Khi bỏ qua những tưởng tượng lãng mạn, sự sáng tạo bắt nguồn từ cuộc sống
KHI NÓI VỀ 'CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ', chúng ta thường được thu hút bởi những câu chuyện huyền bí, lãng mạn của quá khứ: căn gác xép chịu gió lạnh, những đêm uống rượu absinthe ở quán bar, túi trống rỗng, mái tóc hoang dại, và lo lắng trong nhà thương điên. Hoặc những văn tự Đạo giáo thế kỉ thứ tư trước Công nguyên, kể về một vị vua Trung Quốc triệu hồi các họa sĩ để hoàn thành một nhiệm vụ. Họ sắp xếp bút và màu sắc, sẵn sàng làm việc - tất cả ngoại trừ một người, ông ta đến muộn, sau đó về nhà, cởi quần áo và nằm dài trên sàn nhà trước khi vẽ. Vị vua khen ngợi 'Đây thật sự là người họa sĩ!'
Những ý nghĩa ẩn sau cụm từ 'đời nghệ sĩ' ám chỉ một cuộc sống độc lập. Chúng ta không thường nói về cuộc sống của một nhân viên bảo hiểm hoặc một thợ sửa ống nước một cách nồng nhiệt như thế. Theo lời nhà phê bình văn hóa Arne de Boever trong 'Against Aesthetic Exceptionalism’ (2019), cách chúng ta tôn vinh nghệ thuật làm cho người nghệ sĩ trở nên mạnh mẽ như một vị vua hoặc một vị thần, không bị ràng buộc bởi những quy tắc mà xã hội áp đặt. Vì vậy, người nghệ sĩ tạo nên một ảo tưởng tập thể, một người nổi loạn giàu trí tưởng tượng, không tuân thủ những quy tắc thông thường và những yêu cầu của chủ nghĩa tư bản, họ từ chối làm những công việc truyền thống, làm đau lòng tâm hồn, người nghệ sĩ không cần làm việc theo lịch trình cụ thể hoặc nghe lời ông chủ hay làm hài lòng bất kỳ ai ngoài bản thân họ. Theo cách hiểu này, nghệ thuật không phải là việc thực hành thường xuyên mà là sự bộc phát, tạo ra từ nguồn cảm hứng không biết từ đâu (và người nghệ sĩ luôn lo sợ rằng nguồn cảm hứng đó sẽ không bao giờ trở lại).
Nhưng ai có thể tài trợ cho nghệ thuật? Chúng ta muốn nghĩ rằng nghệ thuật là một thứ thuần khiết, nằm ngoài thương mại, nhưng họa sĩ cũng cần phải ăn uống, họ cần có khách hàng (nhận ra rằng nghệ thuật trở thành hàng hóa và nghệ sĩ trở thành doanh nhân), nhà tài trợ, trợ cấp từ chính phủ hoặc các quỹ - nếu không, họ phải tuân thủ những quy định chung và kiếm một công việc nhàm chán (một công việc 'thực sự', như cha mẹ thường nói). Mặc dù vậy, sự lãng mạn vẫn còn sống, mặc dù chúng ta vẫn phải chấp nhận việc làm việc để kiếm sống là số phận của người bình thường, chúng ta vẫn tin rằng những công việc như vậy gây ra sự đau khổ cho người nghệ sĩ (và gây thiệt hại cho thế giới) bởi vì những công việc này cướp đi thời gian dành cho những mục tiêu cao cả hơn. Chúng ta nghi ngờ những nhà tài trợ, vì họ có thể dễ dàng nhận được mọi thứ mà không cần phải chịu đựng đau khổ vì nghệ thuật của họ. Thay vào đó, chúng tôi tôn trọng tuyệt đối những người nghệ sĩ làm việc như những người bình thường, họ đã chấp nhận sự mệt mỏi của cuộc sống để làm nên cuộc đời của họ.
Lao động này trở thành câu chuyện gốc, là bằng chứng cho khả năng phi thường của con người khi vẫn giữ được sự tinh tế trong tâm trí và tinh thần thuần khiết sau những công việc đơn điệu. Chúng ta bị kích động khi nghe về những câu chuyện của nhà làm phim người Đức Werner Herzog làm việc như công nhân về đêm, tiểu thuyết gia người Mỹ Octavia Butler làm giám sát viên kiểm định chất lượng tại một nhà máy chiên khoai tây hoặc nghệ sĩ Trung Quốc Ai Weiwei làm công nhân. Nhà soạn nhạc người Mỹ Philip Glass khiến nhà phê bình nghệ thuật người Úc Robert Hughes bị sốc vào những năm 1970 khi Glass đến lắp đặt máy rửa chén - khi đó anh còn là thợ sửa ống nước - và nhà thơ người Mỹ Wallace Stevens dành bốn thập kỷ làm việc trong ngành bảo hiểm, cho đến khi ông qua đời vào năm 1955, cùng năm ông đoạt giải Pulitzer. Đôi khi, người nghệ sĩ có thể tỏa sáng trong cả hai lĩnh vực, như Toni Morrison, người đoạt giải Nobel, đã thay đổi lịch sử văn học Mỹ không chỉ với tư cách là một nhà văn mà còn là người phụ nữ da màu đầu tiên làm việc tại Random House dưới vai trò biên tập viên, nơi bà đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đột phá của Gayl Jones và Toni Cade Bambara cũng như các bài viết của các nhà hoạt động Angela Davis và Huey P. Newton vào những năm 1970- và bà tiếp tục làm việc với tư cách tiểu thuyết gia trong hơn một thập kỷ sau đó.
Ngay cả những nghệ sĩ may mắn cũng phải quản lý ngân sách, phân bổ nguồn lực và đôi khi quản lý đội nhóm để thực hiện ước mơ của họ (như một quản trị viên!). Theo quan điểm về thiên tài nghệ thuật như một chuỗi sốc trong cuộc sống, nếu không sẽ bị kìm nén bởi sự lười biếng và thái quá, hàng giờ luyện tập, hít khói sơn, xé các đường nối, chạy thuật toán cho một khúc xoắn, nghiền ngẫm đọc sách (có thể là để trì hoãn sự đau khổ khi viết một cuốn sách) hoặc lướt qua các thang âm trên cây đàn piano? Câu châm ngôn 'Nếu tôi không tập một ngày thì chỉ mình tôi biết; nếu tôi không tập trong hai ngày, những nhà phê bình sẽ biết điều đó; nếu tôi không tập trong ba ngày, cả thế giới đều biết' được gán cho các nhạc sĩ thế kỷ 20, từ ca sĩ nhạc jazz và nhạc công thổi kèn trumpet người Mỹ Louis Armstrong đến nghệ sĩ piano người Ba Lan Ignace Jan Paderewski, ông sinh năm 1860 - còn được biết là thủ tướng Ba Lan và ký kết Hiệp ước Versailles năm 1919.
Tiếp theo đó, nghệ sĩ phải dành hàng giờ nhìn chằm chằm vào khoảng không, có thể là tấm canvas, một trang giấy, sân khấu hoặc thậm chí là vào tâm hồn của họ. Đó cũng là công việc, khi tâm trí cố gắng ghi nhớ chính nó và những gì nó có thể làm được. Người ngoài có thể coi đó là sự lười biếng (nhưng sâu bên trong, đó là sự kinh hoàng). Có lẽ khái niệm 'cuộc sống của người nghệ sĩ' không tồn tại, hoặc ít nhất không phải là một ý tưởng nổi loạn hoặc lười biếng nào đó; có thể, trong một thế giới hướng tới năng suất cao và hiệu quả tối đa, chỉ có cuộc sống mới cho phép nghệ thuật tồn tại - tạo không gian cho nghệ thuật, dù có phải tốn nhiều thời gian.
Đã từng có thời điểm, nghệ sĩ và thợ thủ công không được phân biệt rõ ràng. Những người làm nghệ thuật được coi là lao động, với công cụ là đôi bàn tay của họ. Nghĩa ban đầu của 'nghệ thuật' không ám chỉ một thứ gì đó cao quý và tách biệt khỏi cuộc sống hàng ngày; nó bắt đầu từ tiếng Latin ars bằng cách dịch từ tiếng Hy Lạp techne, nghệ thuật chỉ có nghĩa là kỹ năng: 'kỹ năng cần thiết để tạo ra một đồ vật, một ngôi nhà, một bức tượng, một chiếc thuyền, một khung giường, một chiếc bình, một bộ quần áo và quan trọng hơn là kỹ năng để chỉ huy quân đội, đo lường một khu vực, khuấy động khán giả,' triết gia và nhà sử học nghệ thuật người Ba Lan Wladyslaw Tatarkiewicz đã viết trong 'A History of Six Ideas' (1980).
Tác giả: Ligaya Mishan
Link bài gốc: https://www.nytimes.com/2022/04/21/t-magazine/work-life-balance-art.html
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Mai- ToMo - Learn Something New