.
Tuy nhiên, phải nói rằng, những người đến từ các ngành nghề khác nhau đều làm tốt công việc tuyển dụng một cách lạ thường. Một trong những nhà tuyển dụng giỏi nhất mà tôi từng làm việc cùng là một nhà phát triển phần mềm, anh ấy đã quyết định tham gia lĩnh vực tuyển dụng và tôi thấy rằng, anh thực hiện công việc này cực kỳ giỏi. Anh hiểu rất rõ về giới phát triển phần mềm nên có thể dễ dàng bán các cơ hội việc làm cho các ứng viên và khách hàng có tính thụ động.
Các kỹ năng quan trọng nhất của một nhà tuyển dụng hiện đại
Như vậy, chúng ta đã biết rằng bán hàng là một kỹ năng cần thiết phải có, tuy nhiên, nhà tuyển dụng ngày nay còn cần nhiều kỹ năng hơn thế để thành công. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần đăng công việc, đợi ứng viên nộp đơn, phỏng vấn họ và chốt giao dịch. Ngày nay, những nhà tuyển dụng làm việc theo quy trình như vậy thường được gọi là “Nhà tuyển dụng lỗi thời” và sắp bị thay thế.
Chúng ta không còn sống trong thời đại mà chiến lược đăng bài và cầu nguyện sẽ hoạt động hiệu quả nữa.
Ngày nay, các nhà tuyển dụng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt những ứng viên tài năng, và họ phải có cách tiếp cận chủ động hơn.
Nhà tuyển dụng hiện đại sẽ phải học cách thích nghi với một không gian là nơi giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học
Môi trường 'Nghệ sĩ':
Nhà tiếp thị
sử dụng thương hiệu của công ty để thu hút những nhân tài khó tìm.Người quản lý dự án
không chỉ bắt đầu tìm kiếm đúng cách mà còn tiến hành tìm kiếm một cách hiệu quả.Người xây dựng mối quan hệ
đóng vai trò là nhà cố vấn tuyển dụng cho các nhà quản lý đồng thời xây dựng mối quan hệ với các ứng viên. Họ bị ám ảnh với việc phải đảm bảo những trải nghiệm tích cực của ứng viên trong quá trình phỏng vấn.Môi trường 'Khoa học':
Người bị ám ảnh bởi dữ liệu,
họ đặc biệt chú ý đến các chỉ số đo lường hiệu quả tuyển dụng để cải thiện công việc của mình và xác định xu hướng.Người đam mê công nghệ,
họ không chỉ am hiểu công nghệ mà còn biết cách sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng các ứng viên thụ động. Họ cũng biết cách tự động hóa các phần của quy trình tuyển dụng để có thể sử dụng thời gian một cách khôn ngoan. Các nhà tuyển dụng tiên tiến sẽ bắt đầu tập trung vào các công cụ SEO để hỗ trợ công việc của mình.Nhà nghiên cứu
sẽ đưa ra các chỉ dẫn cho những nguồn tuyển dụng nhân sự của mình, những người không chỉ học mọi thứ có thể về ngành mà họ tuyển dụng, mà còn hiểu biết rõ các công việc họ tuyển dụng và xây dựng các mối quan hệ để giúp họ tìm ứng viên phù hợp.Công việc của một nhà tuyển dụng không hề dễ dàng. Những người làm nghề tuyển dụng trong một công ty thường sẽ phải đáp ứng được vô số các yêu cầu và kỳ vọng của trưởng phòng nhân sự. Các trung tâm tuyển dụng thậm chí còn làm việc trong một môi trường ngày càng cạnh tranh, nơi các mục tiêu khó đáp ứng hơn.
Tuy nhiên, trở thành một nhà tuyển dụng cũng đi kèm với những đặc quyền của nó - một trong số đó là cảm giác thỏa mãn khi biết rằng thông qua nỗ lực của mình, một ứng viên sáng giá được nhận làm việc tại một công ty xuất sắc. Đây chắc chắn là điều tuyệt vời nhất!
Cách tham gia lĩnh vực tuyển dụng khi bạn chưa có kinh nghiệm
Tìm kiếm các kỹ năng có thể chuyển đổi cần thiết cho công việc
Chớ có nghĩ rằng bạn không có kỹ năng nào để trở thành nhà tuyển dụng. Cho dù bạn bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay phát triển phần mềm, bạn đều có thể có những kỹ năng có thể chuyển đổi hữu ích cho nghề tuyển dụng. Ngay cả khi tất cả những gì bạn có thể tận dụng là một công việc bán thời gian khi còn học đại học, hãy tìm hiểu kỹ công việc đó và làm nổi bật những kỹ năng bạn đã học được, có thể sử dụng được với tư cách là một nhà tuyển dụng.
Tạo một hồ sơ LinkedIn tuyệt vời
Tầm quan trọng của việc có hồ sơ LinkedIn không thể nói hết bằng lời, nếu bạn muốn bước vào nghề tuyển dụng. Cho dù bạn có nhiều kinh nghiệm hay không, các nhà tuyển dụng phải tiếp cận được bạn và LinkedIn là nơi tốt nhất để họ tìm kiếm các ứng viên. Dù điều này có đúng hay không, có những nhà tuyển dụng chỉ chuyên tuyển dụng những nhà tuyển dụng khác (nghe có vẻ kỳ lạ nhỉ), vì vậy, bạn cần tạo một hồ sơ LinkedIn thể hiện các kỹ năng có thể chuyển đổi (transferable skills) của mình.
Cuối cùng, hãy kết nối với các nhà tuyển dụng trong ngành và cho họ biết rằng bạn mong muốn tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến tuyển dụng.
Quảng bá bản thân
Trở thành một nhà tuyển dụng là một quyết định mang tính chủ động của tôi. Tôi không có kinh nghiệm nhưng có những người bạn làm nghề tuyển dụng mà tôi thấy cuộc sống công việc của họ rất thú vị. Vào thời điểm đó, tôi đã nghỉ việc một ngày, in ra danh sách các cơ quan tuyển dụng trong khu vực của mình theo thứ tự bảng chữ cái, và gọi cho từng người để giới thiệu năng lực của bản thân và xin phép một cuộc gặp gỡ với các nhà quản lý chi nhánh. Trước khi đọc đến các công ty bắt đầu bằng chữ J, tôi đã lên lịch cho bốn cuộc phỏng vấn.
Tôi đã gặp vài người thẳng thừng từ chối, nhưng tôi ngạc nhiên khi hầu hết công ty đều sẵn sàng lắng nghe những điều tôi nói. Hôm nay, tôi hiểu rằng khả năng gọi điện thoại để “chào hàng” là điều họ ấn tượng nhất. Tuy nhiên vào lúc đó tôi vẫn chưa có kinh nghiệm, tôi thậm chí không biết “chào hàng thông qua điện thoại” là những gì mà tôi làm tại thời điểm đó.
Lời răn dạy của bài học này: đừng ngại quảng bá năng lực và các kỹ năng có thể chuyển đổi cần thiết cho công việc mà mình có.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Xây dựng mạng lưới quan hệ có lẽ là cách tốt nhất để có được công việc trong ngành tuyển dụng hoặc bất kỳ ngành nào khác. Rất có thể, bạn đã biết ai đó trong ngành. Nếu ở trên LinkedIn, bạn có thể đã kết nối với một số người trong lĩnh vực này.
Chìa khóa ở đây không phải là xin việc, mà là tìm hiểu thêm thông tin về ngành từ phía họ. Thỉnh thoảng, tôi nhận được tin nhắn trên LinkedIn từ một người quan tâm đến việc thâm nhập vào ngành tuyển dụng và họ không xin việc mà là hỏi tôi có mẹo, tài liệu để đọc, v.v. không và tôi luôn vui vẻ khi chia sẻ.
Mạng lưới quan hệ với các trung tâm tuyển dụng và các nhà tuyển dụng nội bộ cùng với các nguồn tuyển dụng, những người sẽ có thể chia sẻ nhiều kiến thức, chưa kể bạn sẽ nằm trong tầm ngắm của họ vào lần tiếp theo khi họ tìm kiếm nhà tuyển dụng hoặc người cung cấp thông tin.
Trung tâm tuyển dụng hay tuyển dụng nội bộ - quyết định con đường đúng đắn
Có một sự khác biệt rõ ràng trong phong cách làm việc của những trung tâm chuyên về tuyển dụng và công việc tuyển dụng nội bộ. Tôi đã học được sự khác biệt thực sự giữa những môi trường đó với tư cách là một người trong cuộc.
Hãy thực hiện một số nghiên cứu để quyết định con đường sự nghiệp nào phù hợp nhất với bạn.
Tôi biết một số người với lòng dũng cảm đã lựa chọn bắt đầu xây dựng trung tâm tuyển dụng của riêng họ, đó là một lựa chọn tối đối với những người thích tự lực phấn đấu, kèm với đó, là mạng lưới quan hệ rộng lớn mà họ có thể khai thác.
Trên thực tế, tôi có biết một người đã bắt đầu công ty với vai trò là trung tâm tuyển dụng nhân sự, mà không có bất kỳ kinh nghiệm nào, công việc kinh doanh của người ấy đã thành công phát đạt nhiều năm sau đó.
Luôn cố gắng để bản thân trở nên tốt hơn
Đây là lời khuyên, như một phần thưởng dành cho bạn - một khi bạn tham gia lĩnh vực tuyển dụng, đừng là kiểu nhà tuyển dụng chỉ nỗ lực ở mức trung bình. Dưới đây là năm bước cực kỳ dễ dàng để đảm bảo bạn là một nhà tuyển dụng thành công.
Thắt chặt cuộc họp tuyển dụng
Hãy đọc thật nhiều để trở nên giỏi hơn
Ưu tiên tìm nguồn ứng viên thụ động
Kết thúc cuộc phỏng vấn một cách tốt đẹp
Hãy phát triển, đừng lẩn quẩn với trò chơi mang tên tuyển dụng