Ứng viên thường gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” - đặc biệt khi muốn nhấn mạnh những kỹ năng, tài năng và khả năng khiến mình nổi bật cho vị trí công việc.
Thừa nhận điểm yếu trong buổi phỏng vấn có thể là thách thức, nhưng nếu kết hợp với kế hoạch hành động rõ ràng, bạn có thể nổi bật hơn các ứng viên khác. Bí quyết là chuẩn bị kỹ lưỡng, xác định điểm yếu nhưng vẫn làm nổi bật điểm mạnh của mình. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có ý thức cải thiện bản thân.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 10 điểm yếu và cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” một cách tích cực, gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Bạn có những điểm yếu nào?
Khi được hỏi về điểm yếu trong buổi phỏng vấn, bạn có thể xoay chuyển câu trả lời để nói về những bước đang thực hiện nhằm cải thiện và biến điểm yếu thành điểm mạnh. Ví dụ về những điểm yếu có thể đề cập bao gồm:
- Người cầu toàn
- Thường muốn giám sát kỹ lưỡng các dự án
- Khó từ chối yêu cầu của người khác
- Quản lý cả những deadline đã quá hạn
- Thiếu kinh nghiệm trong một số lĩnh vực
- Đôi khi không tự tin
- Ngại yêu cầu giúp đỡ
- Chỉ làm việc hiệu quả với một số kiểu người nhất định
- Duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- Đòi hỏi độ chính xác cao
Ví dụ về những hạn chế khi tham gia phỏng vấn
Dưới đây là 10 cách trả lời thông minh về hạn chế khi phỏng vấn:
Tôi là người cầu toàn
Khả năng chú trọng chi tiết thường là một ưu điểm, nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian vào những chi tiết nhỏ của một dự án, điều đó có thể là khuyết điểm. Trong câu trả lời phỏng vấn, hãy giải thích cách bạn cải thiện điểm này bằng cách nhìn vào bức tranh tổng thể:
Ví dụ: “Điểm yếu lớn nhất của tôi là đôi khi tôi tập trung quá nhiều vào những chi tiết nhỏ của dự án và mất nhiều thời gian để phân tích chúng. Tôi đang nỗ lực cải thiện bằng cách định kỳ tự đánh giá lại bản thân và tập trung vào tổng thể hơn. Như vậy, tôi có thể đảm bảo chất lượng mà không bị sa đà vào chi tiết, ảnh hưởng đến hiệu suất cá nhân và tiến độ dự án.”
Tôi luôn muốn kiểm soát chặt chẽ các dự án
Khi đã đầu tư nhiều công sức vào việc gì đó, bạn có thể do dự khi hoàn thành hoặc chuyển giao công việc cho đội khác. Luôn có cơ hội cải thiện và một số người thường thay đổi vào phút cuối, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nếu đây là điểm yếu của bạn, hãy chia sẻ cách bạn cải thiện bằng cách đặt deadline cho mọi chỉnh sửa và chủ động thay đổi để tránh làm vào phút cuối:
Ví dụ: Điểm yếu của tôi là khó buông bỏ dự án. Tôi luôn bắt bẻ công việc của mình, luôn tìm cách cải thiện. Để khắc phục, tôi tự đặt deadline cho các chỉnh sửa, đảm bảo không thay đổi gì vào phút cuối.
Tôi khó từ chối người khác
Giúp đỡ đồng nghiệp và quản lý hợp lý công việc là một sự cân bằng tinh tế. Từ góc độ nhà tuyển dụng, người nhận mọi yêu cầu có vẻ tận tụy và háo hức nhưng có thể không biết giới hạn của mình, cuối cùng lại cần giúp đỡ hoặc xin gia hạn công việc.
Nếu bạn muốn nhận dự án mới và không thể từ chối, hãy chia sẻ cách bạn làm việc để tự kiểm soát tốt hơn bằng cách lên kế hoạch nhiệm vụ và đặt ra mục tiêu thực tế cho bản thân và mọi người xung quanh.
Ví dụ: “Điểm yếu lớn nhất của tôi là thỉnh thoảng khó từ chối yêu cầu của người khác, dẫn đến việc ôm đồm nhiều hơn khả năng. Trước đây, điều này khiến tôi căng thẳng và kiệt sức. Để khắc phục, tôi dùng ứng dụng quản lý dự án để theo dõi công việc và biết khi nào nên từ chối thêm việc.”
Tôi mất kiên nhẫn khi deadline bị trễ
Dù việc tỏ ra căng thẳng hay khó chịu khi trễ deadline là điểm yếu, nhà tuyển dụng vẫn đánh giá cao những nhân viên chú trọng deadline và cố gắng hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Nếu coi đây là điểm yếu khi phỏng vấn, hãy trả lời bằng cách nhấn mạnh bạn coi trọng việc hoàn thành đúng hạn và những phương pháp bạn dùng để cải thiện bản thân và nâng cao hiệu quả công việc.
Ví dụ: “Điểm yếu lớn nhất của tôi là thiếu kiên nhẫn khi dự án trễ deadline. Tôi luôn nghiêm khắc với việc đảm bảo đúng hạn và trở nên khó chịu khi công việc bị trễ. Để cải thiện, tôi chủ động hơn và chú ý đến thái độ của mình để đảm bảo tôi đang thúc đẩy và truyền động lực hiệu quả.”
Tôi có nhiều kinh nghiệm trong…
Bất kể tình huống nào, việc chia sẻ với nhà tuyển dụng về các lĩnh vực bạn muốn cải thiện sẽ cho thấy bạn là người cầu tiến và sẵn sàng thử thách bản thân. Một số lĩnh vực mà ứng viên cần có kinh nghiệm bao gồm:
- Khả năng giao tiếp
- Khả năng viết
- Lãnh đạo đội ngũ
- Phân tích và diễn giải
- Giao nhiệm vụ
- Đưa ra góp ý xây dựng
- Kỹ năng phần mềm cụ thể (ví dụ: “Tôi muốn nâng cao kỹ năng thuyết trình PowerPoint của mình”)
Mẹo: Nếu thiếu kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể là điểm yếu của bạn, đừng đề cập đến những điểm yếu quan trọng đối với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Thỉnh thoảng thiếu tự tin
Thiếu tự tin là một hạn chế phổ biến, đặc biệt với các ứng viên mới. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm năng suất công việc. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy không đủ tư cách để phát biểu trong một cuộc họp quan trọng, dù ý kiến của bạn có thể giúp đội đạt được mục tiêu.
Nếu đây là điểm yếu bạn muốn nói với nhà tuyển dụng, hãy nhấn mạnh lý do bạn coi trọng sự tự tin, giá trị bạn mang lại và cách bạn thể hiện sự tự tin trong công việc.
Ví dụ: “Trước đây, tôi thường cảm thấy tự ti. Việc lưu giữ các minh chứng về đóng góp của mình cho đội ngũ và công ty đã giúp tôi nhận ra rằng mình nên tự tin với kỹ năng và tài năng độc đáo mà mình có.
Tôi cũng bắt đầu coi trọng việc đóng góp ý kiến trong các cuộc họp khi thấy phù hợp để nâng cao hiệu quả. Nhờ đó, đội ngũ đã áp dụng ý tưởng của tôi vào quy trình cấp vốn mới, giảm 10% thời gian lập kế hoạch ngân sách hàng năm.
Tôi ngại ngần khi phải yêu cầu sự trợ giúp
Nhờ sự trợ giúp là một kỹ năng quan trọng khi bạn thiếu chuyên môn trong một số lĩnh vực hoặc khi bạn quá đuối sức hay không thể xử lý khối lượng công việc. Biết khi nào và làm thế nào để nhờ giúp đỡ cho thấy bạn hiểu rõ khả năng của mình và giúp công ty tránh được tình trạng giảm năng suất.
Ví dụ: “Bởi vì tôi là người tự lập và thích hoàn thành công việc nhanh chóng, nên tôi thường khó nhờ người khác giúp đỡ khi cần. Tôi đã nhận ra rằng, nhờ sự hỗ trợ khi không hiểu một vấn đề hoặc khi công việc quá tải đều có lợi cho cả tôi và công ty.
Tôi cũng nhận thấy rằng có nhiều chuyên gia xung quanh với kiến thức và kỹ năng phù hợp có thể giúp tôi làm việc hiệu quả hơn. Trong quá trình làm việc, tôi có thể đạt hiệu suất cao hơn nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
Có những lúc tôi cảm thấy khó khăn khi phải hợp tác với một số người có tính cách đặc biệt.
Dù làm việc với những người linh hoạt nhất, cũng có thể gặp phải những khó khăn khi phải đối mặt với những người có tính cách khác biệt. Kỹ năng làm việc nhóm tốt là hiểu rõ cách làm việc và điều chỉnh chiến lược phù hợp để tăng hiệu suất làm việc.
Nếu bạn từng gặp khó khăn với điều này, hãy liệt kê những tính cách mà bạn gặp khó khăn khi làm việc cùng và giải thích lý do. Sau đó, đề cập đến cách bạn đã thay đổi phong cách giao tiếp và làm việc để đạt được mục tiêu chung tốt hơn.
Ví dụ: “Tôi trước đây thường cảm thấy khó khăn khi phải làm việc với những người quá mạnh mẽ. Mặc dù biết rằng sự đa dạng trong tính cách có thể làm cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng tôi thường không dám chia sẻ ý kiến với những đồng nghiệp có tính cách mạnh mẽ hơn.
Để vượt qua khó khăn đó, tôi đã dành thời gian để hiểu rõ hơn về những người mà tôi gặp khó khăn. Khi hiểu rõ hơn về họ, cách họ giao tiếp và động lực của họ, tôi có thể hợp tác tốt hơn với họ. Nhờ đó, chúng tôi có thể cùng nhau đóng góp một cách công bằng và tích cực.
Với tôi, việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thật sự là một thách thức.
Để duy trì động lực làm việc, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là quan trọng. Ngoài việc dành thời gian và năng lượng cho công việc, việc ưu tiên nghỉ ngơi, du lịch, và thời gian bên gia đình cũng không thể bỏ qua.
Ví dụ: “Yêu công việc và có những mục tiêu tham vọng là tốt, nhưng việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là thách thức. Khi lãng quên nhu cầu cá nhân, tôi nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực đối với động lực và tập trung của mình.”
Do đó, tôi đặt mục tiêu dành thời gian cho gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Những hành động nhỏ như tắt điện thoại trong bữa cơ tối giúp tôi duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giúp tăng năng suất và sự hứng khởi trong công việc.
Tôi thấy khó chịu với những tình huống không rõ ràng.
Nhiều công việc yêu cầu ứng viên tự xác định nhiệm vụ và hoàn thành một cách độc lập. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm, quyết đoán và trách nhiệm trong việc hoàn thành công việc mặc dù nhiệm vụ có thể mơ hồ.
Mặc dù việc tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết là quan trọng, nhưng cũng quan trọng là có khả năng xác định những gì cần làm để đạt được mục tiêu mong muốn.
Nếu bạn muốn nói về một điểm yếu trong buổi phỏng vấn, hãy giải thích về những thành công bạn đạt được sau khi nhận được hướng dẫn và tiềm năng nghề nghiệp sau khi bạn đã quá quen với điểm yếu đó. Hơn nữa, hãy mô tả các bước bạn thực hiện để xác định công việc hàng ngày khi phải xử lý những nhiệm vụ hoặc mục tiêu mơ hồ như vậy.
Ví dụ: “Khi tôi làm thực tập sinh Marketing, giám sát đã cung cấp cho tôi các hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, vì tôi quen với việc chỉ thị rõ ràng, nên tôi thường cảm thấy không chắc chắn khi phải xử lý những nhiệm vụ hoặc mục tiêu không rõ ràng.
Mục tiêu của tôi không chỉ là 'cân' được mà còn là thành công khi đối mặt với những công việc không rõ ràng. Để đạt được điều đó, tôi đã tạo ra một khuôn khổ cá nhân cho những lúc tôi cảm thấy bối rối và bất ổn khi đối mặt với những nhiệm vụ không rõ ràng, bao gồm việc thực hiện nghiên cứu có cấu trúc và tìm kiếm lời khuyên từ những chuyên gia trong lĩnh vực.
Một số gợi ý khi đề cập đến điểm yếu
Bước đầu tiên để trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” là phải xác định được những lĩnh vực bạn cần cải thiện. Bạn có thể tham khảo danh sách mẫu dưới đây để bắt đầu bài tập nội tâm này. Khi trả lời trong buổi phỏng vấn, hãy nhớ những điều sau đây:
- Đặt tên cho một điểm yếu thực sự và trả lời một cách trung thực
- Hãy nhớ trả lời mọi câu hỏi một cách đầy đủ
- Tránh chọn một điểm yếu không liên quan đến vị trí ứng tuyển
Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng về điểm yếu và các biện pháp cải thiện, bạn có thể biến những điểm yếu này thành một ưu điểm cho bản thân.
Tác giả: Jennifer Herrity
Link bài gốc: Weaknesses for Job Interviews: 10 Example Answers for 2023
Dịch giả: Lâm Huỳnh Ngọc Trâm - ToMo - Learn Something New