'Chúng ta Đều Ngưỡng Mộ Vẻ Đẹp của Con Bướm, Nhưng Hiếm Khi Thừa Nhận Để Đạt Được Nó, Nó Phải Trải Qua Những Gì.' ~ Maya Angelou
Tôi Luôn Là Một 'Người Sửa Chữa'.
Tôi Muốn Khắc Phục Sự Cố của Mọi Người.
Nếu Ai Đó Cảm Thấy Hụt Hẫng và Buồn Bã? Hãy Để Tôi Cố Gắng Xoa Dịu Nỗi Đau Của Họ.
Nếu Một Người Nào Đó Đang Lạc Đường, Lạc Lối? Hãy Để Tôi Đưa Bạn Trở Lại Đúng Hướng.
Nếu Một Người Tôi Yêu Sống Một Cuộc Sống Không Lành Mạnh? Hãy Để Tôi Khiến Họ Hạnh Phúc Hơn.
‘Sửa Chữa’ Mọi Người Khiến Tôi Cảm Thấy Dễ Chịu.
Nó Khiến Tôi Cảm Thấy Mình Có Ích và Có Mục Đích Trong Cuộc Sống Này.
Nó Khiến Tôi Cảm Thấy Như Mình Đang Tạo Ra Sự Khác Biệt.
Nhưng Đôi Khi Điều Này Khiến Tôi Trở Thành Một “Liệt Sĩ”, Một Kẻ Đáng Thương Chết Vì Niềm Tin Của Mình.
Bạn Có Phải Là Một Người Sửa Chữa?
Là Một Người Sửa Chữa, Bạn Cũng Có Thể Là Một Kẻ Phá Hoại. Bạn Có Thể Đặt Mình Vào Vị Trí Của Người Khác và Muốn Xóa Bỏ Mọi Nỗi Đau Của Họ Bởi Vì Bạn Cảm Nhận Được Điều Đó.
Là Một Người Sửa Chữa, Bạn Thường Bỏ Dở Công Việc Mình Đang Làm Để Giúp Đỡ Người Khác.
Là Một Người Thích Sửa Chữa, Bạn Thường Cảm Thấy Tội Lỗi Khi Từ Chối. Bạn Sợ Từ Chối Sẽ ‘Làm Thất Vọng’ Một Ai Đó.
Là Một Người Sửa Chữa, Bạn Thường Dằn Vặt Bản Thân Vì Không Giúp Đỡ Hết Mức, Không Đủ Tốt Hoặc Không Thể Sửa Chữa Một Vấn Đề Nào Đó.
Là Một Người Thích Sửa Chữa, Bạn Thường Thu Hút Những Người Sẵn Sàng Lợi Dụng Trái Tim và Sự Sẵn Lòng Giúp Đỡ Của Bạn.
Là Một Người Sửa Chữa, Bạn Có Thể Có Những Đặc Điểm của Một Người “Liệt Sĩ”. Healthline Định Nghĩa Liệt Sĩ Là Một Người “Hy Sinh Nhu Cầu Của Bản Thân Vì Người Khác,” Đôi Khi Giúp Đỡ Người Khác Vì Nghĩa Vụ Hoặc Tội Lỗi Sẽ Dẫn Đến Cảm Giác Bực Bội, Thiếu Sự Cảm Kích Hoặc Cảm Thấy Tức Giận.
Tôi Biết Mình Đang Sống Trong Một Tư Tưởng Không Lành Mạnh Khi Tôi Bắt Đầu Nhận Ra Rằng Tôi Luôn Bực Bội Với Việc “Sửa Chữa” và Đặt Bản Thân Mình Vào Vị Trí Cuối Cùng. Khi Tôi Bắt Đầu Cảm Thấy Bị Đánh Giá Thấp và Không Được Công Nhận Vì Những Hy Sinh Tôi Đã Làm. Khi Tôi Nhận Thấy Sự Tội Lỗi Nếu Tôi Không 'Sửa Chữa' Ai Đó và Sợ Rằng Nếu Tôi Cứ Từ Chối, Họ Sẽ Không Yêu Tôi.
Bài Học Mà Tôi Học Được về Việc Trở Thành Người Sửa Lỗi, Đó Là Nếu Cứ Cố Gắng Khắc Phục Sự Cố Của Mọi Người,Tức Là Bạn Đang Không Cho Phép Những Người Đó Phát Triển Thành Phiên Bản Tốt Nhất Của Chính Họ. Trở Thành Người Sửa Chữa và Gánh Lấy Nỗi Đau Của Người Khác Cũng Làm Hao Mòn Cảm Xúc và Không Có Lợi Cho Sức Khỏe Tinh Thần và Hạnh Phúc Của Bạn.
Tôi Nhận Ra Điều Này Ở Nhiều Thời Điểm Trong Cuộc Đời Mình; Tuy Nhiên, Bước Ngoặt Lớn Đối Với Tôi Là Khi Tôi Cảm Thấy Hoàn Toàn Bất Lực Trong Một Tình Huống Nào Đó.
Nhiều Năm Trước, Em Gái Tôi Bị “Cắm Sừng” Trong Mối Quan Hệ Lâu Dài Khi Sống Ở Nước Ngoài.
Cũng Từng Sống Xa Nhà và Bị Lừa Dối, Tôi Cảm Thấy Đau Lòng Thay Cho Em Gái Mình. Biết Được Nỗi Đau Mà Nó Có Thể Đang Cảm Thấy, Bất An, Xấu Hổ, Tổn Thương, Phản Bội, Tức Giận và Buồn Bã, Như Thể Những Cảm Xúc Đó Cũng Đang Hiện Diện Trong Tôi. Biết Quá Rõ Nỗi Đau Sắp Ấp Đến Với Nó, Trong Những Tuần và Tháng Sắp Tới Khi Nó Đang Cố Gắng Chữa Lành, Tôi Cảm Thấy Như Bị Một Con Dao Dằm Trong Tim.
Và Tôi Không Muốn Em Gái Tôi Chịu Đựng Những Điều Đó.
Nhưng Tôi Không Thể Làm Gì.
Tôi Đã Ở Xa Hàng Nghìn Dặm, và Việc Đúc Kết Lại Kinh Nghiệm Của Bản Thân Về Sự Phản Bội Sẽ Không Giúp Ích Được Gì Cho Nó Hoặc Mối Quan Hệ Hiện Tại Của Tôi.
Em Gái Tôi Đã Phải Tự Giải Quyết Những Điều Đó Như Bao Người Khác và Tôi Thực Sự Không Thể Sửa Chữa Nó.
Tôi Cảm Thấy Bất Lực.
Sau Đó Tôi Bắt Gặp Câu Chuyện Rất Hay Về Con Bướm Cách Đây Nhiều Năm. Bạn Có Thể Đã Nghe Một Phiên Bản Trước Đây, Nhưng Tôi Đã Giữ Lại Phiên Bản Này Vì Nó Rất Ý Nghĩa. Trang Web Mà Tôi Đã Sao Chép Câu Chuyện Này Đã Không Còn Trên Internet, Tác Giả Cũng Không Rõ Là Ai, Nhưng Câu Chuyện Này Cần Được Chia Sẻ.
Một lần, có một cô bé đáng yêu đang vui chơi trong vườn của bà ngoại thì bất ngờ nhìn thấy một vài con bướm chuẩn bị nở kén.
Cô bé quan sát con bướm đầu tiên đang cố gắng thoát ra khỏi tổ của nó. Nó phải đấu tranh và mất rất nhiều thời gian. Khi nó cuối cùng thoát ra, nó đã rất mệt mỏi. Nó phải nghỉ một lúc trên cành cây trước khi có thể bay lên. Cô bé cảm thấy thương cho con bướm, bởi nó đã phải trải qua nhiều gian khổ chỉ để thoát ra khỏi kén nhỏ.
Khi cô bé nhìn thấy con bướm thứ hai chuẩn bị nở kén, cô bé không muốn nó phải chịu đựng như con bướm đầu tiên. Vì vậy, cô bé đã giúp mở kén và đưa con bướm ra ngoài. Cô đặt nó lên cành cây và cứu nó khỏi cuộc chiến đấu. Nhưng con bướm thứ hai đã chết, trong khi con bướm đầu tiên đã chiến thắng và cất cánh lên bầu trời.
Cô bé rất buồn và chạy đến ông bà nội để kể. 'Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tại sao con bướm thứ hai lại chết?' cô ấy hỏi.
Ông bà nội giải thích rằng bên trong cơ thể con bướm có một chất lỏng, và khi chúng cố gắng thoát ra khỏi kén, chất lỏng đó sẽ chảy vào các mạch máu trong cánh bướm, làm cho cánh bướm cứng lại. Nếu con bướm không đấu tranh để thoát ra khỏi kén, cánh bướm sẽ không đủ mạnh để bay và con bướm sẽ chết.
“Không có đấu tranh thì không có cánh,” Bà nói khi vuốt tóc cháu gái. 'Jus
'Cuộc đời của con cũng sẽ như vậy, con à. Trong cuộc sống, con sẽ phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn. Nhưng chính những khó khăn, sự phấn đấu mới giúp con trưởng thành và giúp con biết cách bay.'
'Nhưng nó có đau không?' cô gái nhỏ hỏi.
“Đôi khi, mọi thứ sẽ đau đớn. Đôi khi, mọi thứ sẽ khó khăn. Nhưng một ngày nào đó, tất cả sẽ trở nên xứng đáng. Và con sẽ học được từ tất cả các cuộc đấu tranh của mình, chúng sẽ dạy con cách bay!
Những cuộc đấu tranh khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, chúng dạy chúng ta, chúng truyền sức mạnh cho chúng ta, chúng kết nối chúng ta.
Đừng lấy đi cơ hội phát triển của ai đó bằng cách cố gắng 'sửa chữa' họ hoặc cứu họ thoát khỏi khó khăn.
Nếu không trải qua cuộc đấu tranh, họ sẽ không có đôi cánh của riêng mình.
Vào thời điểm đó trong cuộc đời, quan điểm của tôi về việc trở thành một người sửa chữa đã thay đổi.
Em gái tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn, xinh đẹp hơn và hạnh phúc hơn bao giờ hết, và tôi không làm gì để ‘sửa chữa’ nó cả.
Mặc dù tôi vẫn dễ đồng cảm với người khác, và vẫn cảm nhận được mọi cảm giác mà họ đang trải qua, tôi chấp nhận rằng để ai đó tự đấu tranh với bản thân là một trong những điều tốt nhất mà tôi có thể làm cho họ.
Nếu bạn không thể dừng lại việc sửa chữa, hãy ở bên họ để lắng nghe, là một bờ vai để khóc và là một người đưa ra những chủ ý đáng tin cậy… nhưng bạn phải cho phép họ tự trải qua cuộc đấu tranh của họ.
Vì việc gánh đỡ cho họ không chỉ khiến bạn nặng nề hơn mà còn cản trở sự phát triển của họ.
Hãy để họ tự do bay lượn.
Đó là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể tặng họ.
Như một lưu ý cuối cùng, hạn chế việc tự mình sửa chữa cho người khác có thể sẽ khó khăn cho bạn. Hiểu rằng bạn có thể có những đặc điểm của một người thích sửa chữa sẽ đẩy bạn vào cuộc đấu tranh với chính bản thân mình khi trưởng thành.
Từ chối người bạn yêu thường càng khó khăn hơn, đặc biệt nếu bạn là người thúc đẩy sự phát triển. Nhưng từ kinh nghiệm của tôi, cả về chuyên môn và cá nhân, hãy nhớ rằng, bằng cách để họ tự quyết định, bạn cũng đang trao quyền cho chính mình.