Để truyền đạt hoàn hảo những trang sử đầy sóng gió của Việt Nam, văn học luôn là công cụ hiệu quả nhất. Sherry Buchanan, một nhà báo, tác giả và nhà xuất bản, đã dành hai thập kỷ để lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với người đọc tiếng Anh thông qua việc dịch các tác phẩm tiểu thuyết Việt sang tiếng Anh, từ thời kỳ thực dân Pháp cho đến năm đoạt giải Pulitzer năm 2016.
Bạn đã có danh sách những cuốn tiểu thuyết hấp dẫn về Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ lý do và tiêu chí lựa chọn chúng không?
Tôi chọn những cuốn sách này vì chúng là bước tiến lớn về thời gian xuất bản và có nhiều lý do khác nhau. Trừ cuốn Người Tình của Marguerite Duras, là bước khởi đầu của một xu hướng mới trong dịch văn học Việt Nam và văn học nói chung của các tác giả gốc Việt Mỹ.
Chúng thực sự là những tác phẩm tuyệt vời. Nhìn vào danh sách bạn gửi, như một tóm tắt của nhiều giai đoạn trong lịch sử của Việt Nam qua từng cuốn sách.
'Đúng vậy. Tôi bắt đầu với Người Tình của Marguerite Duras, một hồi ký về cuộc sống ở Việt Nam thời thực dân Pháp. Câu chuyện kể về một học sinh Công giáo Pháp, trong giai đoạn khó khăn của gia đình và mối tình tranh cãi với một người Việt gốc Trung Hoa giàu có, khi anh ấy 25 tuổi và cô 15 tuổi.
Ban đầu, cô bé bị ấn tượng bởi giàu có của anh ấy, nhưng cuối cùng cô nhận ra rằng anh ấy chính là người yêu đầu tiên của cô. Điều này đã làm vỡ định kiến được mô tả trong tiểu thuyết Người Mỹ Thầm Lặng của Graham Greene, kể về một người đàn ông ngoại quốc yêu một cô gái Việt Nam. Đây thực sự là một bước ngoặt, một cuộc phiêu lưu hấp dẫn. Nó đã thu hút tôi ngay từ lần đầu đọc và trở thành một cuốn sách bán chạy với doanh số bán ra đã vượt qua mốc một triệu bản.
Ban đầu tôi nghĩ rằng đó là một tác phẩm hư cấu, nhưng thực ra nó lại là câu chuyện về cuộc đời thực sự của Marguerite Duras, phải không?
Đúng vậy, đó là một câu chuyện tự truyện. Cô ấy đã dành nhiều thời gian và nỗ lực cho nó, khi cô đã ở độ tuổi khoảng 70. Cô ấy dành thời gian đó để tìm kiếm những khoảnh khắc quyết định cho sự trưởng thành của mình. Mối tình của họ kéo dài trong nhiều năm sau đó, khi Người Tình (còn gọi là Huỳnh Thủy Lê) đến Paris với vợ, anh gọi điện thoại cho Duras nói với cô rằng 'Anh vẫn yêu em, trái tim anh sẽ mãi mãi yêu em, sẽ yêu em đến hơi thở cuối cùng.'
Liệu tiểu thuyết này đã mô tả chân thực về cuộc sống ở Đông Dương dưới thời Pháp không?
Thực ra không có yếu tố hư cấu nào ở đây và nó không mô tả chi tiết. Phong cách của Duras rất súc tích, gần gũi, tập trung chủ yếu vào cảm xúc tiềm ẩn. Cô chỉ cần vài từ để làm cho bạn hiểu rõ tất cả những gì cô muốn truyền đạt. Về gia đình đặc biệt của cô, về sự phản đối từ xã hội vì cô vẫn còn trẻ và vì mối quan hệ của cô với một người đàn ông Việt Nam.
Sứ mệnh văn hóa hóavẫnVậy khi chuyển sang Bắc Việt Nam trong những năm 1950 và 1960, đó là bối cảnh của cuốn tiểu thuyết Đỉnh Cao Chói Lọi mà bạn đã chọn. Liệu đây có phải là một tác phẩm lịch sử hư cấu không?
Đúng vậy, phiên bản tiếng Anh của nó được xuất bản vào năm 2013 bởi Dương Thu Hương, một nhà văn Việt Nam nổi tiếng, và đây là một tác phẩm đặc biệt. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Dương Thu Hương đã phục vụ trong Một Đoàn Thanh Niên Bắc Việt Nam. Sau chiến tranh, cô ủng hộ quyền tự do ngôn luận, sau đó bị bắt và giam giữ mà không có phiên tòa vào năm 1991 vì cáo buộc gửi tài liệu mật ra nước ngoài. Hiện cô sống lưu vong ở Paris.
Một cuốn tiểu thuyết lịch sử như tái hiện một bộ phim chính trị đầy kinh dị và hấp dẫn với một chủ đề gây tranh cãi: về vòng trong của Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo dân tộc Việt Nam, chủ tịch Bắc Việt Nam từ năm 1945 đến khi ông qua đời vào năm 1969. Ông được hàng triệu người miền Bắc yêu mến, nhưng ông lại không được ủng hộ ở miền Nam. Hồ Chí Minh là một nhân vật bí ẩn và cuộc đời của ông, đặc biệt sau khi lưu vong, vẫn còn là một bí mật với nhiều tranh cãi. Chỉ có một cuốn tiểu sử duy nhất về ông được xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2000 bởi nhà ngoại giao và học giả Mỹ William J. Duiker.
'Khi tôi gặp Đại tá Giáp, chiến lược gia đã chiến thắng cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, lời đầu tiên của ông là cảm ơn tôi vì những gì tôi đã làm cho Việt Nam.'
Hồ Chí Minh được xem như là người cha kính yêu của dân tộc Việt Nam, thường được gọi là 'Bác Hồ' hoặc Cụ Hồ. Dương Thu Hương đã viết một bức tranh cực đoan và sâu sắc, mô tả về vòng trong của ông trong cộng sản Bắc Việt Nam vào cuối những năm 50 và 60, bao gồm cả ám sát, hiếp dâm và âm mưu chính trị. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất hấp dẫn. Nó cũng nên được nghiên cứu sâu hơn về giai đoạn lịch sử này, đặc biệt là về vòng trong của Hồ Chí Minh và người theo con đường chủ nghĩa Mao cứng nhắc. Vì vậy, đây là một cuốn tiểu thuyết rất quý giá đối với những người muốn tìm hiểu sâu hơn về thời kỳ này với rất ít tài liệu bằng tiếng Anh.
Chúng ta hiểu được gì về Hồ Chí Minh?
Ông đã trải qua một cuộc đời vô cùng phong phú. Ở tuổi 20, ông rời Việt Nam với ước mơ chiến đấu chống lại Pháp để giải phóng dân tộc, đi lang thang trên các con tàu. Ông đã dừng chân ở nhiều nước khác nhau, bao gồm cả Hoa Kỳ và Anh Quốc. Năm 1913, ông làm việc tại Carlton Hotel ở Haymarket, Luân Đôn. Ông gia nhập Đảng Xã hội lần đầu tiên ở Paris, trở thành thành viên của Liên minh Liên thuộc với Đảng Cộng sản Pháp và sau đó ông rời Moscow, nơi ông làm việc cho Tổ chức Cộng sản Quốc tế.
Ông thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hồng Kông vào năm 1930. Tôi mới phát hiện ra rằng ông đã nhận được sự giúp đỡ và can thiệp từ phía người Anh khi ông đang bị Pháp truy nã. Trong Thế chiến II, ông trở về Việt Nam và lãnh đạo Việt Minh, tổ chức dân tộc do cộng sản lãnh đạo, trong cuộc chiến đấu giành độc lập khỏi thực dân Pháp (1946–1954). Ở Việt Nam, ông được coi là một anh hùng vĩ đại, tận tụy với cách mạng.
Hãy nhìn vào tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, một tác phẩm tuyệt vời về cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Nỗi Buồn Chiến Tranh cũng là một tác phẩm đầy ấn tượng không thể không nhắc đến. Dương Thu Hương cũng đã khắc họa cuộc chiến tranh thông qua tác phẩm của mình, có tựa đề Tiểu Thuyết Vô Đề. Rõ ràng, nhiều cuốn sách có thể được coi là tự truyện, nhưng lại được viết dưới dạng tiểu thuyết. Với các nhà văn Việt Nam, điều này có thể liên quan đến quá trình kiểm duyệt. Đó là cách để họ có thể viết về các sự kiện một cách tự do hơn.
Điều này đã làm cho Nỗi Buồn Chiến Tranh trở nên cực kỳ mạnh mẽ.
Nó thực sự rất mạnh mẽ. Vào thời điểm nó xuất hiện vào năm 1990, người Bắc Việt Nam đã bị gắn mác thành những cỗ máy giết người và những kẻ cuồng cộng sản. Nỗi Buồn Chiến Tranh dành cho những ai theo phía bên kia. Nhân vật chính, Kiên, một binh sĩ với Quân Đội Bắc Việt Nam. Với tâm hồn nhạy cảm, đau buồn, anh bị cuốn vào những sự kiện khủng khiếp, đáng sợ đó. Cuốn sách đã khắc họa rõ nét với những độc giả sử dụng tiếng Anh chỉ trong lần đầu tiên về sự khổ cực kinh hoàng của binh sĩ Bắc Việt Nam: đói, bệnh tật, tỷ lệ thương vong lớn, đào tẩu, truyền bá chính trị, số phận kinh thảm của phụ nữ. Phong cách văn của anh rất xúc tích ngắn gọn, lộ vẻ bất an, và điều này đã rất hiệu quả.
Kiên đang trong một mối tình định mệnh bi thảm với Phương. Với tôi, hình phạt tập thể mà binh sĩ Mỹ giáng xuống Phương là một trong những sự kiện đáng sợ, kinh hoàng nhất so với bất kỳ tác phẩm tiểu thuyết chiến tranh nào. Tuy vậy, Kiên vẫn giữ trọn vẹn nhân cách của mình xuyên suốt tiểu thuyết. Tác phẩm xoay quanh chủ đề tình thương yêu nhân loại sâu sắc trong chiến tranh, bất chấp tất cả những nỗi sợ kinh hoàng mà Kiên đã trải qua.
Một cựu chiến binh Việt Nam, nhà văn người Mỹ, Karl Marlantes, đã đề xuất những cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam cho chúng tôi trong đó có tác phẩm tiểu thuyết của Bảo Ninh. Ông nói: 'Anh ấy sinh ra ở Bắc Việt Nam, tôi sinh ra ở một thị trấn đốn gỗ ở Oregon. Chúng tôi đều xuất trận ở hai phe khác nhau và tuy nhiên, những điều chúng tôi phải trải qua lại y như đúc.'
Vâng. Tôi nghĩ binh sĩ Mỹ có nhiều lương thực hơn. Về phía các binh sĩ Bắc Việt Nam, họ đã phải chiến đấu dưới điều kiện rất khắc nghiệt.
Tiểu thuyết tiếp theo, Thiên Sứ của tác giả Phạm Thị Hoài, chủ đề về thời kỳ đã thoải mái hơn ở Việt Nam, có lẽ là khoảng thập kỷ 1980, sau chiến tranh. Tôi đã không thể tìm thấy bản sao một cách dễ dàng.
Vâng, tôi đánh giá cao tác phẩm này vì tôi cho rằng đây là một tiểu thuyết khá tinh tế, được chắp bút tuyệt vời như dòng chảy ý thức. Tác phẩm không xoáy sâu về chiến tranh và có rất ít bản dịch về giai đoạn đó. Tiểu thuyết tái hiện lại một Hà Nội sau chiến tranh, sau những đau khổ. Cuối chiến tranh năm 1975, sau khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam, nền kinh tế đã hoàn toàn sụp đổ, để lại những bàn tay trắng.
Và một lần nữa, thật sự u ám, câu chuyện về một phụ nữ trưởng thành. Gia đình cô là cán bộ cộng sản. Cô sống với tinh thần tự do, không chấp nhận sự nghiêm ngặt của xã hội, cũng như chế độ xã hội vào thời điểm đó. Đối với cô, Hà Nội là một thành phố bị chiếm hữu bởi những người vô danh, nỗi sợ hãi và sự lên án. Cô từ chối lời cầu hôn của Quang, người sau này gia nhập hệ thống cộng sản và trả thù bằng cách bắt giữ anh trai cô và đưa anh ta vào tù vì tội giao dịch tài chính. Anh trai khác của cô mất cơ hội làm tiến sĩ vì bị phát hiện kết giao với một người phụ nữ được cho là điệp viên.
Điều đáng quý trong câu chuyện là phẩm chất đạo đức và nhân cách vẫn được giữ nguyên của cô gái trẻ. Lớn lên trong thời kỳ u ám này, cô phân biệt con người thành hai loại: Homosapiens-A, con người biết yêu thương, và Homosapiens-Z, con người không biết yêu thương. Đó chỉ là một phân rẽ tuyệt vời và đơn giản giúp cô gái trẻ này đối mặt với thế giới của mình.
Thiên sứ là em gái nhỏ của cô. Sinh ra với một nụ cười, từ em cất lên đầu tiên là: 'hôn'. Vì vậy, bạn vẫn có niềm tin vào ánh sáng và hạnh phúc ngay trong bức tranh u ám. Một cuốn tiểu thuyết đẹp, nhưng một lần nữa, nó đã bị cấm. Tôi nghĩ cô ấy không được phép nói rằng Việt Nam vẫn còn nghèo vào thời điểm đó. Cuốn tiểu thuyết được xem là quá bi quan. Và tác giả sống ở Berlin.
Tôi nhớ giáo sư Việt tại Harvard của tôi, Hồ Tài Huệ Tâm, nói rằng Bắc Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh nhưng đã mất đi sự hòa bình. Bạn biết không?
Tôi nghĩ họ nói điều này vào những năm 90. Với sự thịnh vượng của đất nước và sự phục hồi của nghệ thuật, ngày nay hầu như không nghe điều này nữa. Nhưng chắc chắn, những năm 80 và 90 là giai đoạn rất khó khăn.
Tôi biết khá rõ về Trung Quốc và luôn nghĩ rằng thập kỷ 80 là một giai đoạn tương đối tự do. Việt Nam không phải theo đuổi hướng đó, phải không?
Đúng, sau năm 1986 khi chính phủ giới thiệu chính sách Đổi Mới, mở cửa thị trường hướng xã hội. Cải cách kinh tế được bắt đầu. Việc kiểm duyệt văn hóa cũng được nới lỏng. Đó là lúc những cuốn sách này được viết. Nghệ thuật bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này đã tốt hơn rất nhiều, mặc dù kinh tế của Việt Nam vẫn cần thời gian để đuổi kịp Trung Quốc.
Nhưng Thiên sứ đang nói về thập kỷ 80 trước thời Đổi Mới phải không?
Vâng, cô ấy đang nói về thời kỳ từ cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975 đến năm 1984, trước Đổi Mới. Cô ấy cũng có thể viết nó vào năm 1988 sau đó. Dù sao, vẫn bị cấm.
Tôi nghĩ không khí độc lập đã làm cho việc viết dễ dàng hơn, mặc dù không phải để xuất bản.
Chính xác. Đó là lý do tại sao thơ nên được nhắc đến, dù tôi không thêm vào, nhưng tôi muốn nói về. Thơ có một lịch sử lâu dài ở Việt Nam, là một phương tiện để diễn đạt sự tự do ở mọi thời kỳ. Một trong những tác phẩm văn học quan trọng của Việt Nam là Truyện Kiều. Một bản dịch mới đã được xuất bản vào năm 2019 bởi Penguin Classics. Nếu nói về văn học Việt Nam, đó là một tác phẩm đáng đọc. Truyện Kiều được viết vào năm 1820 bởi nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Du.
Và sau đó, thơ chiến tranh được viết bởi những nhà thơ Bắc Việt Nam như Lâm Thị Mỹ Dạ trong 'Lúa Xanh' rất đầy cảm xúc. Đó là thơ biểu đạt toàn diện các cảm xúc của con người từ nỗi buồn đến niềm vui. Thơ có nhiều tự do hơn trong việc diễn đạt ý kiến so với tiểu thuyết, hay các tác phẩm không hư cấu.
Người viết: Sophie Roell
Nguồn bài viết: https://vogue.sg/bts-mental-health/
Dịch bởi: Trần Thị Huỳnh Giang - ToMo - Học Một Điều Gì Đó Mới