Khi nhận biết được các dấu hiệu của hành vi độc hại như kiểm soát hoặc không chịu trách nhiệm, bạn có thể tìm ra những cách tích cực để cải thiện mối quan hệ với người khác và với bản thân mình.
Bạn Có Tự Hỏi: “Vấn Đề Có Phải Ở Tôi Không?” Khi Mối Quan Hệ Liên Tục Gặp Vấn Đề? Nếu Có, Điều Đó Có Nghĩa Là Bạn Đang Phát Hiện Ra Các Đặc Điểm Tiêu Cực.
Một Người Mang Đặc Điểm Độc Hại Có Thể Gây Ra Nhiều Xung Đột Trong Cuộc Sống Của Những Người Xung Quanh. Tuy Nhiên, Có Nhiều Cách Đánh Giá Những Hành Vi Này Và Thay Đổi Chúng Để Cải Thiện Cuộc Sống Và Mối Quan Hệ Của Bạn Với Những Người Xung Quanh. Khi Nhận Thức Được Các Dấu Hiệu Độc Hại, Bạn Có Thể Xác Định Những Hành Vi Độc Hại.
1. Tránh Tham Gia Thảo Luận
Nếu Một Người Có Hành Vi Độc Hại, Họ Có Thể Sẽ Tránh Tham Gia Vào Những Cuộc Thảo Luận Quan Trọng. Do Đó, Vấn Đề Thường Không Được Giải Quyết.
2. Không Chịu Trách Nhiệm
Bạn Có Thể Cảm Thấy Khó Khăn Khi Phải Nhận Lỗi Lầm Của Mình Hoặc Bạn Thường Đổ Lỗi Cho Người Khác Vì Bất Kỳ Sai Lầm Nào Của Bạn. Nếu Bạn Không Có Khả Năng Tự Nhìn Nhận Hành Vi Của Mình Có Thể Gây Ra Những Vấn Đề Như Thế Nào, Thì Có Thể Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Bản Thân.
Theo Nghiên Cứu Năm 2017, Việc Suy Ngẫm Về Những Quyết Định Mà Bạn Đưa Ra Có Thể Tác Động Tích Cực Đến Cách Bạn Nhận Thức Về Bản Thân.
3. Từ Chối Xin Lỗi
Nếu Bạn Có Những Đặc Điểm Tính Cách Độc Hại, Bạn Có Thể Thường Bóp Méo Sự Thật Để Tự Hình Thành Là Nạn Nhân Hoặc Phủ Nhận Sự Đổ Lỗi. Ngay Cả Khi Không Thể Tránh Khỏi Sai Lầm, Bạn Vẫn Tránh Việc Xin Lỗi, Điều Này Có Thể Đặt Mối Quan Hệ Với Những Người Bạn Quan Tâm Trong Tình Thế Khó Khăn.
Nếu Đối Mặt Với Một Vấn Đề, Bạn Có Khả Năng Luôn Trong Trạng Thái Phòng Thủ Trước Những Phản Hồi Và Cảm Thấy Bị Xúc Phạm Khi Nhận Những Lời Phê Bình. Đặc Điểm Độc Hại Cũng Có Thể Gây Khó Khăn Cho Việc Lắng Nghe Quan Điểm Của Người Khác, Làm Bạn Không Muốn Xin Lỗi Khi Điều Đó Thực Sự Cần Thiết.
4. Chi Phối Người Khác
Chi Phối Có Thể Bao Gồm Lăng Mạ, Đùa Cợt Về Sự Nhạy Cảm Của Ai Đó Và Che Giấu Cảm Xúc.
Một Hình Thức Chi Phối Khác Có Thể Được Sử Dụng Là Gaslighting, Xảy Ra Khi Ai Đó Cố Gắng Khiến Người Khác Nghi Ngờ Về Trải Nghiệm Của Họ. Nếu Bạn Có Những Đặc Điểm Tiêu Cực, Bạn Có Thể Làm Những Điều Khiến Người Khác Không Tin Tưởng Vào Bản Thân Và Trải Nghiệm Cá Nhân Của Họ.
5. Không Tôn Trọng Ran Rới
Không Tôn Trọng Ran Rới Có Thể Ảnh Hưởng Đến Cảm Giác An Toàn Và Tin Cậy Của Một Người. Nếu Bạn Có Những Đặc Điểm Tiêu Cực, Bạn Có Thể Phớt Lờ Nhu Cầu Của Người Khác Hoặc Bạn Không Muốn Tham Dự Những Sự Kiện Quan Trọng Trong Cuộc Đời Họ.
Nếu Bạn Không Muốn Đáp Lại Nhu Cầu Của Người Khác, Điều Này Có Thể Ảnh Hưởng Đến Mối Quan Hệ Của Bạn Với Những Người Bạn Quan Tâm.
6. Không Nhất Quán
Không Ai Là Hoàn Hảo Cả. Mọi Người Đôi Khi Có Thể Không Nhất Quán. Nhưng Nếu Bạn Thường Xuyên Thể Hiện Hành Vi Không Nhất Quán, Đây Có Thể Được Coi Là Một Đặc Điểm Tiêu Cực.
Nếu Bạn Cảm Thấy Khó Để Thực Hiện Cam Kết Hoặc Giữ Lời Hứa, Điều Này Có Thể Ảnh Hưởng Đến Việc Thể Hiện Sự Ủng Hộ Của Bạn Đối Với Những Người Thân Yêu. Nếu Bạn Thường Không Nhất Quán, Bạn Có Thể Tự Nhận Thấy Những Hành Vi Bốc Đồng, Cơ Hội Hoặc Thất Thường Của Bản Thân.
Phải Làm Gì Nếu “Bạn Chính Là Vấn Đề”
Nếu Bạn Nhận Ra Rằng Mình Có Những Đặc Điểm Tiêu Cực, Bạn Có Thể Thay Đổi Bằng Cách Thực Hiện Một Số Bước. Sự Thay Đổi Tích Cực Sẽ Giúp Cải Thiện Mối Quan Hệ Của Bạn Với Những Người Xung Quanh Và Những Người Mà Bạn Yêu Thương. Bạn Có Thể Cân Nhắc Những Điều Sau Đây:
Cải Thiện Sức Khỏe Tinh Thần Của Bạn
Nếu Bạn Nhận Thấy Bạn Có Những Hành Vi Vô Ích Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tinh Thần Và Mối Quan Hệ Của Bạn Với Người Khác, Hãy Cân Nhắc Thực Hiện Các Bài Tập Chánh Niệm Như Thở Sâu Và Thiền Định. Khi Ấy, Bạn Có Thể Đánh Giá Được Những Suy Nghĩ Và Cảm Xúc Nào Đã Khiến Bạn Có Những Hành Vi Độc Hại.
Bạn Cũng Có Thể Cân Nhắc Nói Chuyện Với Chuyên Gia Sức Khỏe Tâm Lý, Vì Họ Có Thể Giúp Bạn Loại Bỏ Những Suy Nghĩ, Cảm Xúc Và Hành Vi Không Lành Mạnh.
Đưa Ra Lời Xin Lỗi Chân Thành
Khi Bạn Mắc Sai Lầm Và Cần Phải Xin Lỗi, Hãy Cân Nhắc Việc Sửa Đổi Ngay Lập Tức. Becca Smith, LPC Và Giám Đốc Phòng Khám Tại Học Viện Basepoint, Gợi Ý, “Nếu Bạn Mắc Sai Lầm, Hãy Nhận Lỗi Và Xin Lỗi. Hãy Thể Hiện Rằng Bạn Sẵn Sàng Chịu Trách Nhiệm Về Hành Động Của Mình Và Cởi Mở Đón Nhận Phản Hồi Từ Người Khác.”
Lời Xin Lỗi Giúp Xoa Dịu Tình Huống Khó Xử, Giúp Bạn Tạo Ra Những Kỷ Niệm Tích Cực Hơn Với Người Kia. Một Lời Xin Lỗi Chân Thành Cũng Cho Người Khác Thấy Rằng Bạn Đang Nỗ Lực Cải Thiện Bản Thân.
Tôn Trọng Ran Rới
Nếu Đôi Khi Bạn Lỡ Vượt Qua Ran Rới, Hãy Cố Gắng Không Tái Phạm Trong Tương Lai. Đặt Mình Vào Tình Huống Của Người Khác Để Biết Họ Sẽ Cảm Thấy Thế Nào Nếu Bạn Làm Hoặc Nói Điều Gì Đó Quá Phận. Khi Làm Được Điều Này, Bạn Sẽ Trở Nên Ân Cần Và Đáng Tin Cậy Hơn.
Chịu Trách Nhiệm
Thay Vì Đổ Lỗi Cho Người Khác, Bạn Hãy Chịu Trách Nhiệm Cho Lỗi Lầm Của Mình Ngay Cả Khi Điều Đó Không Mấy Dễ Chịu. Ai Cũng Sẽ Mắc Sai Lầm Và Việc Đổ Lỗi Có Thể Khiến Bạn Còn Tệ Hơn So Với Việc Bạn Thừa Nhận Lỗi Lầm Của Mình.
Laren Narapareddy, Tiến Sĩ, RN Và Chuyên Gia Về Mối Quan Hệ, Giải Thích Rằng: “Một Trong Những Bước Quan Trọng Nhất Trong Việc Củng Cố Sự Thay Đổi Là Thừa Nhận Hành Vi Của Bạn Đã Tác Động Đến Bản Thân Và Các Mối Quan Hệ Của Bạn Như Thế Nào.”
Khi Đứng Ra Chịu Trách Nhiệm, Bạn Thường Phải Đối Diện Với Việc Cảm Thấy Không Được Thoải Mái Nhưng Khi Ấy Những Người Xung Quanh Biết Bạn Đang Hối Lỗi Và Muốn Thay Đổi.
Tóm Tắt
Việc Tự Suy Ngẫm Có Thể Giúp Bạn Trả Lời Câu Hỏi “Liệu Có Phải Vấn Đề Là Ở Tôi Không?” Nếu Nhận Thấy Những Dấu Hiệu Độc Hại Ở Bản Thân, Bạn Có Thể Thực Hiện Những Thay Đổi Tích Cực Để Cải Thiện Các Mối Quan Hệ Của Mình.
Nhận Thức Được Vấn Đề Là Bước Đầu Tiên Để Bắt Đầu Thay Đổi Tích Cực Trong Cuộc Sống Của Bạn, Thể Hiện Được Việc Bạn Đang Đi Đúng Hướng.