Bạn có thể sử dụng nhiều đơn vị để đánh giá sự tiến bộ của bản thân
Nếu tiền là mục tiêu của bạn, thì số dư trong tài khoản ngân hàng là cách đánh giá. Nếu một cơ thể khỏe mạnh là mục tiêu của bạn, thì tần suất tập luyện là thước đo sức khỏe của bạn.
Mặc dù rất phức tạp, chúng ta đã tạo ra vô số chỉ số để đo lường các mong muốn của chúng ta.
Trong ăn kiêng, chúng ta sử dụng calo; trong sự nghiệp, chúng ta sử dụng thu nhập. Doanh nghiệp đo lường theo số lượng khách hàng, điện thoại đo lường theo tốc độ.
Ví dụ: Hai người có thể đã chọn con đường sự nghiệp độc đáo và khác biệt...
… Nhưng nếu chúng ta dùng tiền lương để đo sự tiến bộ của họ, chúng ta có vẻ sẽ lờ đi tất cả các trải nghiệm đa dạng của họ và biến chúng thành một con số so sánh được.
Đây là vấn đề lớn nhất tác động đến ngành sáng tạo hiện nay.
Lối suy nghĩ khiến chúng ta bắt đầu so sánh công việc của mình với người khác, vì khi có một tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra, mọi người sẽ sử dụng nó để tham gia vào trò chơi 'định hạng'. Tiêu chuẩn hóa khiến việc so sánh và xếp hạng trở nên dễ dàng. Nếu tác phẩm của Bob thu hút nhiều sự chú ý hơn tác phẩm của Jane, chúng ta cho rằng tác phẩm của Bob phải quan trọng hơn tác phẩm của Jane. Trong thế giới hiện đại, số lượt xem là thước đo chất lượng và được dùng để lựa chọn.
Xếp hạng công việc của mọi người là cách củng cố trò chơi định hạng này. Và vì ham muốn địa vị là nhu cầu thường xuyên nhất của chúng ta, nên ta càng dễ rơi vào trò chơi này mà không hề biết.
“Chỉ số” của bạn càng cao, thì sự chú ý càng dễ dàng. Nó sẽ là dấu hiệu cho người khác biết rằng bạn xứng đáng với sự chú ý, bởi vì “chỉ số” của bạn cao.
Chỉ số là một cách hiệu quả để thu hút đám đông, vì nhiều người tham gia sẽ thu hút thêm nhiều người khác nữa. Ngày nay, có quá nhiều thứ để chúng ta tập trung, vì vậy chúng ta thường dựa vào sự chọn lựa của người khác để chọn cho bản thân. Sự thuyết phục từ số đông có thể thúc đẩy thậm chí cả những người cứng rắn nhất.
Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng tới tâm trí của những người sáng tạo như thế nào?
Đó thường dẫn đến một trò chơi so sánh qua các tiêu chuẩn không một kết thúc rõ ràng.
Giả sử bạn làm nghề viết và bạn đặt tiến độ vào số lượng đăng ký email. Rồi một ngày, bạn gặp một tác giả khác có số lượng đăng ký gấp 10 lần bạn. Ý nghĩ đầu tiên là “Ôi trời… tôi làm gì sai vậy?”. Thậm chí, nếu bạn không nhìn vào con số của người khác, bạn vẫn có thể tự cảm thấy tự ti về con số của mình.
Bạn càng gắn công việc vào một con số nào đó, bạn càng dễ so sánh với người khác.
Khi sử dụng chỉ số để đánh giá tiến bộ, cảm xúc như lòng đố kỵ dễ nảy sinh. Càng dễ đánh giá tiến bộ của người khác, thì ghen tị càng lớn.
Vì lý do đó, trò chơi địa vị luôn có nhiều mặt tiêu cực. Vị trí của bạn luôn bị so sánh, nên nếu bạn cố gắng chiến thắng, bạn không bao giờ thực sự đạt được điều bạn mong muốn. Bạn sẽ luôn tìm kiếm người giúp bạn thăng hạng, và bạn sẽ luôn tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác để bảo vệ vị trí của mình.
Sự thèm khát địa vị (và ham muốn tự trọng) là một loại dịch bệnh ẩn dưới bề mặt thành công. Nó kích thích những mong muốn tầm thường nhất trong mỗi con người, cũng như điều khiển những kẻ tham lam và tuân thủ ý kiến đám đông.
May mắn thay, có một loại liều thuốc giải độc cho căn bệnh này, đó chính là sự thành thạo.
Trở thành thành thạo là việc cải thiện bản thân cho đến khi đạt được mức độ mình mong muốn. Chúng ta không đối chiếu bản thân với người khác, mà chỉ với phiên bản trước đó của bản thân. Bạn không cố gắng trở thành một nhà văn, nhạc sĩ, người dẫn chương trình, vv. giỏi hơn để cải thiện vị trí so với người khác. Thay vào đó, bạn làm điều đó để chứng minh với chính bản thân rằng bạn có thể khai thác tiềm năng của mình bằng cách sử dụng tài nguyên chưa được khám phá trước đó.
Chúng ta đạt địa vị thông qua sự thu hút sự chú ý, trong khi sự thành thạo chỉ đến từ sự rèn luyện của bản năng. Địa vị luôn phụ thuộc vào mối quan hệ, vì vậy sự công nhận từ bên ngoài là điều kiện cần để cảm thấy an toàn. Ngược lại, sự thành thạo được đánh giá thông qua cảm giác của sự tiến bộ cá nhân - điều chỉ có thể đến từ bên trong.
Khi theo đuổi sự thành thạo, bạn có thể đánh giá chất lượng công việc bằng cách sử dụng tiêu chí của riêng bạn, đồng thời đảm bảo rằng chất lượng của các thành phẩm đó sẽ tiếp tục được cải thiện theo thời gian.
Tuy nhiên, điều này dẫn đến một chút mâu thuẫn.
Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đang tiến bộ mà không cần sự xác nhận của người khác? Nếu bạn bỏ qua ý kiến bên ngoài, làm thế nào để bạn biết bạn đang đi đúng hướng? Ví dụ, một nhà văn có thể nghĩ rằng mình xuống trần gian để viết văn cho nhân loại, nhưng thực tế là không ai thèm đọc tác phẩm của anh ta. Sự tự tin mà không có uy tín gì để chứng minh thường chỉ là “ảo tưởng”.
Những người theo đuổi sự thành thạo có thể không quan tâm đến nhu cầu được công nhận từ người khác, nhưng họ vẫn có thể chấp nhận sức mạnh của nguồn cảm hứng bên ngoài để định hướng công việc của họ. Sự khác biệt này rất quan trọng. Họ không cần người khác chấp thuận hay công nhận những gì họ đang làm, nhưng họ sẽ tận dụng tốt nhất những gì người khác đã cung cấp để giúp định hình thị hiếu và sở thích cá nhân của họ.
Trực giác là tài sản lớn nhất trong hành trình trở thành người giỏi nhất của ta. Trực giác có thể cung cấp cho bạn khả năng phân biệt giữa điều tốt, điều không tốt và điều có tiềm năng…mà không cần phải lắng nghe bất kỳ đám đông nào. Đó là sức mạnh cho phép bạn đánh giá tiến triển sáng tạo của mình mà không cần dựa vào các thước đo từ bên ngoài.
Cách tốt nhất để mài giũa trực giác là đọc / xem / nghe công việc của những người đã tinh thông nghề của họ, sau đó xây dựng kế hoạch phát triển của bạn dựa trên cách bạn diễn giải những sáng tạo của họ. Nếu bạn đặt mình một tiêu chuẩn đủ cao, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ xem mình đang đi đúng hướng trong khi không ai quan tâm đến những gì bạn đang làm. Nghịch lý của sự thành thạo là ngay cả khi không còn quan tâm đến địa vị nữa, mọi người sẽ mang địa vị đến cho bạn, vì sự thành thạo thu hút địa vị.
Chìa khóa ở đây là luôn nhìn thấu cạm bẫy địa vị này và chống lại sự quyến rũ của nó.
Điều khó nhất về trò chơi địa vị là mọi người không muốn thừa nhận rằng họ đang tham gia vào nó. Hoặc tệ hơn, họ thậm chí không nhận ra rằng họ đang tham gia vào nó và thay vào đó nghĩ rằng họ đang cố cải thiện bản thân.
Có một số cách để biết liệu bạn có bị thúc đẩy bởi địa vị và ý kiến của người khác hay không:
(1) Nếu bạn luôn đố kỵ với người khác, điều đó có nghĩa là bạn luôn đánh giá sự tiến bộ của mình so với các vị trí của những người khác.
(2) Nếu bạn sử dụng một chỉ số nào đó để đánh giá những gì bạn làm tiếp theo, thì bạn đang cho phép người khác đánh giá trí tuệ của mình
(3) Nếu bạn căn cứ vào chất lượng của tác phẩm - chứ không phải cảm nhận của bạn khi tạo ra nó - thì bạn sẽ không bao giờ tự tin vào đánh giá của mình.
Đây đều là những trò chơi chẳng mang lại lợi lộc gì và không đáng để chơi. Hãy bỏ qua nỗi ám ảnh về các chỉ số. Hãy chôn vùi mong muốn bắt chước người khác. Bỏ qua tất cả những điều đó, và hãy bị lay động bởi sự tò mò, sở thích và mơ ước của chính bạn.
Hãy tránh xa địa vị
Thay vào đó, hãy trở thành người xuất sắc nhất.