“Thật là kỳ diệu khi chúng ta đối mặt với những nghịch lý. Giờ đây, hy vọng lại trở nên rõ ràng hơn cho sự tiến bộ.” - Niels Bohr
Mạng xã hội thật sự là một nghịch lý vì nó mang trong mình cả sức mạnh của cái tốt và cái xấu. Một trong những điều tồi tệ nhất về mạng xã hội là sự lan tràn của những tin tức “tích cực”.
Chắc chắn bạn đã tự hỏi làm sao một cái gì đó có thể gây ra nhiều áp lực, tự nghi ngờ và lo lắng mà lại được gọi là “tích cực”. Đúng vậy, nhiều thông điệp trên mạng xã hội tạo ra nhiều áp lực, buộc chúng ta phải biết ơn và lạc quan dù ta đang phải đối mặt với những khó khăn - hay còn được gọi là “sự tích cực độc hại”. Điều này đặc biệt dễ xảy ra với các bà mẹ.
Dĩ nhiên, lạc quan và niềm vui luôn tốt đẹp khi chúng thật sự phản ánh tâm trạng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng bỏ qua những cảm xúc không thoải mái và lờ đi những gì bạn đang trải qua, giống như việc sử dụng tâm linh để tránh né, bạn đang cố gắng lảng tránh chỗ tổn thương đó để trở thành một con người bình thường và chiến đấu với cuộc sống.
Một điều gây ra sự tích cực độc hại cho một người có thể tạo ra tác động tích cực với người khác. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại của bạn và cách mà thông điệp cụ thể ấy tác động đến bạn.
Tuy nhiên, dường như có một trào lưu chung nhấn mạnh việc biết ơn và hài lòng khi không có thông tin nào phản đối rằng đôi khi cuộc sống thật tồi tệ.
Một trong những điều khó khăn nhất về mạng xã hội là hoà nhập với chính bản thân mình. Chúng ta sử dụng điện thoại vì thoải mái, để giải trí và tiêu khiển. Khi lướt qua, tâm trí bị chi phối bởi nội dung mạng và phải sẵn lòng đối mặt với bất kỳ điều gì thuật toán mang lại. Ngay cả khi đã sẵn sàng tinh thần, chúng ta vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi một video hoặc bài viết không thể dự đoán trước.
Khi trở thành mẹ lần đầu, tôi ám ảnh với ý tưởng nuôi dạy con theo phong cách nhẹ nhàng. Tôi tiếp nhận mọi kiến thức có thể tìm thấy về cách dạy trẻ trên mạng xã hội. Mặc dù cố gắng hết sức, mỗi ngày tôi cảm thấy mình là một người mẹ thất bại và vô giá trị.
Tôi tự làm trống trơn đầu óc về một phiên bản hoàn hảo của cách nuôi dạy trẻ này, điều mà mạng xã hội thể hiện trông thật dễ dàng để thực hiện. Sau mỗi lần đọc bài viết trên mạng xã hội, tôi cảm thấy mình trông ngu xuẩn khi làm mọi thứ tệ hại như vậy.
Nói chuyện nhẹ nhàng và kiên nhẫn với đứa con một tuổi của bạn có thể khó đến đâu? Chỉ là một bé trai vô tư! Nhưng có thể đó cũng là đứa trẻ đã đá một con chó, cắn bạn khi bạn đang cho nó bú, hoặc là chạy ra đường với một nụ cười gian xảo trên môi.
Trong sự thất vọng, tôi đã đổ lỗi cho bản thân trên mạng xã hội bằng những dòng tin tiêu cực. Tôi đã nói ra mọi thứ với chồng, người thấy thoải mái hơn với việc nuôi dạy con cái, và tự gây áp lực cho mình phải trở thành một người mẹ “hoàn hảo”. Điều này gây ra căng thẳng trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi và sự kiệt sức về mặt tinh thần và thể chất với tôi.
Đừng hiểu lầm ý tôi ở đây; tôi không nghĩ có điều gì sai trái với mạng xã hội cả. Cách nó kết nối chúng ta với nhau thực sự tuyệt vời. Các thông tin hiện nay dành cho các bậc cha mẹ và người mẹ nhìn qua đều rất tốt đẹp.
“Con các anh chị lớn nhanh lắm đấy, anh chị nên dành nhiều thời gian hơn cho chúng.”
“Làm mẹ là việc khó khăn nhất nhưng cũng rất đáng giá.”
“Nhà chị sẽ bừa bộn lắm, nhưng chị không cần quan tâm đến điều đó khi có trẻ nhỏ.”
Vấn đề tôi muốn nói đến là chúng ta đang sử dụng mạng xã hội như một vũ khí để tự tổn thương bản thân. Thay vì sử dụng thông tin theo hướng chúng đáng lẽ được truyền cảm hứng, chúng ta lại chỉ trích và tự đánh giá mình ngược lại với chúng.
Chúng ta có thể cảm thấy không vui khi suy nghĩ về việc nhà của mình sẽ rất lộn xộn hoặc khi không thể tận hưởng mọi khoảnh khắc. Hoặc có thể chúng ta sẽ cảm thấy tội lỗi vì không biết ơn, hoặc buồn bực vì cảm xúc trong lòng. Hoặc có thể chúng ta sẽ khó chịu vì không thể đơn giản là “chọn hạnh phúc” khi cảm thấy thất vọng.
Hướng giải quyết của tôi không phải là loại bỏ hết các ứng dụng mạng xã hội (nhưng bạn hoàn toàn có thể làm điều đó nếu có hiệu quả). Tôi gợi ý rằng chúng ta nên bắt đầu chú ý đến cảm xúc mà mỗi video, Tiktok hay bài viết mang lại cho bạn. Không quan trọng nó có chứa những hình ảnh đẹp hay một thông điệp tích cực, nếu não bạn cảm thấy thông tin đó có ảnh hưởng xấu với bạn, thì đó không phải là điều bạn nên tiếp nhận.
Phân loại những loại thông tin mà chúng ta thường không đồng tình sẽ dễ dàng hơn nhiều. Mỗi khi tôi nhìn thấy hình ảnh một bà mẹ hạnh phúc với ba đứa trẻ và mặc quần áo màu trung tính, tôi thường bỏ qua nó. Dù nội dung là gì, tôi vẫn lướt qua. Những thông điệp nào làm bạn khó chịu hoặc tạo ra cảm xúc tiêu cực đều là ý kiến cá nhân của bạn.
Não chúng ta thường xuất hiện các dòng suy nghĩ xung đột khi nhận thấy điều gì đó dường như tích cực nhưng không tốt cho chúng ta. Vì não không thích bị rối loạn, nên chúng ta thường vô thức sử dụng năng lượng tinh thần để phân tích sự trái ngược này. Việc nhận biết cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn chấp nhận hoặc từ chối các tin tức, không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Chúng ta không nên coi những người tạo nội dung là xấu xa ở đây. Tôi không nghĩ ai (hy vọng là vậy) sẽ cố ý sử dụng những thông điệp tích cực để khiến chúng ta tự nghi ngờ bản thân mình, vì nhiều thông tin trên mạng xã hội mang lại cảm hứng và giúp đỡ.
Nhiều lần tôi thấy mình được cảm thông và tiến xa hơn bởi những thông tin tích cực mà tôi gặp trên mạng xã hội. Đặc biệt là những nội dung không quá mỹ miều và không chứa nhiều hiệu ứng.
Khi bạn gặp phải một thông tin “tích cực” làm bạn nghi ngờ bản thân, hãy “lướt qua” nó và tiếp tục.
Tôi thích so sánh các thông tin trên mạng xã hội với việc cảm thụ đồ ăn. Cà chua có thể không gây hại, nhưng nếu cơ thể bạn phản ứng với nó, thì đây không phải là lựa chọn của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể chữa trị hoặc vượt qua dị ứng với một số loại thức ăn và trở nên bình thường với chúng trong tương lai.
Thúc đẩy bản thân trở nên mạnh mẽ hơn để vượt qua và chấp nhận bất kỳ thông tin nào đến với bạn sẽ giúp bạn hoàn toàn kiểm soát trải nghiệm cá nhân với mạng xã hội, bất kể bạn gặp phải nội dung gì.
Bạn phải quyết định điều gì là “tích cực” mang lại lợi ích cho bạn và điều gì không có hiệu quả tốt với bạn hiện tại. Tôi hy vọng mỗi người đọc bài viết này của tôi sẽ cải thiện mối quan hệ với mạng xã hội để biến nó trở thành một công cụ hỗ trợ và giúp đỡ bạn.