Nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi phỏng vấn khó khăn. Một số yêu cầu bạn giải quyết vấn đề phức tạp, trong khi khác lại quan tâm đến tính cách hoặc các thành tựu quan trọng trong quá khứ của bạn. Một trong những câu hỏi gây áp lực nhất cho người tìm việc là 'Bạn tự đánh giá bản thân như thế nào?'
Ai cũng nên sẵn lòng đối mặt với những câu hỏi như vậy khi đi xin việc. Hãy sẵn lòng đáp ứng trong mọi tình huống, kể cả khi gặp khó khăn. Mục tiêu của câu hỏi này là quan sát cách bạn phản ứng và suy nghĩ ban đầu của bạn với những tình huống bất ngờ.
Dù câu hỏi có khó đến đâu, đừng sợ hãi. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ về cách mô tả bản thân. Không có câu trả lời nào hoàn hảo - quan trọng là bạn không nên kể những chuyện không hay từ quá khứ trong buổi phỏng vấn. Lời khuyên quan trọng nhất là 'hãy thật thà và là chính mình.' Hãy cẩn thận xem xét trước khi trả lời.
Dưới đây là một số mẹo để biết cách mô tả bản thân trong một cuộc phỏng vấn:
Người giỏi kiếm tiền.
Yếu Tố Quan Trọng Nhất Đối Với Mọi Nhà Quản Lý Tuyển Dụng Là ... Lợi Nhuận. Bạn Có Thể Mang Lại Bao Nhiêu Lợi Nhuận Cho Công Ty Của Họ? Họ Tuyển Bạn Chỉ Để Điền Vào Vị Trí Trống Hay Làm Một Việc Không Ý Nghĩa Gì Đó. Nhà Tuyển Dụng Mong Muốn Ứng Viên Có Thể Tạo Ra Giá Trị Và Làm Cho Việc Tuyển Dụng Trở Nên Đáng Giá. Hãy Thử Những Ví Dụ Dưới Đây Về Cách Tự Miêu Tả Bản Thân Trong Một Cuộc Phỏng Vấn:
“Tôi Là Một Chuyên Viên Đàm Phán Biết Tập Trung Vào Khách Hàng. Tôi Giỏi Trong Việc Xác Định Nhu Cầu Của Thị Trường Và Phân Bổ Nguồn Lực Của Công Ty Để Đáp Ứng Những Mong Muốn Đó.”
“Tôi Là Người Chủ Động Đặt Ra Mục Tiêu, Và Là Người Sẵn Sàng Thay Đổi Đích Đến Của Mình Để Phù Hợp Với Sứ Mệnh Của Công Ty.”
Người Năng Động, Sẵn Sàng Không Ngừng.
Tương Tự, Các Công Ty Muốn Ứng Viên Có Khả Năng Thăng Tiến Và Ra Quyết Định Trong Những Tình Huống Khó Khăn. Mặc Dù Lợi Nhuận Luôn Được Ưu Tiên, Nhưng Nhân Viên Hiệu Suất Cao Và Sự Cống Hiến Tận Tâm Luôn Nhận Được Sự Yêu Thích Từ Mọi Giám Đốc Điều Hành. Hãy Cho Người Tuyển Dụng Thấy Rằng Bạn Biết Cách Đặt Mục Tiêu, Hoàn Thành Công Việc Và Có Cam Kết Cũng Như Động Lực Vượt Qua Những Ứng Viên Khác. Nếu Bạn Là Loại Người Như Vậy, Hãy Thử Những Câu Trả Lời Sau:
“Tôi Tin Rằng Giá Trị Của Một Người Không Được Đo Bằng Những Gì Họ Có Thể Làm, Mà Bằng Cách Họ Thực Hiện Việc Đó Như Thế Nào.”
Ứng viên trung thành.
Sự cống hiến đến từ lòng trung thành và mong muốn giúp công ty của bạn thành công. CEO nhận ra đây là một đặc điểm hiếm có và cần thiết cho sự phát triển của nhân viên và toàn công ty. Sử dụng các tính từ phù hợp để mô tả bản thân trong cuộc phỏng vấn có thể giúp bạn được nhận biết là một nhân viên trung thành! Nhà tuyển dụng luôn muốn biết liệu bạn có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Họ không muốn thuê những người có thể nhảy việc ngay khi có cơ hội thăng tiến. Sử dụng các câu trả lời sau để thể hiện lòng trung thành với sếp trong tương lai của bạn:
“Mục tiêu và sự thành công là điều tôi hướng đến. Nhưng tôi không đo thành công bằng cách hoàn thành một dự án hay giành được hợp đồng. Thành công đến từ việc duy trì mục tiêu và sẵn lòng vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu đó”.
“Đối với tôi, sự ổn định rất quan trọng. Nhưng tôi nhận ra rằng không phải con đường nào cũng phẳng lặng và trải đầy hoa hồng. Tôi tin rằng những thời điểm khó khăn là quan trọng để định hình một công ty và các thành viên trong nhóm”.
Người tiến bộ.
Tầm ảnh hưởng của lòng trung thành không phải là vô hạn. Lòng trung thành có thể hữu ích khi công ty gặp khó khăn và sự cống hiến lâu dài rất quan trọng trong thời điểm đó. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những người có khát khao phát triển bản thân hơn là sự trung thành mù quáng. Hãy cho họ thấy rằng bạn muốn tiến lên và có hiểu biết sâu sắc về công việc. Những câu trả lời này sẽ thể hiện bạn là người sẵn lòng cống hiến cho sự phát triển và học hỏi:
“Khát vọng phát triển của tôi kết hợp với thành công trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, tôi cũng là một người thích mày mò, tìm hiểu và say mê với mọi thứ liên quan đến công việc.”
Người có mục tiêu rõ ràng.
Chúng ta đã thảo luận về mục tiêu và xây dựng một lộ trình để đạt được thành công và kế hoạch cũng như cam kết với chúng. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng muốn bạn có khả năng thực hiện điều tương tự cho công ty và tích hợp mục tiêu cá nhân vào sứ mệnh của công ty. Có hai cách cơ bản để làm điều này khi mô tả bản thân trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể tiếp cận trực tiếp bằng cách kết hợp sứ mệnh của công ty vào mục tiêu cá nhân của bạn. Cách tiếp cận gián tiếp yêu cầu bạn sử dụng câu trả lời và từ ngữ để mô tả bạn là một người linh hoạt, luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu:
“Thành công cá nhân chỉ là một khía cạnh của sự nghiệp của tôi. Tôi không thể đạt được thành công nếu không biết cách suy xét thiệt hại và cố gắng mang lại cho công ty lợi ích lớn nhất.”
“Trước khi đảm nhận một dự án hoặc tham gia vào cuộc đàm phán với khách hàng, tôi xem xét các mục tiêu của dự án, nhu cầu của khách hàng và các giá trị của công ty. Tôi tin rằng điều quan trọng là sử dụng những hành động của tôi để phản ánh chất lượng của công ty và cho người khác biết về những gì chúng tôi đang thực hiện.”
Nhân viên xuất sắc trong việc chăm sóc khách hàng.
Trung thành và tận tâm với công ty là một điều, nhưng sự cống hiến đối với khách hàng lại là một vấn đề khác biệt hoàn toàn. Nhà tuyển dụng biết rằng thành công kinh doanh của họ phụ thuộc vào sự hài lòng và thành công của khách hàng. Kỹ năng giao tiếp và quan hệ khách hàng tốt là yêu cầu cần thiết cho mọi vị trí. Điều này vượt xa nguyên tắc “khách hàng luôn đúng”. Hãy sử dụng những câu trả lời sau khi mô tả bản thân trong một cuộc phỏng vấn để cho thấy bạn có khả năng đưa doanh nghiệp và khách hàng của họ lên một tầm cao mới:
“Bạn bè thường nói tôi là người ‘hòa mình với mọi người’. Tôi tin rằng điều này ngụ ý rằng tôi có khả năng đồng cảm và tôn trọng. Tôi hiểu vấn đề của khách hàng và thể hiện sự quan tâm và chăm sóc thực sự.”
“Tôi là người hướng ngoại. Điều này là một ưu điểm quan trọng giúp tôi trong sự nghiệp của mình. Khách hàng muốn có các giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ. Và chỉ có những người biết lắng nghe và thể hiện được sự quan tâm mới có thể giúp khách hàng đạt được mục tiêu đó.”
Ứng viên đầy trách nhiệm.
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm. Quan trọng là biết nhận lỗi và tiến lên. Nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn không hoàn hảo và đã từng phạm ít nhất một lỗi trong sự nghiệp của mình. Đừng ngần ngại chia sẻ về những sai lầm trong quá khứ, sau đó nhấn mạnh cách bạn xử lý tình huống đó và học được điều gì từ đó. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng và phấn khích khi nghe được sự trung thực từ một ứng viên. Tuy nhiên, nhiều ứng viên điền vào hồ sơ xin việc, thư xin việc và câu trả lời phỏng vấn một cách chung chung, khiến người phỏng vấn hiếm khi nhìn thấy con người thực sự của họ. Dưới đây là một vài ví dụ:
“Tôi luôn sẵn lòng nhận lỗi của mình. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng quan trọng là học từ những sai lầm đó. Một lần, tôi gửi email cho một khách hàng tên là Sam và gọi khách hàng là 'anh ấy' (him) một số lần. Sau khi người quản lý thông báo rằng chúng tôi đã thua lỗ trong việc bán hàng, tôi đã học cách sử dụng các đại từ và từ không giới tính trong giao tiếp.”
“Giao tiếp với khách hàng rất quan trọng. Một nhân viên nhập dữ liệu chính xác đã viết sai chính tả tên của một khách hàng. Tôi đã tự mình sửa lỗi. Không chỉ là tôi mắc sai mà còn là khách hàng cảm thấy khó chịu vì họ đã cẩn thận để đảm bảo thông tin cá nhân của họ được viết đúng. Từ đó, tôi luôn hỏi tất cả khách hàng xem liệu thông tin cá nhân của họ đã viết đúng chính tả hay không.”
Chuẩn bị kỹ lưỡng là điểm quan trọng.
Việc trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn là người như thế nào” có thể làm bạn thấy khó khăn ban đầu. Hãy thư giãn. Nhà tuyển dụng không muốn biết mọi chi tiết về bạn. Điều quan trọng là chuẩn bị câu trả lời và thấu hiểu một số câu hỏi trước. Hãy thay đổi câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với công việc. Đừng cố gắng để tạo ấn tượng, hãy là chính mình. Nhà quản lý tuyển dụng luôn trân trọng sự trung thực hơn tất cả.”
Liên kết bài gốc: Bạn Là Loại Ứng Viên Nào?
Dịch giả: Nguyễn Trần Khánh Thư - ToMo - Học Một Điều Gì Đó Mới