Khái Niệm Tự Tử Là Gì?
Nếu bạn từng có suy nghĩ “tôi không muốn sống như thế này nữa, nhưng tôi cũng không muốn chết”, bạn không đơn độc. Những áp lực lớn trong cuộc sống, những ký ức đau lòng từ tuổi thơ hoặc trạng thái trầm cảm không được chữa trị là những nguyên nhân khiến ai đó có thể cảm thấy như vậy.
Điều Này Được Gọi Là “Ý Tưởng Tự Tử” - Khi Bạn Nghĩ Đến Việc Kết Thúc Cuộc Đời Mình. 9% Trong Số Những Người Đã Từng Có Ý Tưởng Tự Tử Trong Đời, Chỉ Có 14% Trong Số Đó Thực Hiện. Thậm Chí, Tỉ Lệ Hoàn Thành Các Vụ Tự Tử Còn Thấp Hơn Nữa - Mỗi 31 Lần Thử Thì Chỉ Có Một Lần Hoàn Thành.
Sự Khác Biệt Giữa Ý Tưởng Tự Tử Chủ Động và Thụ Động
Nếu Bạn Từng Có Suy Nghĩ Tôi Không Muốn Sống Như Thế Này Nữa Nhưng Cũng Không Muốn Chết, Thì Bạn Đang Trải Qua Ý Tưởng Tự Tử Thụ Động. Đó Có Nghĩa Là, Bạn Nghĩ Đến Việc Ngừng Sống Nhưng Vẫn Chưa Sẵn Sàng Chấp Nhận Cái Chết Bằng Cách Tự Sát.
Tuy nhiên, ý tưởng tự tử thụ động có thể biến thành chủ động một cách nhanh chóng (như bạn đã lên kế hoạch, tìm cách hoặc chuẩn bị tinh thần cho việc tự sát).
“Điều quan trọng cần nhớ là cảm giác muốn tự tử là một trạng thái có thể thay đổi nhanh chóng”- theo nhà trị liệu và bác sĩ điều trị tự tử được cấp phép Janel Cubbage, LCPC.
Cảm giác này nói lên điều gì?
Cảm giác không muốn sống, không muốn chết cho thấy bạn đang chịu đau đớn về chuyện gì đó. “Nó có thể truyền tải nỗi đau cảm xúc và khát khao thay đổi.” - Cubbage nói.
“Điều này có nghĩa bạn cảm thấy rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, và cảm giác bất lực đó có thể dẫn đến sự vô vọng khiến bạn cảm thấy việc sống thật vô nghĩa. Hoặc có thể bạn cảm thấy một chút khủng hoảng hiện sinh - bạn băt đầu suy nghĩ về ý nghĩa tồn tại của tất cả những điều trên. Bạn tự hỏi tại sao những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống quan trọng đến vậy cũng như tại sao bạn lại quan trọng.”
Bạn cảm thấy rất khó khăn và hoàn toàn cô lập khi vật lộn với những câu hỏi trên. Điều này dễ dàng khiến bạn mất phương hướng và tin rằng không có điều gì quan trọng với bản thân bạn. Tuy nhiên, mặt khác, câu hỏi hiện sinh cũng có thể mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn bạn bắt đầu suy nghĩ về việc điều gì mới thực sự quan trọng với mình.
Tôi Có Thể Thực Hiện Những Gì Khi Muốn Kết Thúc?
Dù Bạn Có Cảm Thấy Tuyệt Vọng, Có Nhiều Biện Pháp Bạn Có Thể Thực Hiện Để Cảm Thấy Tốt Hơn Như Trị Liệu, Liên Hệ Với Mạng Lưới Hỗ Trợ Xã Hội, Và Lập Kế Hoạch An Toàn.
Trị Liệu
Nếu Bạn Chưa Theo Dõi Bất Kỳ Phương Pháp Trị Liệu Tâm Lý Nào, Hãy Xem Xét Việc Tìm Kiếm Một Chuyên Gia Trị Liệu - Người Có Thể Giúp Bạn Hiểu Rõ Hơn Về Cảm Xúc Của Mình Và Tìm Ra Lý Do Tại Sao Bạn Cảm Thấy Không Thể Tiếp Tục Sống Như Thế Này Nữa.
Họ Cũng Có Thể Giúp Bạn Phát Triển Các Chiến Lược Đối Phó An Toàn Và Giảm Thiểu Cảm Giác Muốn Tự Sát.
Lập Kế Hoạch An Toàn
“Kế Hoạch An Toàn Là Một Phương Pháp Đã Được Chứng Minh Giúp Ngăn Chặn Việc Nhập Viện Và Hành Động Cố Gắng Tự Tử” - Cubbage Nói.
Theo Nghiên Cứu Trong Phòng Cấp Cứu Về Những Bệnh Nhân Tự Tử, Việc Lập Kế Hoạch An Toàn Liên Quan Đến Việc Bệnh Nhân Biểu Hiện Hành Vi Tự Tử Trong Tương Lai Giảm Một Nửa Và Khả Năng Tham Gia Các Trị Liệu Sức Khỏe Tâm Thần Gấp Đôi.
Một Vài Điều Lưu Ý Quan Trọng Trong Việc Lập Kế Hoạch An Toàn Bao Gồm Danh Sách Về Chiến Lược Đối Phó Hiệu Quả Với Bạn Và Những Nguồn Hỗ Trợ. Những Nguồn Hỗ Trợ Này Có Thể Là Bạn Bè, Gia Đình Cũng Như Các Chuyên Gia Tâm Lý - Hoặc Thậm Chí Là Nhà Trị Liệu Của Bạn Hay Tổ Chức Tâm Lý Sức Khỏe Địa Phương Mà Bạn Có Thể Liên Hệ Được.
Những Chuyên Gia Tâm Lý Đôi Khi Sử Dụng Một Công Cụ Gọi Là “Bản Kê Những Lý Do Sống” Để Đánh Giá Khả Năng Tự Tử Của Bạn, Nhưng Có Thể Bạn Cũng Muốn Tự Đánh Giá Điều Này Để Bắt Đầu Khơi Gợi Trí Nhớ Về Những Lý Do Mà Bạn Muốn Tiếp Tục Tồn Tại Trên Đời. Bạn Hoàn Toàn Có Thể Tự Tạo Một Danh Sách Của Riêng Mình Và Liệt Kê Mọi Thứ, Bao Gồm Cả Những Điều Nhỏ Nhặt. Như Việc Bạn Muốn Sống Chỉ Vì Bạn Thích Thưởng Thức Hương Vị Cafe Buổi Sáng Cũng Quan Trọng Không Kém.
Sự Vô Vọng Có Thể Dẫn Đến Cảm Giác Không Muốn Sống, Nhưng Điều Đó Không Nhất Thiết Đồng Nghĩa Với Việc Bạn Muốn Chết. Cảm Giác Hy Vọng Là Vẫn Còn Tồn Tại Một Tia Ánh Sáng. Trong Một Nghiên Cứu, Những Người Nhận Diện Được Nhiều Lý Do Để Sống Hơn Có Khả Năng Tiếp Cận Những Lý Do Đó Tốt Hơn, Ngay Cả Trong Giai Đoạn Trầm Cảm.
Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ Xã Hội
Trạng Thái Trầm Cảm Hoặc Ý Định Tự Tử Có Thể Làm Bạn Cảm Thấy Mình Là Một Gánh Nặng - Điều Này Hoàn Toàn Không Đúng. Những Người Thân Yêu Luôn Quan Tâm Và Sẵn Lòng Giúp Đỡ Bạn - Và Nguồn Hỗ Trợ Xã Hội Là Một Trong Những Yếu Tố Bảo Vệ Tiên Phong Trong Việc Chống Lại Tự Tử.
Dưới Đây Là Một Vài Lợi Ích Mà Hỗ Trợ Xã Hội Cung Cấp:
Cung Cấp Số Điện Thoại Cho Đường Dây Nóng Hoặc Trung Tâm Tư Vấn
Can Thiệp Vật Lý Khi Bạn Nỗ Lực Tự Tử
Tăng Cảm Giác Thuộc Về
Tăng Những Yếu Tố Tự Vệ Như Lòng Tự Tôn
Lời Nhận Xét Từ Những Người Khác
Cung Cấp Các Giải Pháp Cho Vấn Đề
Tiếp Cận Những Sự Kiện Tích Cực
Cảm Giác Thuộc Về (Dựa Vào Sự Hỗ Trợ Xã Hội) Làm Tăng Lòng Tự Tôn Và Giảm Thiểu Cảm Giác Gánh Nặng. Ngoài Ra, Nó Cũng Có Thể Góp Phần Giảm Khả Năng Tự Tử.
Tìm Sự Kết Nối
Nghiên Cứu Chỉ Ra Rằng Thực Hành Tín Ngưỡng Tôn Giáo Làm Giảm Nguy Cơ Trầm Cảm Và Tự Tử, Vì Cảm Giác Có Ý Nghĩa, Có Lý Tưởng Và Lòng Biết Ơn Thường Kết Nối Với Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.
Nếu Bạn Không Theo Tôn Giáo, Nhưng Bạn Là Người Tâm Linh Thì Bạn Hoàn Toàn Có Thể Áp Dụng Điều Tương Tự Với Tâm Linh Trên Hành Trình Đi Tìm Lẽ Sống.
Làm Thế Nào Để Có Thể Giúp Đỡ Người Khác
Nếu Bạn Đang Lo Lắng Vì Những Người Bạn Thương Yêu Nói Rằng Họ Không Muốn Sống, Cũng Không Muốn Chết, Chúng Mình Hiểu Cảm Giác Sợ Hãi Của Bạn.
“Bản Năng Tự Nhiên Của Bạn Có Thể Gợi Nhắc Họ Về Những Lý Do Họ Vẫn Còn Sống Hoặc Giúp Họ Nghĩ Đến Sự Tồn Tại Của Gia Đình Và Bạn Bè, Bao Gồm Cả Việc Họ Chết Ra Sao Và Điều Đó Sẽ Tác Động Như Thế Nào. Cất Những Bản Năng Đó Vào Một Góc Và Lắng Nghe Họ. Hãy Lắng Nghe Bất Cứ Điều Họ Nói Và Cho Phép Họ Bày Tỏ Cội Nguồn Của Những Nỗi Đau Đó.” - Janel Cubbage.
Tất Nhiên, Nếu Một Ai Đó Sắp Gặp Nguy Hiểm, Hãy Liên Hệ Ngay Tới Các Dịch Vụ Khẩn Cấp Hoặc Đưa Họ Đến Phòng Cấp Cứu Gần Nhất.
Lời Kết:
Rất Dũng Cảm Khi Nhận Ra Bản Thân Chẳng Còn Muốn Sống Nhưng Cũng Không Muốn Chết. Mong Bạn Luôn Nhớ: Một Kế Hoạch An Toàn Và Mạng Lưới Hỗ Trợ Sẽ Đồng Hành Giúp Bạn Vượt Qua Cơn Khủng Hoảng Này.