Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc kiếm thêm thu nhập chưa? Có lẽ là đã rồi đúng không?
Khi đã là sinh viên đại học, việc này sẽ trở nên khó khăn hơn một chút. Bạn phải dành thời gian cho việc học, các hoạt động ngoại khóa, thời gian nghỉ ngơi và còn phải dành thời gian để xem tiếp series trên Netflix. Vậy làm thế nào để kiếm thêm thu nhập?
Câu trả lời đơn giản nhất là kiếm một công việc làm thêm. Công việc làm thêm là một lựa chọn tốt, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất.
Nếu bạn có thể kiếm thêm thu nhập mà vẫn có thời gian tự do làm việc, và có thêm kinh nghiệm để làm ấn tượng với nhà tuyển dụng trong tương lai thì sao?
Điều đó là hoàn toàn có thể. Freelancing (làm việc tự do) chính là câu trả lời, và qua bài viết này, bạn sẽ học được tất cả mọi thứ về freelancing tại đại học.
Bắt đầu thôi.!
Tại sao nên thử sức với Freelance khi còn học đại học?
Có lẽ bạn nghĩ rằng “Mình không cần phải làm gì vội, vì sau này tốt nghiệp mình vẫn có thể tìm được công việc.”
Điều đó không sai, nhưng hãy suy nghĩ kỹ. Dù sau này không muốn tiếp tục làm Freelancer, việc làm tự do khi còn học vẫn là cách tốt để tích luỹ kinh nghiệm cho tương lai.
Nếu bạn giống như hầu hết sinh viên khác, cơ hội để trải nghiệm thực tế là không nhiều. Và nếu may mắn, bạn có thể tìm được một công việc bán thời gian phù hợp với ngành học. Nhưng nếu không, bạn phải tự mình tìm kiếm.
Lựa chọn khác dành cho bạn là thực tập hè (hoặc trong kì học). Mặc dù việc này rất tốt, nhưng thậm chí khi bạn rất nhiệt tình, bạn cũng chỉ có thể tham gia vào tối đa ba dự án. Và đôi khi, chúng có thể chỉ là những công việc phổ thông, không chuyên sâu và bạn chỉ học được cách sửa máy in một cách chán chường.
Công việc Freelance cho phép bạn tự sắp xếp thời gian, nơi làm việc và hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn muốn. Nếu bạn muốn làm việc trong môi trường mới mẻ hoặc thay đổi liên tục và các chương trình trên đại học chưa đáp ứng được, freelancing là cách duy nhất để học hỏi trước khi bạn tìm được công việc trong mơ.
Qua freelancing, bạn sẽ xây dựng một danh sách các dự án đã tham gia để giới thiệu với các nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn gia nhập một công ty thiết kế web, bạn có thể phác thảo dựa trên những gì đã học. Mọi người sẽ ấn tượng khi biết bạn đã từng thiết kế 5 trang web và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
Điều này chứng tỏ bạn hiểu mình cần làm gì, đồng thời cho thấy sự chủ động và chuyên nghiệp của bạn, những khía cạnh quan trọng cho công việc mà không chỉ có lên lớp và đạt điểm cao sẽ có được.
Freelancing không chỉ tạo thu nhập thêm, mà còn giúp bạn thanh toán các khoản phí hoặc để dành cho các dự định sau này.
Trước khi bắt đầu làm việc, bạn cần quyết định loại hình freelance muốn tham gia trước đã.
Bạn cần chuẩn bị gì?
Hoạt động kinh doanh cơ bản nhất là trao đổi giá trị - bạn tạo giá trị cho người khác, họ trả lại bạn một giá trị tương đương, chủ yếu là tiền.
Để tạo ra giá trị, Josh Kaufman, tác giả cuốn sách kinh doanh The Personal MBA, đề cập đến 12 loại giá trị có thể được tạo ra.
Hầu hết các công việc freelance thuộc loại dịch vụ.
Theo Kaufman, dịch vụ là “việc bạn giúp đỡ và tạo ra lợi ích cho người khác, để nhận lại một khoản phí.”
Kaufman giải thích cách các mô hình dịch vụ hoạt động, trong đó bạn sẽ:
Cung cấp kỹ năng mà khách hàng cần nhưng không muốn sở hữu.
Đảm bảo dịch vụ luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Thu hút và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Để tìm lĩnh vực freelance, hãy bắt đầu từ kỹ năng bạn đã có sẵn. Không cần phải thành thạo, chỉ cần bạn hứng thú và có thể rèn luyện đến trình độ khiến người khác sẵn sàng chi tiền cho nó.
Nếu bạn chưa tìm ra kỹ năng của mình, đó là do bạn chưa tìm hiểu kỹ.
Dưới đây là một số kỹ năng và ý tưởng tiềm năng cho dịch vụ freelance:
Kỹ năng tin học cơ bản.
Không cần phải thành thạo hoặc học các chương trình nâng cao. Rất nhiều người cần sự giúp đỡ khi sử dụng Word, Excel hoặc Gmail. Họ sẵn sàng trả tiền để có người hỗ trợ. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể quen với các trình duyệt này.
Kỹ năng đồ họa
Bạn thích vẽ? Hãy thử:
Thiết kế logo
Tạo tác phẩm cho các sự kiện lớn (workshop, dự án phi lợi nhuận, …) – hoặc bán tác phẩm online.
Sáng tạo thiệp sinh nhật, chúc mừng hoặc quà theo dịp đặc biệt.
Kỹ năng chỉnh sửa video/hình ảnh
Nếu bạn đã có kinh nghiệm với ống kính (và phần mềm chỉnh sửa), hãy xem xét:
Chụp chân dung, kỉ yếu hoặc chụp đám cưới
Trở thành nhiếp ảnh gia làm việc freelance cho tòa soạn địa phương, quán cà phê, …
Sáng tạo video/hình ảnh cho các hoạt động/sự kiện
Kỹ năng giao tiếp – tổ chức
Bạn có khả năng làm việc với mọi người? Hãy thử:
Tổ chức các bữa tiệc
Sắp xếp lịch hẹn
Kỹ năng nấu nướng
Bạn đã từng nghĩ sẽ tham gia các lớp học nấu ăn và trở thành đầu bếp? Dù hiện tại có thể ước mơ của bạn đã thay đổi, nhưng với kỹ năng nấu nướng, bạn có thể tham gia đóng góp cho các dự án thiện nguyện hoặc tham gia với vai trò hậu cần trong các sự kiện cộng đồng.
Kỹ năng sắp xếp
Bạn sống ngăn nắp? Bạn tự tin rằng mình biết sắp xếp, dọn dẹp mọi thứ? Hãy thử cân nhắc việc giúp đỡ mọi người sắp xếp đồ đạc của họ.
Kỹ năng thiết kế web
Bạn không cần phải là một lập trình viên giỏi. Nếu bạn hiểu cơ bản, đã đọc qua tài liệu Wordpress đơn giản và biết sử dụng Google, bạn có thể thiết kế trang web cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc dự án cộng đồng.
Kỹ năng thể thao
Bạn không cần là một vận động viên chuyên nghiệp để làm freelance về thể thao, chỉ cần kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản. Đa số mọi người chỉ muốn có người động viên hoặc đồng hành trong việc lấy lại vóc dáng.
Lao động thể lực
Nếu bạn không ngại làm những công việc vất vả như dọn dẹp cỏ, cào tuyết, cắt tỉa cây cối, luôn có người cần sự giúp đỡ từ bạn.
Tóm lại, mọi thứ bạn giỏi đều có thể trở thành một kỹ năng làm việc tự do. Dù kỹ năng đó liên quan đến ngành học hiện tại của bạn hoặc công việc mà bạn muốn làm sau này, điều đó đều mang lại lợi ích tốt.
Bây giờ khi bạn đã có kỹ năng, hãy nghĩ về khách hàng.
Tìm kiếm những khách hàng đầu tiên
Trong giai đoạn đầu, có vẻ như việc có khách hàng là điều không thể. “Sử dụng mối quan hệ hiện có” thường là lời khuyên phổ biến nhất, nhưng khi bạn mới bắt đầu, bạn không thể dựa vào việc tiếp thị từ các khách hàng trước đó.
Tuy vậy, bạn có nhiều tiềm năng hơn bạn nghĩ.
Nhờ đến các thành viên trong gia đình khi bạn cần tìm khách hàng. Hãy thử nhờ bố mẹ tìm kiếm trong hội nhóm bạn bè hay đồng nghiệp của họ, tương tự với cô dì chú bác của bạn, thậm chí là những người họ hàng xa khác (tất nhiên là nếu họ không cảm thấy phiền).
Trong phạm vi trường học, có thể có vài mô hình kinh doanh nhỏ được tự lập bởi những người trẻ giống bạn. Hãy thử liên lạc với họ và tìm hiểu liệu họ có cần sử dụng dịch vụ của bạn không. Ngay cả câu trả lời không, bạn cũng đã phần nào giới thiệu dịch vụ của mình đến người khác, và có thể, một ai đó trong cộng đồng sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Ngay cả công việc không đến trực tiếp từ mạng xã hội, đây vẫn là chốn để bạn gây dựng mối quan hệ có thể dẫn đến những công việc sau này.
Twitter, hoặc Facebook, phổ biến hơn và có độ nhận diện hơn những hình thức khác, hãy bắt đầu từ đó. Các nền tảng này sẽ trở nên cực kì hữu dụng nếu bạn tham gia vào các hội nhóm liên quan đến hình thức freelance bạn đang hướng tới.
Dù bạn chọn cách nào, hãy chân thành và hữu ích. Đôi khi cũng nên tự quảng bá dịch vụ của mình, nhưng đừng làm cho điều này trở nên quá thường xuyên. Hãy mang lại giá trị cho người khác, họ sẽ đáp lại điều tương tự.
Chủ động gửi email giới thiệu công việc lần đầu có thể bạn sẽ mắc vài lỗi. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý:
Một lời chào hỏi lịch sự: Luôn sử dụng cả họ và tên người gửi (hoặc tên của tổ chức họ làm việc trong trường hợp bạn không chắc chắn). Đừng bao giờ tự đặt biệt danh, tên thân mật và đừng trở nên bất lịch sự khi chào hỏi.
Mở đầu thư bằng một lời khen: Bạn chắc chắn không muốn chỉ trích một khách hàng tiềm năng. Thay vào đó, hãy bắt đầu thư bằng một lời khen thân thiện hay một lời chúc chân thành, sau đó mới giới thiệu về công việc freelance.
Tập trung vào mục tiêu công việc: Trong email, khi nói về công việc freelance, hãy tập trung vào mục tiêu chính mà bạn đang hướng tới. Giá trị bạn muốn mang lại cho khách hàng là gì? Bạn có thể làm những công việc như thế nào?
Tránh sử dụng từ viết tắt, từ lóng: Thay vào đó, hãy sử dụng các từ đơn giản nhưng cụ thể.
Hạn chế nhắc quá nhiều đến tiền công: Cùng với việc đề cập đến công việc quá mơ hồ, đây cũng là điều bạn nên tránh khi viết thư giới thiệu. Thay vào đó, hãy nhắc đến sự giúp đỡ của bạn có thể khiến họ kiếm nhiều hơn thế nào.
Rà soát lỗi chính tả trước khi gửi: Hãy luôn đọc trước email trước khi nhấn nút gửi. Nếu không thể làm vậy, sao bạn có thể đảm bảo cho chất lượng công việc của mình?
Hãy lập một trang web riêng (và có thể một blog khác)
Khi bạn hầu như làm việc với khách hàng qua hệ thống mạng xã hội, bạn nên sở hữu một trang web “chính chủ” chuyên về hoạt động freelance của mình. Sở hữu một trang web riêng sẽ:
Cho mọi người thấy rằng bạn nghiêm túc: Khi bạn bỏ thời gian cùng công sức tạo website, rõ ràng là bạn coi trọng công việc freelance.
Giúp bạn có nơi để giới thiệu về dịch vụ của mình: Không cần thiết thuê một người viết quảng cáo, bạn chỉ cần tạo một mục nhỏ trên trang web của mình, trên đó viết chi tiết về công việc freelance của bạn và có thể là cả những nhận xét từ khách hàng.
Giúp bạn tự do thể hiện khả năng của mình: Điều này có thể thông qua blog, podcast, video hay bất cứ kênh thông tin nào mà bạn thấy phù hợp. Mục đích ở đây là giúp mọi người hiểu hơn về cái bạn đang làm. Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa, một vài tấm ảnh hậu trường sẽ thích hợp để thể hiện điều đó.
Giờ thì khi bạn đã bắt đầu và có cho mình những khách hàng đầu tiên, đã đến lúc tập trung vào công việc.
Các phương pháp kinh doanh tốt nhất
Thật dễ dàng để trở nên hứng thú với ý tưởng xây dựng một công việc freelance và tìm kiếm khách hàng, nhưng cũng đừng vì thế mà quên đi đây vẫn là một hình thức kinh doanh.
Và nếu bạn bỏ lơ những phương án kinh doanh cơ bản, những gì bạn thu được sẽ chỉ là một sở thích đắt đỏ thay vì một nguồn thu nhập ổn định hay những khoảng kinh nghiệm đáng quý.
Và bạn cũng không cần phải học qua chuyên ngành Kinh tế để hiểu và ứng dụng nguyên tắc kinh doanh.
Thay vào đó:
Freelancing có đôi chút vất vả hơn làm việc bán thời gian, nhưng thành quả đem lại cũng thật to lớn. Freelancing chắc chắn sẽ không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng nếu có cơ hội, hãy thử một lần xem sao.