Điều gì giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc? Kiến thức? Hay kinh nghiệm tích lũy? Tất cả đều đúng, nhưng ta cũng cần phát triển các kỹ năng mềm của bản thân. Một số tính cách ban đầu có thể giúp phát triển các kỹ năng này một cách tự nhiên, nhưng quan trọng là cần biết cách áp dụng chúng vào thực tế.
Một số ví dụ về kỹ năng mềm
Khi viết hồ sơ hay CV, ta nên đề cập đến các kỹ năng mềm đã học được như một cách để giới thiệu về khả năng làm việc của mình. Việc thêm kỹ năng mềm vào hồ sơ giúp ta mô tả tốt hơn cách thức làm việc và xử lý tình huống trong các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trước khi có thể đề cập đến kỹ năng mềm trong CV, chúng ta cần hiểu cơ bản về thuật ngữ này và một số ví dụ về nó.
Một trong những kỹ năng mềm điển hình là khả năng cảm thông với người khác. Sự đồng cảm này phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mâu thuẫn hay hiểu lầm nơi công sở. Hãy tưởng tượng rằng đồng nghiệp bực bội vì bạn đã bỏ qua ý kiến của anh ấy trong buổi họp. Khi đó, bạn nên xử lý thế nào?
Nếu bạn có thể hiểu được suy nghĩ của đồng nghiệp, bạn sẽ dễ dàng giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn của tổ chức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc phát triển và áp dụng kỹ năng mềm đúng nơi đúng lúc thực sự rất đơn giản, quan trọng là bạn học cách sử dụng kỹ năng mà bạn tự tin nhất.
Một lập trình viên web có kinh nghiệm sẽ biết mọi bí mật và tính năng của công cụ yêu thích, nhưng đồng nghiệp khác của anh ấy có thể cần sự hướng dẫn mỗi khi hệ thống gặp trục trặc. Quá trình này phụ thuộc nhiều vào giao tiếp, vậy bạn sẽ làm gì khi đó?
Khả năng truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và rõ ràng là một kỹ năng mềm cơ bản cần có. Nói cách khác, các kỹ năng mềm giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với cấp trên và đồng nghiệp.
Khi nói đến kỹ năng mềm trong kinh doanh, không thể liệt kê hết các kỹ năng cần thiết. Đó là lý do bạn không thể ngừng học hỏi và cải thiện bản thân. Kỹ năng mềm thực sự hữu ích không chỉ trong công việc mà còn trong nhiều tình huống khác nhau.
Dưới đây là một số kỹ năng mềm phổ biến mà mọi người thường học tập và cải thiện:
Tính tình thẳng thắn, bộc trực
Kỹ năng dẫn chuyện
Khả năng giải quyết vấn đề
Đạo đức làm việc tích cực
Khả năng quản lý lo âu
Hiểu biết về công nghệ
Tích cực ghi nhận lời nhận xét
Khả năng phục hồi
Năng lực học hỏi trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc
Kỹ năng làm việc nhóm
Khả năng quản lý, giải quyết mâu thuẫn
Kỹ năng đưa ra quyết định
Kỹ năng diễn thuyết trước đám đông
Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, cái nào quan trọng hơn?
Chắc hẳn ai cũng từng thắc mắc tại sao kỹ năng cứng và kỹ năng mềm lại khác nhau. Đôi khi, việc phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm tưởng chừng không liên quan này có thể gây khó hiểu và bối rối.
Nói đơn giản, kỹ năng mềm phản ánh kỹ năng xã hội của chúng ta, những điều ta đã trải qua và cả những phẩm chất cá nhân. Đây là dạng kỹ năng liên kết với bản năng và cảm xúc con người. Đó là lý do ta không thể tìm thấy kỹ năng mềm ở AI.
Những kỹ năng này cũng rất cần thiết để hoàn thiện khả năng thương thuyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác với khách hàng hay đồng nghiệp. Chúng bổ sung cho các kỹ năng cứng quan trọng trong công việc của chúng ta.
Giờ hãy cùng khám phá cách chúng ta có thể cải thiện kỹ năng mềm của bản thân nhé!
Kỹ năng mềm: Khai phá tiềm năng từ những bước đầu tiên
Kỹ năng mềm rất quý giá trong thời điểm hiện tại. Chúng là kim chỉ nam, giúp chúng ta đưa ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác.
Vậy, kỹ năng mềm quan trọng đến mức nào?
Đối với một số người, kỹ năng mềm thậm chí còn quan trọng hơn cả kiến thức chuyên môn. Vì chúng mở khóa những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người và duy trì sự nỗ lực làm việc.
Ví dụ như trong các tình huống công việc, khi hạn nộp dự án đang đến gần, những cá nhân có kỹ năng mềm phù hợp sẽ dễ dàng đạt được kết quả tốt hơn.
Những kỹ năng mềm đáng để hoàn thiện nhất
Để có thể học thêm kỹ năng mới khi bạn còn nhiều bận rộn, hãy chỉ tập trung phát triển những kỹ năng mà bạn cho là quan trọng nhất và liên quan nhất đến hoàn cảnh hiện tại của mình. Dưới đây là một số gợi ý về các kỹ năng mềm đáng để hoàn thiện nhất.
“Giao tiếp chính là chìa khóa” - đây là kỹ năng mềm xứng đáng được trau dồi đầu tiên. Với một kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn đã có trong tay một trong những phẩm chất tuyệt vời nhất. Hãy nhớ rằng, giỏi giao tiếp phải là giỏi cả giao tiếp bằng lời nói và văn bản.
Đây là kỹ năng nổi bật nhất đối với học sinh, sinh viên ở mọi độ tuổi, nhưng cũng là kỹ năng khó hoàn thiện nhất. Trong các loại kỹ năng mềm, tư duy phản biện dựa trên sự tò mò. Vì vậy, mỗi khi học điều gì mới, hãy trở nên “tò mò” hơn bằng cách tìm hiểu sâu hơn để đánh giá chính xác vấn đề.
Nếu bạn hỏi một nhà tuyển dụng về kỹ năng mềm cần thiết nơi công sở ngày nay, câu trả lời sẽ là trí tuệ cảm xúc. Dù đây là kỹ năng phức tạp và cần nhiều thời gian để trau dồi, trí tuệ cảm xúc lại rất hữu ích trong nhiều tình huống. Nó giúp bạn thấu hiểu và điều khiển cảm xúc của mình cũng như nhận biết cảm xúc của người khác tốt hơn.
Đây là khả năng thích ứng với mọi điều kiện và linh hoạt với mọi thay đổi của hoàn cảnh. Khả năng thích ứng là một kỹ năng quý giá mà ai cũng nên có.
Sự sáng tạo hiện diện ở khắp nơi và mang lại vô vàn lợi ích. Nó vừa là một kỹ năng mềm, vừa là một mục tiêu để hướng tới. Có một tâm hồn cởi mở để khám phá những ý tưởng mới và các giải pháp độc đáo cũng là một kỹ năng mềm quan trọng.
Vậy làm thế nào để phát triển và cải thiện kỹ năng mềm?
Trước khi bắt đầu hành trình rèn luyện kỹ năng mềm, hãy ghi nhớ rằng:
Chỉ tập trung vào một kỹ năng duy nhất và phát triển nó dần dần.
Học hỏi từ một cá nhân mà bạn cho là sở hữu kỹ năng đó.
Đặt mục tiêu theo tuần hoặc tháng và liên tục xin ý kiến đóng góp từ mọi người.
Điều cần ghi nhớ cuối cùng!
Bây giờ khi bạn đã sở hữu mọi bí quyết cùng một danh sách các kỹ năng mềm quan trọng trong công việc, thì thách thức duy nhất còn lại là làm thế nào để định giá một kỹ năng. Những kỹ năng mềm thường rất linh hoạt, điều này khiến cho việc phân loại chúng trở nên phức tạp hơn một chút. Ví dụ, kỹ năng lãnh đạo không nhất thiết chỉ cần có ở cấp quản lý, đây là kỹ năng mà tất cả mọi người, kể cả nhân viên cấp dưới, có thể áp dụng.
Khi bạn quyết định ứng tuyển cá nhân với các kỹ năng mềm và mong muốn phát triển chúng, bạn cần tập trung vào sắp xếp công việc phù hợp với từng kỹ năng cụ thể để đảm bảo quản lý tốt nhất khả năng làm việc. Hãy bắt đầu với việc lập kế hoạch cụ thể cho từng kỹ năng.
Yêu cầu đối với các kỹ năng mềm thường khá cao, và sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lãnh đạo có tận dụng hiệu quả các cá nhân có kỹ năng mềm. Các tài năng trẻ thường sẽ hấp dẫn hơn với các tổ chức coi trọng giá trị của kỹ năng mềm trong việc khuyến khích sự cống hiến và tiến thân trong công việc. Kỹ năng mềm cũng giúp tăng cường sự giữ chân của nhân viên và thúc đẩy hợp tác trong cùng một nhóm hoặc với các bên liên quan để đạt được kết quả một cách nhanh chóng và hiệu quả.