Từ năm 1860 đến 1910, thị lực của Degas suy giảm, phong cách của ông bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi sự thô ráp do tiến triển của căn bệnh về mắt.
Liệu thiên tài của Leonardo Da Vinci có bị rối loạn thị lực hay không? Điều này chắc chắn được nghiên cứu mới đây chỉ ra.
Phân tích khuôn mặt của các họa sĩ thời Phục hưng từ tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc cho thấy ông có thể bị chứng nhìn lệch – một hội chứng y học được biết đến là Tật lác hội tụ.
Da Vinci được cho là đã bị một loại bệnh được gọi là “Exotropia gián đoạn”, gây ra tình trạng mắt lệch ra ngoài và chỉ xuất hiện ở khoảng 1 trên 200 người mắc.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng rối loạn này có thể đã giúp ông có khả năng chuyển tầm nhìn sang một mắt, trong khi cả hai mắt được sử dụng tách biệt, và cho phép ông tập trung vào các mặt phẳng liền kề.
“Thật khó để biết mắt nào chịu ảnh hưởng từ các bức tranh”, giáo sư thần kinh thị giác Christopher Tyler nói. 'Nhưng sẽ đặc biệt hữu ích khi có được toàn bộ khung cảnh về mặt chính xác hình học.'
Bài nghiên cứu của ông được công bố trong tạp chí nhãn khoa JAMA đã cho thấy ông xem xét kỹ lưỡng các bức họa mô phỏng hình ảnh lúc sinh thời của Da Vinci – thực sự những bức tranh ấy rất hiếm. Trong số đó bao gồm bức tranh phác thảo Vitruvian Man và tượng điêu khắc bằng đồng David, một tuyệt tác mô tả chân dung của Da Vinci khi còn trẻ.
Trong mọi trường hợp, sự lệch hướng mắt có thể đo lường được, mặc dù không nghiêm trọng và trung bình một độ lệch -10.3 độ từ mắt tập trung thông qua sáu phần. Số âm có nghĩa là mắt thường nhìn lệch ra bên ngoài (exotropia) và Giáo sư Tyler cho rằng Tật lác hội tụ của Da Vinci không xuất hiện khi ông tập trung chăm chú vào một vật, nhưng sẽ xuất hiện khi ông thư giãn nghỉ ngơi hòa vào bức tranh - cho ông khả năng nhìn nhận thế giới bằng cả hai nhãn quan.
'Mức độ xác thực của các bằng chứng tật hội tụ cho thấy Da Vinci đã từng có tật nhìn lệch, với khả năng chuyển tầm nhìn sang một mắt,' ông nói. 'Điều này có lẽ sẽ giải thích cho khả năng tuyệt vời của ông ta khi mô tả không gian ba chiều của khuôn mặt, các đối tượng trên khắp thế giới và độ sâu chân thực của cảnh tượng núi non.'
Nhiều nghiên cứu được công bố trong bốn hoặc năm thập kỷ qua đã đánh giá điều kiện của mắt thay đổi công việc của các họa sĩ vĩ đại trong cuộc sống sau này, đáng chú ý nhất là của Tiến sĩ Michael Marmor, tác giả của một số cuốn sách nói về đề tài này.
Dưới đây là một số nghệ sĩ nổi bật nhất mà tác phẩm của họ bị ảnh hưởng bởi điều kiện về mắt của họ.
Degas
Degas trải qua suy giảm thị lực từ năm 1860 đến 1910, phong cách họa sĩ ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự thô ráp do tiến triển của căn bệnh về mắt.
Năm 2006, Tiến sĩ Marmor kết luận rằng tầm nhìn trung tâm của Degas, nơi mà sự táo bạo biểu hiện sắc nét nhất, đã yếu đi trong những năm sau đó. Khi nó mờ dần, phong cách vẽ của ông trở nên thô ráp hơn, mất đi sự tinh tế trong công việc trước đây của ông.
Marmor nghi ngờ rằng các tác phẩm sau này của Degas trông mượt mà và tự nhiên hơn với người xem - những người có đôi mắt khỏe mạnh, bởi vì nó được tinh lọc qua bệnh lý thị giác của chính ông.
Rembrandt
Năm 2004, các nhà thần kinh học Margaret S Livingstone và Bevil R Conway, cả hai đều là sinh viên tại trường Y Harvard, quan sát thấy đôi mắt của người họa sĩ Hà Lan trong thế kỷ 17 thường bị lệch hướng trong những bức tự chụp chân dung của mình, một mắt nhìn thẳng vào người đối diện, mắt còn lại như ngoảnh nhìn sang một bên.
Livingstone và Conway tin rằng, giả sử Rembrandt đã tự vẽ mình với độ chính xác tỉ mỉ, thì ông ta hẳn là có nhận diện chiều sâu kém - điều này có thể có lợi cho ông ta khi cố gắng để nhìn sâu vào các đối tượng lập thể.
Độ mù âm thanh nổi hoặc mất khả năng sử dụng sự dịch chuyển ngang giữa hai mắt để nhìn ở chế độ 3D, có thể hỗ trợ các nghệ sĩ trong việc vẽ tranh hai chiều.Monet
Claude Monet đã viết về sự thất vọng ngày càng tăng của ông với chứng suy giảm thị lực vào năm 1914, ông nhấn mạnh rằng màu sắc mà ông thấy không còn có cùng cường độ.
'Màu đỏ đã bắt đầu trông đục hơn,' ông viết. 'Bức tranh của tôi ngày càng trở nên tối đi trông thấy.'
Sau khi trải qua phẫu thuật đục thủy tinh thể vào năm 1923, Monet đã có thể trở lại phong cách hội họa ban đầu của mình, và thậm chí đã tung ra nhiều tác phẩm nghệ thuật ông đã hoàn thành trong thời gian 10 năm khi ông bị bệnh về mắt.
Georgia O’Keeffe
Họa sĩ người Mỹ nổi tiếng ở thế kỷ 20 được biết đến nhiều nhất với những bức tranh vẽ mô tả hoa, hộp sọ động vật và phong cảnh miền Đông Nam.
Đau khổ do thoái hóa điểm vàng - một tình trạng y tế có thể dẫn đến mờ hoặc không có tầm nhìn từ trung tâm vùng thị giác – bà O’Keeffe hoàn thành bức tranh sơn dầu chưa được xác nhận vào năm 1972.
Tuy nhiên, thị lực giảm sút của bà đã không dập tắt ý chí sáng tạo nghệ thuật. Khi bà gần như bị mù, O’Keeffe trở lại công việc nghệ thuật với sự giúp đỡ của một số trợ lý và tạo ra các họa tiết trực quan yêu thích từ trí nhớ, và từ trí tưởng tượng sống động của bà.
Năm 1977, khi đó đã 90 tuổi, O’Keeffe quan sát và thủ thỉ: “Tôi có thể thấy những gì tôi muốn vẽ. Những thứ bạn muốn tạo ra vẫn còn ở đó. ”
Link bài gốc: From Da Vinci to Degas: How famous artists were affected by their eyesight
Dịch giả: Phạm Quốc Hiệp - ToMo - Học điều mới