“Người chiến thắng viết lịch sử” là quan điểm phổ biến. Tuy nhiên, người thắng trong trận đấu không hẳn đã chiến thắng trong mắt mọi người. Điều này phụ thuộc vào câu chuyện mà mỗi người đang viết.
Lịch sử luôn được tái viết.
Đôi khi lịch sử được viết lại với sự xuất hiện của thông tin mới, có thể từ khám phá khảo cổ học hoặc tài liệu mật trước đó. Điều này khiến con người háo hức. Chúng ta mong đợi sẽ được mở rộng kiến thức với những thông tin mới.
Tuy nhiên, việc xem xét lại lịch sử thường chỉ để tạo nên một câu chuyện văn hóa và quốc gia. Chúng ta nhấn mạnh vào một số điểm quan trọng trong quá khứ để hiểu sâu hơn về bản sắc dân tộc, sau đó bỏ qua những chi tiết không cần thiết. Mọi người thích một lịch sử đơn giản hóa. Có thể khó để chấp nhận cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực trong một quốc gia hay một nhóm người, thậm chí là trong bản thân con người.
Văn hóa là một bộ nhớ tập thể. Được tạo thành từ nhiều câu chuyện, văn hóa giúp chúng ta hiểu về bản thân mình trong vai trò là quốc gia, tổ chức và các nhóm liên kết lỏng lẻo.
Nhiều người trong chúng ta thuộc nhiều cộng đồng văn hóa, nhưng chỉ có một quốc gia duy nhất. Trong cuốn sách “Sử Dụng và Lạm Dụng Lịch Sử”, Margaret MacMillan giải thích rằng 'Ký ức tập thể hướng tới hiện tại hơn là quá khứ vì con người cần những ký ức này để nhận biết nhóm của mình hiện tại.' Và 'Mặc dù những ký ức chung thường có căn cứ nhưng chúng không nhất thiết phải dựa vào những sự kiện đó.'
Con người thường có xu hướng tự vệ cho mọi sai lầm để bảo vệ câu chuyện của họ, và tương tự, các nhóm cũng có hành vi như vậy. Từ sách giáo khoa sử cho đến những cấp độ cao hơn, một số quốc gia muốn tái viết lịch sử để tôn vinh hình ảnh của họ ngày nay. Tuy nhiên, bản năng của con người không thể chấp nhận được ý tưởng này, luôn muốn đối diện với sự thật ẩn sau đó. Tuy nhiên, như Margaret MacMillan nói, 'Câu chuyện cá nhân của người khác sẽ mang lại nhiều rủi ro vì hầu hết bản sắc của con người được hình thành và liên kết với lịch sử cá nhân của họ. Điều này làm cho việc chọn phiên bản lịch sử và quyết định những sự kiện nào cần phải nhớ lại, và những sự kiện nào cần bỏ qua trở nên một vấn đề chính trị.'
Ví dụ, Bảo tàng Chiến tranh mới của Canada mở cửa đã gây ra tranh cãi khi một phần triển lãm Thế Chiến II đã kêu gọi 'Sự tranh luận không ngừng nghỉ về hiệu quả và chuẩn mực đạo đức của chiến lược ném bom của Không quân Hoàng gia, một kế hoạch nhằm phá hủy khả năng chiến đấu của Đức bằng cách tấn công các mục tiêu công nghiệp và dân sự của đất nước.' Sau đó, những ý kiến của cựu binh Không quân Hoàng gia bị chỉ trích vì được cho là thiếu đạo đức. Tuy nhiên, các nhà phê bình triển lãm lại chỉ trích rằng cựu binh nên là người cuối cùng phát biểu, vì 'họ là người đã trải qua thực tế.'
Có thể thấy rằng lập luận này không hợp lý. Thuyết tương đối của Galilean chỉ ra rằng những phi công tham gia chiến dịch ném bom không thể có cái nhìn khách quan về hành động của họ. Và không phải lúc nào cũng có thể bào chữa hành động đó. Con người có thể thực hiện hành động xấu để đạt được một mục tiêu hợp lý.
MacMillan cảnh báo rằng việc lạm dụng lịch sử nguy hiểm vì nó làm mất đi sự phức tạp của trải nghiệm con người cũng như hạn chế khả năng diễn giải quá khứ theo nhiều góc độ khác nhau.
Điều này đặt ra câu hỏi, chúng ta muốn gì từ lịch sử, liệu chúng ta muốn học hỏi để tránh sai lầm từ trải nghiệm của người khác? Hay chúng ta chỉ muốn tự vệ cho quốc gia của mình để củng cố niềm tin vào bản thân, rồi giải thích những hành động của chúng ta là hợp lý? Cuối cùng, 'chúng ta có thể tìm ra bất cứ bằng chứng nào để ủng hộ quan điểm của mình nếu nhìn nhận sâu sắc về quá khứ.'
Hãy xem những gì MacMillan viết về chủ nghĩa dân tộc, thực chất chủ nghĩa này là một phát triển muộn trong lịch sử loài người.
Bắt đầu từ thế kỷ 19, các học giả đã nghiên cứu ngôn ngữ và phân loại chúng thành nhiều nhóm, cố gắng xác định vị trí lịch sử. Họ tìm ra nguyên tắc giải thích sự thay đổi trong ngôn ngữ và minh chứng cho việc các văn bản cổ được viết bằng hình thức ngôn ngữ đầu tiên. Nhưng liệu đó có phản ánh đúng về quốc gia hay không?
Những nghiên cứu này tạo ra một phiên bản ảo về sự hình thành quốc gia. Tuy ta không thể phủ nhận sự đa dạng của các nhóm người và di cư, nhưng liệu quốc gia đã tồn tại từ xa xưa hay không?
Những cuộc tranh luận về chủ quyền lịch sử có thể dẫn đến xung đột và chiến tranh, hay tạo ra các lãnh thổ mới sau Thế Chiến I?
Nếu chúng ta từ chối lịch sử vì nó không phản ánh văn hóa hiện tại, ta có từ chối học hỏi quá khứ và áp dụng kiến thức lịch sử vào tình cảnh hiện tại không?
MacMillan nói rằng 'Lịch sử cung cấp vô số bài học và áp dụng được cho hiện tại. Ta cần cẩn thận hơn trong cách tiếp cận với quá khứ.'
Chúng ta phải chấp nhận rằng người tài giỏi cũng có thể phạm lỗi. Sự hoàn mĩ không cần thiết cho anh hùng, vì chúng ta có thể học từ cả sự hoàn hảo và bất hảo.
Mỗi câu chuyện đều có hai mặt, và chúng ta cần lắng nghe cả hai phía. Nếu một trong hai bên nhận ra hành động của mình là không đạo đức, không có xung đột sẽ xảy ra; điều này giải thích vì sao kẻ khủng bố có thể tự xưng là chiến binh tự do. Lịch sử giúp chúng ta kết nối những phần bị chia cắt khi chúng ta sẵn lòng khám phá những bí mật đang ẩn giấu.
Tác giả: FS
Link bài gốc: https://fs.blog/learning-from-history/
Dịch giả: Lưu Phi Phụng - ToMo - Học Một điều Mới