Sự hiện diện của hội chứng ước mơ – erotomania, có phải là kết quả của sự thất bại trong chức năng sinh sản không?
'Tình yêu là khao khát không thể kháng cự.' — Robert Frost
Một bệnh nhân của tôi gần đây đã đến Los Angeles, anh ta đến để gặp một nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood – người đã trò chuyện online với anh ta qua mạng xã hội, cũng là người đã nói với anh ta lời yêu thương và rằng họ nên ở bên nhau. Điều đáng lo ngại là chưa bao giờ có sự việc đó xảy ra. Nữ diễn viên không chỉ không yêu anh ta mà còn không biết anh ta là ai. Những cuộc 'trò chuyện' mà anh ta kiên quyết nói đã xảy ra bao gồm cả những ‘lời yêu thương’ mà nữ diễn viên đăng lên trên tường nhà của cô ấy, thực tế chỉ là những comment chung chung dành cho tất cả fan hâm mộ. Khi biết được ‘sự thật’ đó, anh ta vẫn không thể thuyết phục bản thân tin tưởng, và đôi khi anh ta không thể kiềm chế được sự tức giận, những câu hỏi liên tục xuất hiện trong đầu anh ta: “Nếu như chuyện này không phải là sự thật. Nếu như cô ấy yêu mình thì sao. Rõ ràng cô ấy nói yêu mình nhưng cho đến khi mình đến gần thì cô ấy lại tỏ ra như chưa hề quen biết mình. Tại sao...Tại sao...Tại sao lại như vậy?!”.
Khi một cá nhân tin chắc rằng người khác đang say đắm trong tình yêu với họ, nhưng sự việc này chưa bao giờ xảy ra mà chỉ là do sự ảo tưởng của họ tạo thành, hội chứng này được gọi là 'erotomania', hay còn gọi là hội chứng ước mơ người khác cũng yêu mình. Giống như bệnh nhân của tôi - một bệnh nhân 'erotomania' điển hình, ‘đối tượng yêu đương’ của các bệnh nhân thường là người nổi tiếng, kể cả khi giữa hai bên chẳng có mối quan hệ hay phương thức liên lạc nào.
Hội chứng 'Erotomania' đã được ghi nhận từ thời Hy Lạp cổ đại bởi Hippocrates và Galen. Đến năm 1921, một bác sĩ tâm thần người Pháp đã xuất bản một bài báo mô tả chi tiết năm trường hợp của hội chứng này. Lúc ấy, các nhà khoa học cũng gọi hội chứng 'erotomania' theo tên gọi của nhà khoa học người Pháp - 'Hội chứng De Clerambault' trong nhiều năm. Ngày nay, hội chứng 'erotomania' được ghi nhận trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) như một ví dụ về rối loạn ảo tưởng, mặc dù ai cũng biết rằng biểu hiện bệnh trạng trong hội chứng 'erotomania' có thể được tìm thấy trong các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.
Mặc dù hội chứng 'erotomania' tồn tại với những biểu hiện đặc trưng rõ ràng trong nhiều thiên niên kỷ, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao một số người lại mắc phải hội chứng này. Lúc này, Freud đưa ra giả thuyết rằng hội chứng 'erotomania' là một biện pháp bảo vệ tâm lý chống lại sự phản đối tình yêu đồng giới, trong khi những người khác cho rằng chúng có thể là biện pháp bảo vệ tâm lý chống lại sự thất vọng khi bị từ chối, là liều thuốc của một mối tình đơn phương hoặc chỉ là thực tế của cuộc sống cô đơn, một ‘tình yêu’ không tồn tại.
Vì giữa hai bên thường thiếu sự tiếp xúc thực sự, nên ‘bằng chứng’ để củng cố cho sự tồn tại của ‘tình yêu’ thường được các bệnh nhân ‘tìm thấy’ trong cử chỉ của ‘đối tượng yêu đương’, những ẩn ý mà chỉ có các bệnh nhân 'erotomania' mới giải mã, hành động này giống như hành động của người bệnh nhân với nữ diễn viên.
Một trường hợp được ghi lại từ một thế kỷ trước mô tả một người phụ nữ - mắc hội chứng 'erotomania' với Vua George V - giải thích rằng sự chuyển động của rèm cửa sổ khi cô ấy đợi bên ngoài Cung điện Buckingham là một tín hiệu cho thấy nhà vua đang công khai tình yêu của mình dành cho cô ấy. Gần đây hơn, một trường hợp kể chi tiết một nữ sinh mắc hội chứng 'erotomania' tin rằng việc nhìn thấy biển số xe từ một bang cụ thể hoặc màu tím là bằng chứng về tình yêu của cậu bạn cùng lớp dành cho cô ấy. Lạ lùng hơn cả hai trường hợp trên – một người phụ nữ tin rằng có một “người chữa bệnh tâm linh” đã yêu cô ấy, bằng chứng là cô ấy cảm nhận được 'năng lượng chữa lành' của anh ấy trong cổ họng và trên chân của cô ấy.
Các tình huống trên là minh họa cho việc: khi mà quá trình tìm kiếm “bằng chứng” để củng cố niềm tin đã có từ trước và quá trình ‘giải mã’ các bằng chứng trên bị sai lệch. Điều này có thể sẽ thổi bùng ngọn lửa tin tưởng đến khuếch đại mức độ ảo tưởng - điều mà tôi gọi là “thiên kiến xác nhận bởi nội tiết tố steroid” (confirmation bias on steroids).
Nguyên nhân của bệnh trạng có thể là do xuất hiện của một cơn đột quỵ hoặc xuất huyết não; khi phải đối mặt với sự suy giảm trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức thần kinh. Các nguyên nhân này cho thấy mối liên hệ với rối loạn chức năng ở phần trước của não.
Sự xuất hiện đồng thời của hội chứng “erotomania” và bệnh suy giảm trí tuệ não mạch đặt ra câu hỏi: liệu hội chứng “erotomania” là biểu hiện đi kèm của suy giảm nhận thức và hội chứng tri giác sai thực tại. Bệnh nhân mắc hội chứng “erotomania” không thể xác định đâu là ‘tình yêu ảo’ trong thế giới hiện thực.
Cố gắng đọc suy nghĩ của người khác và giải mã liệu ‘ai đó’ thích bạn hay không là một nhiệm vụ không dễ dàng. Lỗi dự đoán có thể xảy ra theo cả hai hướng: nghĩ người ta thích mình trong khi người ta không quan tâm và ngược lại.
Nhận ra điểm tương đồng giữa các triệu chứng của hội chứng “erotomania” và các khía cạnh bình thường trong quá trình tìm kiếm tình yêu của con người, một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng hội chứng “erotomania” là biến thể lỗi của chiến lược giao phối trong quá trình tiến hóa.
Dựa trên việc xem xét 246 trường hợp của hội chứng “erotomania” đã được công bố, một nghiên cứu cho thấy hội chứng này có nhiều khả năng xảy ra ở nữ giới hơn nam giới (70% các trường hợp được báo cáo), với ‘đối tượng yêu đương’ thường là một người đàn ông lớn tuổi có địa vị xã hội cao. Hội chứng “erotomania” xảy ra ở nam giới có xu hướng xuất hiện sớm hơn so với nữ giới, với các ‘đối tượng yêu đương’ trẻ hơn và được đánh giá là có sức hấp dẫn tình dục cao.
Brendan Kelly - Bác sĩ tâm thần và là chuyên gia về hội chứng “erotomania” của Đại học Trinity College Dublin chấp nhận quan điểm này trong một khuôn khổ tiến hóa nhất định và Brendan thậm chí đã đặt ra câu hỏi liệu tất cả tình yêu có thể là ảo tưởng ở một mức độ nào đó hay không:
“… Phải chăng hội chứng “erotomania” là một căn bệnh bắt nguồn từ các vấn đề ẩn và sự mất cân bằng quyền lực trong xã hội? Nếu vậy, liệu có khả năng là hội chứng “erotomania” không phải là một hiện tượng nhị phân, mà là một hiện tượng được phân tầng, bệnh trạng biểu hiện ở mức độ lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào bối cảnh chính trị, xã hội, văn hóa và cá nhân, trong đó cá nhân tự nhận thấy mình là ai? Và trên cơ sở này, chẳng lẽ lại có những yếu tố của tình yêu hoang tưởng, hoang tưởng xen lẫn với tình yêu đích thực trong một số mối quan hệ lãng mạn phổ biến hơn tưởng tượng, làm phức tạp bức tranh đáng kể nhưng cũng dẫn đến lợi ích cho tất cả mọi người?
Ví dụ cho câu hỏi của Brendan, có bao nhiêu người chồng hoặc người vợ đang yêu và được yêu nhưng không hài lòng về mối quan hệ này, họ thuyết phục bản thân rằng (A) người bạn đời của họ rất tuyệt vời trong khi thực tế chưa hẳn là vậy; hoặc (B) rằng người bạn đời ‘mới’ sẽ yêu họ say đắm và tuyệt vời hơn trong thực tế nhiều? Có lẽ đôi khi, những phóng đại về tình yêu trong vô thức và ảo tưởng như vậy là cần thiết và thậm chí là khôn ngoan, để củng cố một mối quan hệ tốt đẹp một cách hợp lý và để duy trì nó theo thời gian.
Cuối cùng, điều này đưa chúng ta đến một vấn đề đáng lo ngại là: liệu tất cả tình yêu lãng mạn đều là ảo tưởng ở một mức độ nhất định, lỡ như tồn tại khả năng một số yếu tố ảo tưởng lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc xã hội và cá nhân một cách bền vững, ổn định?”
Trong bài đăng trên trang blog Psych Unseen đầu tiên của mình, tôi đã trích dẫn lời nhân vật chính của bộ phim Girl, nhân vật giả tưởng nói: “Sự điên cuồng không phải là bị phá vỡ hoặc bị nuốt chửng bởi một bí mật đen tối. Đó là bạn, hoặc là tôi…được khuếch đại.” Bác sĩ Brendan dường như gợi ý rằng không nên quá căng thẳng khi cho rằng hội chứng “erotomania” có thể là ‘bạn’ hoặc ‘tôi’ khi được khuếch đại.
Khi tôi suy nghĩ về các bệnh nhân gần đây, trước khi đọc bài báo của bác sĩ Brendan, tôi cũng tự hỏi điều tương tự. Hiện tại, tâm thần học vẫn đang gộp nhiều trải nghiệm của con người vào các chẩn đoán duy nhất, như 'tâm thần phân liệt' hoặc các triệu chứng đơn lẻ, như 'ảo tưởng' hoặc 'ảo giác'. Nhưng ngày càng nhận ra rằng có sự đa dạng đáng kể trong các chẩn đoán như vậy và các triệu chứng có thể thay đổi theo mức độ nghiêm trọng liên tục. Như tôi thường nói với các sinh viên của mình, tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, tâm thần học sẽ không chỉ đơn giản ném 'hoang tưởng' và hội chứng 'erotomania' vào cùng một hộp đen của 'ảo tưởng', mà thay vào đó sẽ có thể xác định chúng là các cơ chế não riêng biệt đại diện cho các quá trình nhận thức bị lỗi khi hoạt động, như phát hiện mối đe dọa và tình yêu.
Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng, sẽ là sai lầm nếu đánh đồng tất cả tình yêu với ảo tưởng, giống như việc nhầm lẫn giữa ảo tưởng của hội chứng 'erotomania' với tình yêu thực sự. Trong một bài đăng gần đây trên blog, tôi đã đề cập đến hiện tượng 'ảo tưởng tích cực' - niềm tin về bản thân (và đôi khi là những người thân yêu của chúng ta) có thể được ủng hộ trong quá trình tiến hóa. Nhưng không có gì tích cực, lành mạnh hoặc có lợi với quá trình tiến hóa khi nhắc đến hội chứng 'erotomania'. Hội chứng chỉ dẫn đến đau khổ đáng kể cho người mắc chứng hoang tưởng, cũng như 'đối tượng yêu đương' không may mắn của họ.
May mắn thay, hầu như mọi người đều biết rõ... đời không như là mơ.
Tài liệu tham khảo:
1. Segal JH. Erotomania revisited: From Kraepelin to DSM-III-R. American Journal of Psychiatry 1989; 146:1261-1266.
2. Jordan H, Lockert E, Johnson-Warren M, và đồng nghiệp. Tình yêu và ảo tưởng: Một cái nhìn lại sau ba mươi bốn năm. Tạp chí Hiệp hội Y học Quốc gia 2006; 98:787-793.
3. Kelly BD, Kennedy N, Shanley D. Mê muội và khao khát: Tình yêu ảo tưởng được tái khám phá. Tạp chí Khoa thần kinh cận lâm sàng 2000; 102:74-76.
4. Kalbitzer J, Mell T, Bermpohl F, và đồng nghiệp. Trạng thái phát cuồng trên Twitter: Một biến thể hiếm hoi của một hội chứng đặc biệt. Tạp chí Bệnh tâm thần và Thần kinh 20214; 202:623.
5. Krishna N, Fischer BA, Miller M, và đồng nghiệp. Vai trò của mạng xã hội trong các rối loạn tâm thần: một báo cáo trường hợp. Tạp chí Bệnh viện tổng hợp tâm thần 2013; 35:576.e1-576.e2
6. Faden, Levin J, Mistry R, và đồng nghiệp. Rối loạn ảo tưởng, loại tình yêu ảo tưởng, trở nên nghiêm trọng hơn do việc sử dụng mạng xã hội. Báo cáo trường hợp trong tâm thần học 2017; 8652524.
7. Anderson CA, Camp J, Filley CM. Tình yêu và ảo tưởng sau cơn xuất huyết dưới màng não sau động mạch não chảy máu: Báo cáo trường hợp và ôn lại tài liệu. Tạp chí Thần kinh tâm thần lâm sàng 1998; 10:330-337.
8. Das A, Mathur S, Orrell M. Tình yêu và ảo tưởng phụ thuộc vào tai biến mạch máu não ở tổn thương thái trước thái sau góc trán: Tạp chí Y học Tâm lý Ireland 2005; 22:113-114.
9. Olujugba C, de Silva R, Kartsounis LD, và đồng nghiệp. Hội chứng De Clerambault (tình yêu ảo tưởng) như một đặc điểm trình bày của chứng mất trí thức phía trước và bệnh thần kinh motor phía trước (FTD-MND). Tâm thần học hành vi 2007; 18:193-195.
10. Fujii DEM, Ahmed I, Takeshita J. Những ảnh hưởng tâm thần học trong tình yêu ảo tưởng: Hai nghiên cứu trường hợp. Tâm thần học, tâm thần học hành vi và thần kinh học hành vi 1999; 12:110-116.
11. Granstein J, Strimbu K, Francois D, và đồng nghiệp. Một trường hợp bất thường của tình yêu ảo tưởng và hội chứng nhận diện ảo tưởng. Tạp chí Thực hành Tâm thần 2015; 21:306-312.
12. Brüne M. Hội chứng De Clerambault (yêu đương mani) trong một góc nhìn tiến hóa. Tiến hóa và Hành vi Con người 2001; 22: 409-415.
13. Kelly B. Tình yêu như một ảo tưởng, ảo tưởng về tình yêu: Yêu đương mani, tự ái và xấu hổ. Nhân văn Y học 2018; 44: 15-19.