Tất cả chúng ta đều biết những người dường như có khả năng mang đến sự vui vẻ
Họ là những người bạn luôn có mặt ở các bữa tiệc đêm, đảm bảo mọi người đều có khoảng thời gian vui vẻ. Họ toát lên vẻ ấm áp, vui tươi và tự tin, khiến ai ở bên cạnh họ cũng cảm thấy vui vẻ.
Có thể bạn không nhận ra rằng bạn cũng có thể trở thành một trong số những người đó, ngay cả khi bạn nghĩ mình nhút nhát hoặc hướng nội.
Hãy xem mọi người phản hồi ra sao khi tôi hỏi các thành viên trong nhóm nghiên cứu để làm tư liệu cho cuốn sách mới nhất, Sức Mạnh Của Niềm Vui, nhằm hiểu cách mọi người nghĩ về những người vui vẻ trong cuộc sống. Dưới đây là một số câu trả lời:
- Họ có sự vô tư
- Họ hài lòng với chính mình và thoải mái với hoàn cảnh sống hiện tại
- Họ không sợ bị cho là ngớ ngẩn
- Họ không ngại thử những điều mới hoặc bắt đầu một điều gì đó
- Họ không sợ bị tổn thương
- Họ coi trọng từng chi tiết nhỏ
- Họ luôn tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống
Có rất nhiều người vui tính được mô tả là những người mang đến niềm vui cho mọi người xung quanh.
- Bạn không cần lo lắng về việc bị họ phán xét.
- Họ khiến mọi người cảm thấy gắn kết hơn.
- Họ quan tâm đến cảm xúc của người khác.
- Họ luôn tỏ ra hứng thú với bạn.
- Họ tạo ra những kỷ niệm tuyệt vời và đáng nhớ.
Khi tôi đọc những mô tả này, trong đầu tôi xuất hiện hai ý nghĩ.
Trong những điều được đề cập, có rất ít điểm chung và bạn không cần phải hướng ngoại để tạo ra niềm vui.
Thực tế là, nhiều tính cách như sự quan tâm đến cảm xúc của người khác là những đặc điểm mà người hướng nội tự nhiên có. Hơn nữa, nhiều đặc điểm khiến người ta trở nên vui vẻ trong mắt người khác đến từ thói quen và lựa chọn được thực hành qua nhiều năm. Điều đó có nghĩa là, trái với suy nghĩ của chúng ta, trở thành một người vui tính là một kỹ năng có thể phát triển.
Yếu tố quyết định giúp phân biệt những người vui tính với người khác chính là ở thái độ của họ.
Phương pháp phát triển tư duy của Carol Dweck – tạm dịch).Có được tư duy vui vẻ có thể được thể hiện qua thói quen tiếp cận và phản hồi có chủ đích với cuộc sống để tạo ra cảm giác vui vẻ - hay đặc biệt hơn, là niềm vui thực sự mà tôi gọi là sự pha trộn giữa vô tư, kết nối và dòng chảy cảm xúc.
Bí quyết để phát triển tư duy vui vẻ là từ từ tìm ra nhiều cơ hội nhằm tạo ra hoặc làm nổi bật sự vui vẻ, gắn kết và tiếp tục như thế. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể để thực hiện điều này.
1.
Hãy làm cho bản thân dễ dàng nở nụ cười.
Theo lời cựu CEO Twitter Dick Costolo, 'Cách dễ nhất để trở nên hài hước là... đừng cố gắng tỏ ra vui vẻ mà hãy tìm những khoảnh khắc gây cười.' Chồng tôi và tôi thường gọi điều này là 'dễ dàng nở nụ cười', và đây là một trong những phương pháp mạnh mẽ nhất để nuôi dưỡng tư duy vui vẻ. (Người biên tập của tôi cho rằng 'easy-to-laugh' không diễn đạt được gì và không có ý nghĩa ngữ pháp - thay vào đó, nên dùng 'laugh easily.' Nhưng 'easy-to-laugh' đã trở thành câu cửa miệng của chúng tôi, nên tôi vẫn giữ cụm từ này trong bài viết của mình).
Tất cả chúng ta đều thích dành thời gian với những người làm chúng ta cười và những người hay cười. Bạn càng dễ cười (và tìm ra nhiều điều để cười) thì bạn càng dễ thu hút người khác và làm bản thân vui vẻ. Rõ ràng là bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi dành nhiều thời gian hơn để cười.
2.
Hãy nói 'vâng, và...'.
'Vâng, và...' là một kỹ thuật (và cả triết lý) từ hài kịch ứng biến, khi bạn phản hồi một ý tưởng hay đề nghị bằng cách đồng ý (nói 'vâng') và xây dựng thêm cho ý tưởng đó (nói 'và'). Trong cuốn Bossypants, nghệ sĩ hài ứng biến kỳ cựu Tina Fey từ chương trình Saturday Night Live đã giải thích như sau:
'Bạn cần phải đồng ý với điều gì đó và bổ sung thêm ý tưởng của bạn. Nếu tôi bắt đầu một cảnh bằng câu ‘Không thể tin được là chỗ này nóng thế’, và bạn nói ‘Ừ...’ thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Nhưng nếu tôi nói ‘Không thể tin được là chỗ này nóng thế’ và bạn nói ‘Chứ còn sao nữa, chúng ta xuống âm phủ rồi’; hoặc ‘nóng chảy mỡ luôn’; hay ‘Tôi đã bảo đừng vào mõm chó này mà’ thì mọi chuyện sẽ khác'.
Bạn không cần phải là nghệ sĩ hài ứng biến để thực hành nghệ thuật 'vâng, và...' (tin tôi đi). Thay vào đó, bạn có thể thực hành triết lý cơ bản của nó – thay vì bác bỏ các ý tưởng, hãy ủng hộ và xây dựng chúng. Điều này giúp củng cố tư duy vui vẻ, mở lòng, làm mọi người cảm thấy gần gũi và thấu hiểu nhau hơn (và giảm căng thẳng giữa mọi người).
3.
Hãy lan tỏa niềm vui, sự gắn kết và làm cho mỗi ngày của bạn trôi chảy.
Một cách khác để phát triển tư duy vui vẻ là tự hỏi bản thân những câu hỏi như “làm sao để tôi có thể thêm vào niềm vui, gắn kết hoặc làm cho những thứ tôi đang làm và trải nghiệm ngay lập tức trở nên trôi chảy?”
Bạn có thể làm điều này dù bạn đang ở cạnh người khác hay một mình, và không cần ý tưởng gì to tát để tạo ảnh hưởng. Một phụ nữ tên Helen, tham gia nhóm nghiên cứu của tôi, đã thử nghiệm ý tưởng này khi uống trà. “Tôi nghĩ cách nào để mình vui hơn?” cô ấy viết trong email. “Tôi đã rót trà khi đứng một chân và điều đó làm tôi vui hơn,” cô nói.
Tôi không nghĩ việc rót trà khi đứng một chân sẽ để lại ký ức vui vẻ với cô ấy, nhưng nó cho thấy rằng lối tư duy vui vẻ có thể tác động đến trải nghiệm và cải thiện tâm trạng của bạn. Thêm vào niềm vui, kết nối và làm mọi thứ trôi chảy trong hoạt động hàng ngày thậm chí làm cho công việc nhà trở nên có mục đích và dễ chịu hơn.
Điều này làm tôi nhớ đến bài hát “A Spoonful of Sugar” của Mary Poppins, trong đó Mary nói rằng “trong mọi công việc cần hoàn thành, luôn có chút niềm vui. Bạn tìm được niềm vui và công việc trở thành trò chơi.” (Cảnh tiếp theo là Mary huýt sáo với tiếng chim và thực hiện nhiều phép thuật).
Tôi không nói rằng việc dọn hộp vệ sinh của mèo sẽ trở nên vui vẻ, nhưng nếu bạn có lối tư duy vui vẻ, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống hàng ngày dễ chịu hơn.
Dù là một việc nhỏ nhặt như rót trà, bạn cũng có thể tìm thấy niềm vui trong đó. Điều quan trọng là cách bạn nhìn nhận và tận hưởng mọi khoảnh khắc.
Hãy truyền đi những thông điệp vui vẻ
Một cách khác để có lối tư duy vui vẻ là tạo ra những khoảnh khắc nối kết mỗi ngày bằng cách lan truyền nhiều thông điệp vui vẻ hơn – ví dụ như hãy để cho những loài sinh vật khác biết được chúng ta vui vẻ và thiên chí như thế nào và giúp cho những sinh vật đó hưởng ứng sự thiên chí và vui vẻ mà chúng ta có.
Loài chó có một cách thể hiện thiện chí để có thể chơi cùng với những con chó khác đó là chúng sẽ cúi phần thân trước xuống, nâng cao phần thân sau lên và vẫy đuôi. Một ví dụ khác ở người khi muốn thể hiện niềm vui đó là ở những biểu cảm nhẹ nhàng bằng mắt với một nụ cười mỉm và lời nói mời gọi. Ngay cả một câu nói châm biếm cũng có thể truyền đi thông điệp vui vẻ như câu “Thời tiết đẹp đấy” ngay giữa lúc bão tuyết chẳng hạn.
Có một cách làm cho việc tương tác với các thiết bị điện tử trở nên thú vị đó là thay vì gửi đi những thông điệp vui vẻ thì chúng ta sẽ nhìn chằm chằm vào màn hình. Nếu không tìm thấy gì đặc biệt thì sẽ không có lời mời hoặc chẳng có gì vui vẻ cả. Hãy tra cứu thứ gì đó trên điện thoại của bạn và gửi những thông điệp vui vẻ là cách để mời mọi người tương tác vui vẻ và tạo ra nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.
“Những gì mà thông điệp vui vẻ có thể làm là tạo ra một sự nối kết bình yên và đầy cảm xúc dù chỉ là trong một khoảnh khắc nhỏ”, điều này được viết trong cuốn Play của Stuart Brown. “Ngay cả trong những hoạt động thông thường, một lời khen chân thành, nhận xét về thời tiết như nắng/ mưa/ băng giá/ ẩm ướt, một sự bông đùa hoặc lời nói cảm thông cũng có thể đem lại cảm xúc cho mọi người. Những điều đó khiến cho một thế giới ảm đạm, đáng sợ và cô đơn trở nên tươi tắn.”
Nếu bạn vẫn cảm thấy bất an và e ngại thể hiện bản thân, hãy nhớ rằng bất cứ điều gì bạn làm để tạo ra niềm vui sẽ là món quà đối với mọi người. Michael Lewis, một tác giả viết nhiều sách bán chạy đã nói rằng: “Chẳng ai muốn một cuộc sống nhàm chán hay thậm chí là một cuộc trò chuyện nhàm chán. Những cái đó chỉ mang lại rủi ro mà thôi. Nếu bạn tạo ra một môi trường không có sự sợ hãi gì cả thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ thở hơn”. Mặt khác, mọi người ai cũng muốn được vui vẻ nhưng chỉ là họ chẳng biết làm thế nào mà thôi.
Càng cố gắng rèn luyện lối tư duy vui vẻ, bạn sẽ tạo ra nhiều niềm vui hơn và giúp mọi người kết nối với nhau nhiều hơn.