Vào mùa hè năm 1830, Victor Hugo đang phải đối mặt với một hạn chót không thể xoay xở kịp. Chuyện kể rằng…
Mười hai tháng trước, vị tác gia người Pháp này đã hứa hẹn với nhà xuất bản rằng ông sẽ cho ra đời một cuốn sách mới. Thế nhưng, thay vì tập trung vào viết lách, ông đã dành trọn cả năm đó để theo đuổi những dự án khác, vui chơi với các vị khách khứa, và trì hoãn công việc của mình. Nhà xuất bản vô cùng tức giận và đặt ra một hạn chót sớm hơn 6 tháng. Cuốn sách phải được hoàn thành vào tháng 2 năm 1831.
Thấy vậy, Hugo đã lập nên một kế hoạch lạ thường để đánh bại thói trì hoãn của mình. Ông thu thập hết toàn bộ số quần áo, và nhờ trợ lý khóa chúng lại vào một chiếc rương lớn. Ông không còn gì để mặc ngoại trừ một chiếc khăn choàng quá khổ. Thiếu thốn quần áo để ra ngoài, ông đành tập trung vào công việc, cặm cụi sáng tác suốt hai mùa thu đông năm 1830. Và thế là, kiệt tác Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà đã được xuất bản sớm hơn 2 tuần, vào ngày 14 tháng 1 năm 1831.
Akrasia – Vấn đề muôn thuở
Qua hàng ngàn thế kỷ, con người luôn mang trong mình bản chất hay trì hoãn.
Ngay cả những tiểu thuyết gia tài năng như Victor Hugo cũng không tránh khỏi sự sao nhãng trong cuộc sống thường ngày.
Đây là một vấn đề tồn tại từ lâu. Thực tế, các triết gia vĩ đại thời Hy Lạp cổ như Socrates và Aristotle đã đề cập đến khái niệm này, gọi nó là Akrasia.
Akrasia là trạng thái khi con người hành động trái ngược với lý trí của chính mình.
Đó là khi bạn làm điều gì đó, dù biết rằng mình nên tập trung vào một việc khác quan trọng hơn.
Nói một cách đơn giản, Akrasia là sự trì hoãn – hay sự thiếu tự kiểm soát. Akrasia là những yếu tố ngăn cản bạn tuân theo kế hoạch đã đặt ra.
Tại sao Victor Hugo hứa sẽ viết một tác phẩm mới, nhưng lại bỏ bê nó hơn một năm? Tại sao chúng ta lập kế hoạch, đặt ra hạn chót, cam kết theo đuổi mục tiêu, nhưng lại thất bại trong việc thực hiện những gì đã đề ra cho tương lai?
Tại sao chúng ta biết lên kế hoạch nhưng lại không thực hiện?
Lý do khiến câu hỏi khó “Vì sao Akrasia chi phối cuộc sống chúng ta, và tại sao sự trì hoãn lại hấp dẫn?” có liên quan đến một thuật ngữ trong kinh tế học hành vi gọi là “Sự thiếu nhất quán theo thời gian” (time inconsistency).
Sự thiếu nhất quán theo thời gian là khuynh hướng khi não bộ của chúng ta coi trọng những phần thưởng ngay lập tức hơn là những phần thưởng trong tương lai.
Khi bạn lên kế hoạch cho chính mình – như lập kế hoạch giảm cân, viết sách, học một ngôn ngữ mới – bạn thực chất đang lập kế hoạch cho tương lai của mình. Bạn hình dung về cuộc sống sau này và khi biết nghĩ về tương lai, bộ não sẽ nhìn nhận giá trị từ những hành động mang lại lợi ích lâu dài.
Tuy nhiên, khi thời điểm quyết định đến, bạn lại không lựa chọn cho tương lai của mình nữa. Bạn sống trong hiện tại và bộ não chỉ quan tâm đến bạn của hiện tại.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, con người hiện tại thích những phần thưởng tức thì hơn là những hứa hẹn trong tương lai.
Đó là lý do vì sao ta thường đi ngủ với động lực cao vào buổi tối, nhưng sáng hôm sau lại thấy mình vẫn mắc kẹt trong lối sống cũ.
Bộ não chúng ta coi trọng thành quả lâu dài khi hướng về tương lai, và chỉ coi trọng phần thưởng tức thì khi sống trong hiện tại.
Đây là lý do tại sao khả năng trì hoãn sự hài lòng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong cuộc sống.
Biết cách cưỡng lại sự hấp dẫn của những hài lòng tức thời – dù chỉ thỉnh thoảng, nếu không muốn nói là liên tục – có thể giúp bạn xây dựng cầu nối vững chắc giữa hiện tại và mục tiêu tương lai.
Các chiến thuật để đánh bại sự trì hoãn
Dưới đây là 3 chiến thuật giúp bạn vượt qua hiệu ứng Akrasia, chiến thắng sự trì hoãn và duy trì lộ trình đạt mục tiêu.
Chiến thuật số 1: Lên kế hoạch cho những hành động tương lai
Khi Victor Hugo khóa rương quần áo để tập trung sáng tác, ông đã tạo ra hiệu ứng mà các nhà tâm lý học gọi là “phương tiện cam kết” (commitment device).
Phương tiện cam kết là lựa chọn bạn đưa ra lúc này để kiểm soát hành vi tương lai.
Đó là cách giúp bạn cam kết với hành vi tương lai, duy trì thói quen tốt và ngăn chặn thói quen xấu.
Có nhiều cách tạo ra phương tiện cam kết. Bạn có thể tránh ăn uống quá độ bằng cách mua thực phẩm theo gói nhỏ thay vì số lượng lớn. Bạn có thể tự cấm mình khỏi sòng bạc hay trang web cờ bạc. Một vận động viên từng bỏ ví ở nhà một tuần để tránh bị cám dỗ bởi đồ ăn nhanh, nhằm đạt cân nặng chuẩn trước buổi kiểm tra.
Dù tình huống khác nhau, thông điệp chung là: Các phương tiện cam kết giúp bạn thiết lập hành động tương lai.
Hãy tìm những phương pháp thích hợp để điều hướng hành động của bản thân thay vì chỉ dựa vào ý chí hiện tại.
Hãy là người điều khiển hành động tương lai, thay vì trở thành nạn nhân của chúng.
Chiến thuật số 2: Giảm thiểu các yếu tố cản trở khi bắt đầu hành động
Cảm giác tội lỗi và tức giận vì trì hoãn thường còn tồi tệ hơn nỗi đau khi bắt đầu làm việc.
Nhà văn Eliezer Yudkowsky nói: “Làm việc thường dễ chịu hơn trì hoãn ở mọi thời điểm.”
Tại sao chúng ta vẫn trì hoãn? Khó khăn khi bắt đầu thường liên quan đến việc thiết lập thói quen. Khi vượt qua chướng ngại này, việc theo sát công việc sẽ không còn quá khó khăn.
Lý do thiết lập thói quen quan trọng hơn lo lắng về việc kiên trì bám sát chúng.
Bạn cần liên tục thu hẹp thói quen, tập trung xây dựng tác phong làm việc để bắt đầu tuân thủ kế hoạch của mình.
Đừng lo lắng về kết quả cho đến khi bạn thành thạo nghệ thuật “bắt tay vào việc”.
Chiến lược số 3: Tận dụng dự định hành động
Những dự định này nảy sinh khi bạn quyết định thực hiện hành vi vào thời điểm cụ thể trong tương lai. Ví dụ: “Tôi sẽ tập thể dục ít nhất 30 phút vào [NGÀY], lúc [THỜI GIAN].”
Có hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh rằng, dự định hành động tích cực tác động đến mọi khía cạnh, từ xây dựng thói quen mới đến lên lịch tiêm phòng cúm. Trong một nghiên cứu về tiêm phòng cúm, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 3.272 nhân viên tại công ty Midwestern và phát hiện ra rằng, những người ghi lại ngày giờ cụ thể để tiêm phòng thường tuân thủ kế hoạch đó trong những tuần tiếp theo. Đơn giản là, việc lên lịch trước có thể tạo ra sự khác biệt, và dự định hành động có thể tăng gấp đôi, gấp ba khả năng thực hiện một kế hoạch trong tương lai.
Đối mặt với hiệu ứng Akrasia
Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng, chúng ta cần dành thời gian để thiết lập các cam kết, đặc biệt khi mục tiêu của chúng ta quan trọng.
Aristotle đã đề xuất khái niệm Enkrateia làm điểm đối lập với Akrasia. Trong khi Akrasia dẫn đến sự trì hoãn, Enkrateia đại diện cho “Sức mạnh tự kiểm soát”.
Thiết lập hành động trong tương lai, giảm thiểu các yếu tố cản trở và tận dụng các dự định hành động là những bước đơn giản giúp chúng ta có cuộc sống theo đuổi Enkrateia thay vì Akrasia.