Lý thuyết và bài tập về văn bản nghị luận, văn bản thông tin
Lý thuyết
1. Lý thuyết về văn bản nghị luận, văn bản thông tin
Yếu tố |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
Khái niệm |
Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề |
Là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó. |
Đặc điểm |
Người nói, người viết nêu lên được ý kiến (quan điểm), của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy |
Thường có các yếu tố: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh |
2. Tóm tắt nội dung chính của các văn bản
Văn bản |
Tác giả |
Xuất xứ |
Nội dung chính |
Giá trị nghệ thuật |
Ai ơi mồng 9 tháng 4 |
Anh Thư |
Báo điện tử Hà Nội mới, 2004 |
Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo. |
Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng. |
Xem người ta kìa! |
Lạc Thanh |
Trích từ Tạp chí sông Lam, số 8/2020 |
Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan. |
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc. |
Trái Đất – cái nôi của sự sống |
Hồ Thanh Trang |
Trích từ Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020 |
Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoạt Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người. |
Văn bản đa phương tiện luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn |
Các loài chung sống với nhau như thế nào? |
Ngọc Phú |
Trích từ Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020 |
Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên. |
Văn bản đa phương tiện, kết cấu đầu cuối tương ứng, đặt vấn đề trong tương quan với bộ phim Vua sư tử |
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Ai ơi mừng 9 tháng 4 thuộc thể loại văn nào?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Câu 2: Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói: “Xem người ta kìa!” là của ai?
A. Người ông
B. Người bà
C. Người mẹ
D. Người cha
Câu 3: Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc thể loại nào?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Tiểu thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 4: Ai là tác giả của văn bản Các loài sống chung với nhau như thế nào?
A. Hà My
B. Ngọc Phú
C. Thái Bá Dũng
D. Văn Quang, Văn Tuyên
Câu 5: Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? đã đề cập đến thông tin về lĩnh vực nào?
A. Khoa học, sinh học
B. Lịch sử, địa lý
C. Văn học, lịch sử
D. Lịch sử, hóa học
II. Tự luận
Câu 1: Đọc văn bản Ai ơi mừng 9 tháng 4, hãy tóm tắt tiến trình diễn ra lễ hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia
STT |
Thời gian |
Không gian |
|
Người tham gia |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
Câu 2: Qua văn bản Ai ơi mừng 9 tháng 4, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
Câu 3: Đọc văn bản Xem người ta kìa! và trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản được trích từ đâu? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
b. Hàm ý trong câu nói “Xem người ta kìa!” của người mẹ là gì?
Câu 4: Nội dung văn bản Xem người ta kìa! nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?
Câu 5: Đọc văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, trả lời các câu hỏi sau:
a. “Vị thần hộ mệnh” mà tác giả nhắc đến chỉ đối tượng nào?
b. Đối tượng nào được mệnh danh là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống?
c. Tại sao Trái Đất là cái nôi của sự sống?
d. Thông điệp nào được gửi gắm đến văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?
Câu 6: Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?
Câu 7: Đọc văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? và trả lời các câu hỏi:
a. Trong văn bản, tác giả đã nhắc đến bộ phim nào?
b. Nghệ thuật trong văn bản là gì?
c. Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 8: Qua văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, viết đoạn văn nêu suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh của chúng ta.
Hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm
1 - D |
2 - C |
3 - B |
4 - B |
5 - A |
II. Tự luận
Câu 1:
Đọc văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia |
Phương pháp:
Ôn tập lại bài Ai ơi mồng 9 tháng 4
Lời giải chi tiết:
STT |
Thời gian |
Không gian |
Sự kiện |
Người tham gia |
1 |
Từ 1-3 âm lịch đến 5-4 âm lịch |
Tại làng |
Chuẩn bị lễ hội
|
Dân làng |
2 |
Từ ngày mồng 6 |
Đền Mẫu |
Diễn ra lễ hội, lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng |
Dân làng |
3 |
Mồng 8 |
Đền Hạ và Đền Thượng |
Rước nước từ đền Hạ về đền Thượng |
Dân làng |
4 |
Mồng 9 |
Thủy đình của đền Thượng |
Múa hát thờ, hội trận và lễ khao quân |
Dân làng |
5 |
Mồng 10 |
Tại làng |
Duyện quân, tạ ơn Thánh |
Dân làng |
6 |
Mồng 11 |
Tại làng |
Làm lễ rửa khí |
Dân làng |
7 |
Mồng 12 |
Tại làng |
Làm lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất |
Dân làng |
Câu 2:
Qua văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì? |
Phương pháp:
Ôn tập lại bài Ai ơi mồng 9 tháng 4, đọc kỹ phần cuối văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, lễ hội Gióng là dịp diễn ra những nghi thức lễ với thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao. Đồng thời, lễ hội Gióng còn là dịp để mỗi người Việt Nam cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,… Tất cả đều là những giá trị văn hóa được lưu giữ mãi sau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Câu 3:
Đọc văn bản Xem người ta kìa! và trả lời các câu hỏi sau: a. Văn bản được trích từ đâu? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? b. Hàm ý trong câu nói “Xem người ta kìa!” của người mẹ là gì? |
Phương pháp:
Ôn tập lại kiến thức đã học về văn bản Xem người ta kia!
Lời giải chi tiết:
a.
- Văn bản được lấy từ Tạp chí sông Lam
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b. Ý nghĩa trong câu nói “Xem người ta kia!” của người mẹ là: mong con được thành công như người ta
Câu 4:
Nội dung văn bản Xem người ta kìa! nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người? |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Xem người ta kia!
Lời giải chi tiết:
- Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác biệt giữa mọi người. Theo nhân vật 'tôi', thế giới này đa dạng, phong phú, không giới hạn, hấp dẫn và kỳ lạ.
+ Chim và thú trong rừng, cá và tôm dưới biển, cũng như xã hội con người, đều có những đặc điểm riêng biệt.
+ Trong lớp học, nhân vật 'tôi' thấy các bạn học sinh đều có ngoại hình, giọng điệu, thói quen và sở thích đa dạng, tạo nên một bức tranh sinh động.
+ Dù người ta thường nói 'học trò nghịch như quỷ', nhưng mỗi 'quỷ' lại là một thế giới riêng, không giống ai.
- Cuối cùng, nhân vật 'tôi' kết luận rằng ý nghĩa của sự khác biệt giữa mọi người là ở chỗ không ai giống ai. Điều này là một phần rất đáng quý trong cuộc sống.
Câu 5:
Đọc văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, trả lời các câu hỏi sau: a. “Vị thần hộ mệnh” mà tác giả nhắc tới chỉ đối tượng nào? b. Đối tượng nào được mệnh danh là đỉnh cao kì diệu của sự sống? c. Tại sao Trái Đất là cái nôi của sự sống? d. Thông điệp nào được gửi gắm đến văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống? |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống
Lời giải chi tiết:
a. Trong văn bản, 'vị thần hộ mệnh' được tác giả nhắc tới chỉ nước.
b. Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, con người được mệnh danh là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống.
c. Trái Đất là nơi sinh sống của hàng triệu loài vị thể vì Trái Đất cung cấp nguồn dinh dưỡng cho muôn loài.
d. Thông điệp được gửi đi là: Trái Đất đang đối mặt với nguy cơ và chúng ta phải hành động để bảo vệ hành tinh này, điều này là thông điệp được truyền tải đến văn bản.
Câu 6:
Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin? |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống
Quan sát hình thức, nội dung và cách triển khai thông tin của tác giả để giải quyết câu hỏi này
Lời giải chi tiết:
Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, tôi rút ra được kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: Đọc văn bản thông tin cần nhấn mạnh những phần có đề mục, cách ngắt quãng rõ ràng để phân biệt được rõ từng phần của văn bản.
Câu 7:
Đọc văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? và trả lời các câu hỏi: a. Trong văn bản, tác giả đã nhắc đến bộ phim nào? b. Nghệ thuật trong văn bản là gì? c. Nội dung chính của văn bản là gì? |
Phương pháp:
Đọc kỹ văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Tác giả đã nhắc đến bộ phim Vua sư tử
b. Nghệ thuật trong văn bản là: văn bản đa phương tiện, kết cấu đầu cuối tương ứng
c. Nội dung chính của văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? khẳng định sự đa dạng sinh vật và tác động của con người
Câu 8:
Qua văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?, viết đoạn văn nêu suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh của chúng ta |
Phương pháp:
Đọc kỹ văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản “Các loài chung sống với nhau như thế nào?”, tác giả đã đưa ra những thông tin bổ ích về sự đa dạng loài trên Trái Đất và khẳng định tất cả các loài đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong số đó, con người là động vật cao cấp nhất, có những hành động ảnh hưởng trực tiếp đến muôn loài, khiến đời sống của động vật bị xáo trộn. Chính vì vậy, việc bảo vệ đa dạng loài, bảo vệ động vật, đặc biệt động vật quý hiếm là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Có nhiều biện pháp nên được thực hiện để bảo vệ động vật đặc biệt là động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trước tiên, chúng ta nên học về những loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới của chúng để biết được chúng thì quan trọng và tuyệt vời như thế nào. Dạy cho những người bạn và gia đình của chúng ta biết về thế giới động vật hoang đã, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ động vật đang gặp nguy hiểm. Thứ hai, chính phủ khắp thế giới nên mở nhiều khu vườn quốc gia và khu bảo tồn động vật hoang dã. Vì vậy, động vật sẽ có môi trường sống bền vững để tồn tại và điều kiện tốt để phát triển khi chúng được ở một môi trường an toàn và tự nhiên. Hơn nữa, mỗi quốc gia nên áp dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc hơn để ngăn chặn việc con người săn trộm động vật quý hiếm. Ngoài ra, chúng ta nên làm cho môi trường của chúng ta trở nên thân thiện bằng việc tái chế và mua những sản phẩm bền vững thay vì mua những sản phẩm được làm từ động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tóm lại, nếu chúng ta hành động để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt hơn.