Chữa lành không chỉ qua việc điều trị cơ thể, mà còn là bằng cách chào đón, chấp nhận, và hòa nhập mọi người lại với nhau.
“Niềm tin sẽ giúp bạn hồi phục”.
Trên đường lái xe máy đến siêu thị, tôi gặp một người lạ nói với tôi điều này. Sau đó, anh ấy xin phép được đặt tay lên tôi để cầu nguyện.
Tôi không nhớ có lần nào tôi mong muốn được chữa lành chỉ vì tôi khuyết tật. Nhưng tôi mãi nhớ những ngày tôi ước mơ cho một xã hội được chữa lành khi tiếp xúc với người khuyết tật. Nếu xã hội được kết nối, người khuyết tật sẽ dễ dàng tìm được công việc và nhà ở. Chúng tôi có thể đi khắp mọi nơi trên tàu điện ngầm, và khi bước lên tàu, chúng tôi sẽ được lên qua cửa trước. Chúng tôi cũng có cơ hội tham gia vào các hoạt động hàng ngày và làm việc. Chúng tôi sống cuộc đời của chúng tôi, với những quyết định tốt và xấu, giống như bất kỳ ai khác.
Những người lạ này không biết rằng - tôi vẫn có niềm tin, và những vết thương họ thấy là minh chứng cho sự kỳ diệu. Hy vọng họ biết rằng những vết sẹo của tôi là biểu hiện của những lời cầu nguyện được đáp lại.
Trong cuốn sách Tân Ước Phúc Âm Macco, kể về Jairus, một người đứng đầu ở hội đường Do thái, ông đến bên chúa Giê Su, quỳ gối bên chân Người và không ngừng van xin: “Con gái con đang ở bên lề của cái chết. Xin Người hãy đặt tay lên con bé, để con bé được bình phục và tiếp tục sống.”
Khi tôi mới 2 tuổi, tôi mắc một căn bệnh nặng và không thể tự thở được. Ba tôi đã cầu xin Chúa cứu mạng đứa con gái bé nhỏ của ông. Cổ họng tôi đã phải được mở ra và đặt vào một máy giúp tôi thở. Sự sống này mong manh, không thể tồn tại nếu không có máy cung cấp không khí.
Nhiều câu chuyện chữa lành trong Tân Ước không chỉ là về niềm tin của người được chữa, mà còn là về tình thương của gia đình, bạn bè. Niềm tin của Jairu đã kêu gọi Chúa Giê Su cứu con gái ông. Sự kiên trì không ngừng của mẹ người Canaan đã làm cho Chúa chữa lành con gái của bà. Sự dũng cảm tuyệt vời của bốn người bạn đã đào thẳng một lỗ trong tầng nhà và đưa người bạn bị liệt của họ đến trước mặt Chúa để cầu chữa lành. Và đôi khi, tình thương của Chúa là điểm khởi đầu cho sự chữa lành. Trong tất cả những câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác, người được ban phước không cần phải nói lời cầu nguyện.
Trong Tân Ước, trước khi chữa trị cơ thể cho ai đó, Chúa thường nói: “Tội của con đã được tha thứ”. Phần chữa trị đầu tiên và quan trọng nhất này không thể thấy được bằng mắt thường.
Điều này đã xảy ra với Bartimaeus, một người mù ngồi ăn xin bên đường. Khi anh ta gọi tên Chúa Giê Su, mọi người bảo anh im lặng và ngồi yên một chỗ. Chỉ có Chúa mới bảo anh lại gần Người.
Khi anh ta đến gần, Chúa hỏi: “Con muốn ta giúp con việc gì?” Chúa không cho rằng việc Bartimaeus mất ánh sáng từ đôi mắt là điều quan trọng nhất cần chữa trị.
Thực tế, liều thuốc đầu tiên cho Bartimaeus đã giúp anh lấy lại khả năng quyết định của mình, anh được hỏi rằng mình muốn gì và anh đã trả lời vì bản thân. Sự đáng quý của người đàn ông được phục hồi, và sau đó là đôi mắt.
Con người thường cầu nguyện để được chữa lành mà không nhận ra rằng điều cần chữa là cộng đồng xung quanh họ, bao gồm cả bản thân họ. Nhưng sự chữa lành thần thánh, huyền bí và vô hình này có thể xảy ra xung quanh ta. Nó không phải là việc phục hồi thị lực, khả năng di chuyển, hoặc khả năng hát đúng nhịp, mà đến từ việc chấp nhận, chào đón họ như một phần của xã hội.
Khi mọi người xung quanh hiểu rằng ta, giống như chính họ, cũng quan trọng với mọi tạo vật khác theo một cách mà con người không thể hiểu được; hiểu rằng nếu ta không tồn tại thì thế giới này sẽ không hoàn hảo - đó mới chính là sự chữa lành.
Chữa lành giúp bạn vượt qua khủng hoảng, vượt qua những cuộc tấn công vào bản chất của mình, để xóa bỏ những rào cản ngăn bạn trở thành những gì bạn muốn, để nhận ra rằng bạn là một phần của nơi này. Sự tồn tại của bạn là một điều tốt đẹp và không bao giờ dư thừa.
Người nói chuyện với tôi ở siêu thị chỉ nhìn thấy một phần của tôi. Anh ấy không nhìn thấy toàn bộ mọi thứ ở phía sau. Mặc dù có lẽ không rõ ràng, nhưng khuyết tật là một món quà đến từ cộng đồng và một phương tiện để kết nối với những người đang gặp khó khăn. Trong những năm qua, sự hiểu biết cá nhân của tôi về khuyết tật đã mở ra một không gian mới cho những người đang vùng vẫy bằng cách mang lại một góc nhìn mới.
Có lẽ lời cầu nguyện để được chữa lành của chúng ta không chỉ là một phép lạ cho những người đó, mà cũng là cho cả xã hội để chào đón, để chấp nhận và thân thiện với mọi người. Thay vì tập trung vào những vết sẹo rõ ràng của người khác, chúng ta thấy con người thực sự của họ qua mọi thứ đã giúp họ tồn tại đến hôm nay.
Tác giả: Cyndi Jones
Liên kết gốc: Ý nghĩa thực sự của việc chữa lành
Dịch giả: Lưu Phi Phụng - ToMo - Học Một Điều Mới