Chấp nhận, cam kết với người khác, dù đó chỉ là một lời nói hoặc một hành động đơn giản nhưng cái giá để có thể hoàn thành được thì không hề đơn giản chút nào. Vì vậy, có mấy ai trong chúng ta dám nói ra từ “có”?
Tại Phật Sơn, Trung Quốc, một cô bé 2 tuổi tên Vương Nguyệt đang dạo chơi ở phiên chợ trong một con hẻm nhỏ sau nhà mình, khi ấy bố mẹ em vẫn còn đang làm việc. Cô bé chập chững tiến về phía trước, tò mò quan sát xung quanh.
Cô bé đứng trong con hẻm đó chừng vài phút, khi đó có một chiếc xe tải giao hàng phóng nhanh xuống con hẻm và đè lên người cô bé. Một người đi bộ xung quanh trông thấy cảnh tượng tay chân cô bé đang co giật bất thường bèn dừng lại, đi xung quanh cô bé xem thử. Một người chạy xe tay ga thì chuyển hướng để tránh tông vào chân cô bé, một người đi bộ khác thì lướt qua như không biết gì xảy ra.
Chiếc xe tải giao hàng lại chạy ầm ầm trong con hẻm nhỏ. Vương Nguyệt bắt đầu lắc lắc cánh tay, con bé khóc thét lên vì đau đớn. Nhưng chiếc xe tải vẫn không hề dừng lại dù nó vẫn đang đè lên cô bé.
Một người chạy xe máy đã quyết định đổi hướng khi nhìn thấy một dáng hình nhỏ bé trước mặt. Anh ta dừng lại, nhìn chằm chằm vào đứa trẻ vài giây, rồi lại rồ ga và phóng đi. Một người lái xe kéo, một người đi bộ, một người đi xe đạp cứ thế mà lướt qua. Có người dừng lại nhìn, có người còn chẳng buồn quan tâm. Đoạn phim từ một chiếc camera an ninh ở đó xác nhận rằng, đã có chính xác 18 người lướt qua Vương Nguyệt mà không hề mảy may dừng lại trong khi trước mắt mình, có một cô bé chỉ mới chập chững đi đang nằm đó và thở hổn hển trong vũng m.á.u.
Một người khác tiến gần, là một công nhân đang quét đường, đã đến tuổi già. Cô dừng lại khi thấy đứa bé. Khuôn mặt cô trở nên nghiêm túc, cô vội vứt chiếc túi rác và quỳ xuống bên cạnh đứa trẻ.
Ban đầu, cô ấy muốn nâng đứa trẻ lên nhưng do do dự khi nhận ra có những mảnh xương vỡ di chuyển trong cơ thể của Vương Nguyệt. Vì vậy, cô đã nắm lấy chiếc áo thun mà cô bé mặc và kéo đứa trẻ ra khỏi đường, sau đó chạy đi tìm sự giúp đỡ.
1. Hiệu ứng “người đứng ngoài” đáng lo ngại
Khi đoạn video từ camera an ninh ghi lại vụ tai nạn của Vương Nguyệt được lan truyền rộng rãi, các trang mạng xã hội và các tờ báo đều chỉ trích những người đã lơ là qua cô bé. Có người bày tỏ sự lo lắng khi thấy “những giá trị cơ bản của con người” đang bị mất dần, hoặc chỉ trích về “sự suy giảm đạo đức ở Trung Quốc”
Thực tế, những người đi qua đứa trẻ đó có vẻ như đã không làm gì đặc biệt.
Trần Tiên Mỹ, người công nhân đang quét đường đã cứu đứa trẻ trong tình huống nguy kịch, thực ra mới là điều bất thường. Trái tim nhân ái của cô đã trở nên hiếm có giữa một thế giới mà ít người sẵn lòng hy sinh sự thoải mái, thời gian và an toàn của chính mình để cứu giúp người khác đang gặp nạn.
Hai nhà tâm lý học trong những năm 60 đã đặt tên cho hiện tượng này là hiệu ứng “người đứng ngoài cuộc”. Hiệu ứng đó ngăn cản ý muốn giúp đỡ một người gặp khó khăn. Cụ thể, mọi người sẽ tránh trách nhiệm, bào chữa cho bản thân bằng cách nói “Rồi có người khác sẽ làm điều đó”.
Sự kiện khiến nhóm các nhà tâm lý học quyết định nghiên cứu là vụ Kitty Genovese bị sát hại. Cô bị hành hung nhưng hàng xóm lại bỏ qua tiếng khóc của cô. Chỉ có hai người gọi cảnh sát sau khi Kitty bị đâm nhiều nhát. Chỉ có một người phụ nữ xuất hiện gần căn hộ xảy ra vụ việc đó dám ra tay cứu Kitty. Bà quỳ trên vỉa hè và ôm chặt lấy cô gái đang hấp hối tới khi cảnh sát đến.
Chúng ta muốn nghĩ bản thân là một người hùng sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh cho chính nghĩa, trở thành một ngoại lệ sáng chói.
Chúa Jesus kể câu chuyện về hai người đàn ông sùng đạo lại có thể phớt lờ một người gặp hoạn nạn, đó là câu chuyện về Người Samaritan Tốt (những người sẵn lòng giúp đỡ). Một người bị chê cười cuối cùng cũng dừng lại giúp đỡ, có lẽ vì anh ta có lòng thương xót với người đang nằm bên vệ đường.
Đó là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng giống như câu chuyện của Vương Nguyệt và Kitty.
2. Nhiều lý do để suy ngẫm
Chúng ta sẽ cảm thấy rất tội lỗi khi lướt qua một người cần sự giúp đỡ mà không hề đưa ra sự chú ý. Đó có thể không chỉ là một đứa trẻ bị thương nặng, mà còn là những người đang đấu tranh với nỗi buồn, mệt mỏi, sự đau khổ, những người mang trong mình những vết thương tâm hồn ngay bên cạnh chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta lại có vô số lý do để từ chối giúp đỡ họ: ta bận rộn, mệt mỏi, phải quan tâm quá nhiều thứ, có quá nhiều vấn đề cá nhân cần giải quyết; chúng ta cũng không có gì để có thể giúp đỡ họ. Những người cần sự giúp đỡ trông họ kiệt sức, vấn đề của họ dường như không thể cải thiện, họ luôn chịu đựng mọi gánh nặng. Có lẽ người khác có trình độ tốt hơn sẽ giúp đỡ họ, có ai đó sẽ đứng lên giúp họ…
Chúng ta nghĩ như vậy, rồi bỏ đi.
Tham gia vào vấn đề của người khác thường không dễ dàng, nó khiến chúng ta mệt mỏi. Thật lòng mà nói, việc giúp đỡ người khác chỉ khả thi khi ta làm vì lòng nhiệt thành mà Chúa ban cho con người.
Chúng ta chỉ có thể trở thành một Người Samaritan Tốt khi hiểu rằng tình yêu của Chúa không chỉ dành cho chúng ta mà còn dành cho những người xung quanh chúng ta. Chỉ khi đó, chúng ta mới có không gian tinh thần và cảm xúc mạnh mẽ để sẵn lòng giúp đỡ một người cần một bàn tay giúp đỡ, dù có bất kỳ hậu quả nào xảy ra với chính mình.
Mặt khác, việc phớt lờ một người khó khăn đôi khi không phải là ý định. Chúng ta có lẽ đang quá tập trung vào cuộc sống của riêng mình mà không quan tâm đến những điều đang xảy ra với người khác.
Gary Wilkerson chỉ ra trong buổi podcast của mình rằng: “Là con của Chúa, chúng ta luôn khao khát sự hiện diện của Người, nhưng lại không nhận ra rằng Người luôn bên cạnh chúng ta, trên taxi, trên đường tàu, trên máy bay”
Barry Meguiar, một thành viên của Hội đồng Thách thức Thế giới và một khách mời đồng tình với ý kiến của Gary, ông nói: “Anh biết không, anh đã nói hết những gì chúng tôi muốn nói. Chúng tôi đã rất tập trung, chúng tôi làm những điều này điều kia để tìm kiếm Chúa, nhưng Chúa lại phái một người đến ngay bên cạnh chúng tôi. Tôi thấy Chúa đã sắp xếp mọi thứ để người đó đến với chúng tôi, nhưng chúng ta lại bỏ qua người đó. Trong tưởng tượng của tôi, Chúa lúc ấy chỉ có thể thốt lên: “Ôi, ta đã sắp xếp họ để chứng minh sự hiện diện của ta, nhưng họ lại không để ý đến ta”.
“Hãy học cách để khiến sự hiện diện của Chúa gần gũi hơn với chúng ta” - Gary kết luận.
Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đang nguyện lời của Chúa.
Lời kêu gọi của chúng ta, lời kêu gọi để trở thành ánh sáng làm sáng tỏ bóng tối trên thế giới này, với tư cách là một tín đồ trung thành của Chúa, không bao giờ là dễ dàng để thực hiện. Bởi vì cái giá để nói “có”, để đưa tay ra giúp đỡ trước tiếng khóc của một ai đó thường không đơn giản. Khi đó, trái tim của chúng ta sẽ đau đớn vì họ. Không chỉ vậy, những người bị tổn thương thường tổn thương người khác, họ bắt đầu tấn công chúng ta, và chúng ta phải chịu những tổn thương từ những người mà chúng ta muốn giúp đỡ. Chúng ta có thể mất thời gian, tiền bạc và các nguồn lực quý giá khác. Chúng ta cũng có thể bị lên án bởi những người ngoài cuộc khi xen vào chuyện của người khác, dù đó chỉ là để giảm bớt cảm giác tội lỗi của chúng ta.
Khi chúng ta cầu nguyện: “Nước Cha được thực hiện, Ý Cha được thực hiện, trên trái đất như trên trời!” (Matthew 6:10 NLT) trong lời cầu nguyện của Chúa, điều đó có nghĩa là chúng ta đang cầu xin Chúa cho chúng ta cơ hội để hành động.
Nếu không có sức mạnh và sự hiện diện của Chúa, việc xen vào và giúp đỡ người khác gần như là điều không thể, vắng bóng của những người như chúng ta sẽ gây ra những hậu quả đau đớn cho những người đang khốn khổ. Ngay bây giờ, trên thế gian này, tiền trong ví hay trong tài khoản ngân hàng, những trải nghiệm mà chúng ta có để đồng cảm với người khác - đó là tất cả những món quà vì một lý do nào đó ngẫu nhiên mà đến với ta, và lý do đó không chỉ là niềm an ủi của chúng ta, mà còn là “phao cứu sinh” của người khác.
Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ta sức mạnh để có lòng trắc ẩn đối với tất cả những người cần ta, và khi họ xuất hiện trên con đường ta đang đi, hãy can đảm bước đến, nắm chặt bàn tay họ và nói “Có”.