Nêu và diễn giải một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.
Câu 1
Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
Nêu và diễn giải một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.
Phương pháp diễn giải:
Sử dụng kiến thức về đặc điểm chính của truyện lịch sử.
Lời giải chi tiết:
- Cốt truyện lịch sử: là các sự kiện liên tiếp liên quan đến lịch sử
- Nhân vật lịch sử: là nhân vật trung tâm, trực tiếp tham gia và ảnh hưởng đến cốt truyện lịch sử
- Chi tiết lịch sử: là phần thúc đẩy quá trình phát triển, yếu tố thêm vào để giải thích, lí giải sự kiện lịch sử
Câu 2
Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo mẫu sau:
Văn bản |
Đặc điểm về cốt truyện |
Đặc điểm về nhân vật |
Đặc điểm về bối cảnh |
Đặc điểm về ngôn ngữ |
Hoàng Lê nhất thống chí |
|
|
|
|
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng |
|
|
|
|
Bến Nhà Rồng năm ấy... |
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về truyện lịch sử
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Đặc điểm về cốt truyện |
Đặc điểm về nhân vật |
Đặc điểm về bối cảnh |
Đặc điểm về ngôn ngữ |
Hoàng Lê nhất thống chí |
Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. + Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
|
Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
|
Trịnh–Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ |
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả. - Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc. |
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng |
Tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc: Đây là trận đánh cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc. Dù tương quan lực lượng giữa ta và địch khá lớn nhưng nhờ sự chỉ huy, kế sách tài tình mà bọn giặc đã bị mắc mưu, dẫn đến thất bại thảm hại. |
Những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu là mưu trí, can trường, hiên ngang, yêu nước, căm ghét quân giặc, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước.
|
Truyện kể về người anh hùng 16 tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi giặc Mông Nguyên sang cướp nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc. Phạm vi miêu tả của truyện là cuộc chiến diễn ra lần thứ hai (1285) thời Trần Nhân Tông, khi nhà Trần phải chịu thất thủ Thăng Long, Trần Quốc Tuấn lui quân về Thanh Hóa. Đây cũng là thời gian diễn ra hai sự kiện lịch sử lớn là Hội nghị Bình Than (cuối năm 1282) và Hội nghị Diên Hồng (đầu năm 1285), thể hiện tập trung ý chí và trí tuệ của toàn dân trong một quyết tâm Sát Thát. |
Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ giúp cho việc thể hiện chủ đề của văn bản được rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta. Nét đặc trưng để nhắc nhớ. |
Bến Nhà Rồng năm ấy... |
Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp. |
Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản trước tiên là người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc sau đó là người quyết đoán, dũng cảm, yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. |
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. ông còn phù hợp nữa. Đứng trước hoàn cảnh trước mắt, nhà tan lại được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. |
Sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,..., các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng làm cho câu chuyện có tính chân thực, khác quan, đúng với thực tế chứ không phải là tác giả tưởng tượng, hư cấu
|
Câu 3
Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.
Phương pháp diễn giải:
Sử dụng kiến thức về văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.
Lời giải chi tiết:
- Điểm tương đồng: Cả hai đều chứa đựng nội dung lịch sử, là các nhân vật và sự kiện lịch sử, những nhân vật và sự kiện lịch sử này đều có ý nghĩa và ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc.
- Điểm khác:
+ Văn bản truyện sử: thể loại là truyện, chủ yếu là tự sử, có thể kể một cách chi tiết
+ Văn bản thơ kể chuyện lịch sử: Thể loại là thơ, chủ yếu là biểu cảm, thể hiện quan điểm của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử.
Câu 4
Câu 4 (trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
Các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh họa.
Phương pháp diễn giải:
Sử dụng kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến
Lời giải chi tiết:
Câu kể:
- Câu kể (hay còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, miêu tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Thể hiện ý nghĩa hoặc tâm trạng, cảm xúc.
- Câu kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ: Hôm qua, tôi đã đi xem phim cùng bố mẹ.
Câu hỏi:
- Câu hỏi (hay còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.- Hầu hết câu hỏi đều là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu hỏi tự hỏi.
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,sao, không,…Khi viết, câu hỏi kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Ví dụ: Sáng nay bạn học những môn nào?
Câu cảm :
- Câu cảm dùng để thể hiện cảm xúc vui buồn giận dữ... của người nói về một sự vật, sự việc nào đó
- Trong câu cảm thường xuất hiện các từ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,...
Ví dụ: Tôi quá ngạc nhiên khi bạn xuất hiện.
Câu khiến :
- Câu khiến là câu nói ra mong muốn hoặc yêu cầu người khác làm gì đó.
- Để thể hiện ý muốn, khi đặt câu khiến, thường sử dụng các từ như : đừng, chớ, hãy, nên, cần, lên, đi …
Ví dụ: Ngày mai bạn đón tôi đi học được không?
Câu 5
Câu 5 (trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
Khi viết một bài văn kể về một chuyến đi, cần chú ý đặc biệt đến những gì?
Phương pháp giải:
Sử dụng kỹ năng biên soạn văn bản kể về một chuyến đi
Lời giải chi tiết:
Khi viết một bài văn kể về một chuyến đi, cần chú ý đặc biệt đến những điều:
- Những địa điểm sẽ đến
- Lịch trình và từng khoảnh khắc thời gian cụ thể
- Kể chi tiết về những nơi đã ghé qua kết hợp với yếu tố mô tả, biểu cảm, giới thiệu
Câu 6
Câu 6 (trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
Cho biết một số kinh nghiệm em học được từ việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã thảo luận về một vấn đề cuộc sống trong truyện lịch sử; thảo luận và trình bày nội dung đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng kỹ năng đọc, viết, nói, nghe
Lời giải chi tiết:
Một số kinh nghiệm em học được từ việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã thảo luận về một vấn đề cuộc sống trong truyện lịch sử.
- Đọc kỹ các sự kiện lịch sử
- Tìm kiếm thông tin từ các nguồn chính thống
- Thực tế hóa để có cái nhìn khách quan, thực tế
- Lắng nghe thông tin, thu thập thông tin từ các nhân chứng, chứng cứ để có cái nhìn tổng thể, và có thêm thông tin quan trọng.
- Ý nghĩa của vấn đề lịch sử đối với xã hội, cộng đồng lúc trước và sau này.
Câu 7
Câu 7 (trang 98, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
Hiểu biết lịch sử của dân tộc mang ý nghĩa gì đối với thế hệ trẻ?
Phương pháp giải:
Sử dụng kinh nghiệm thực tiễn của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Truyền lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau.
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Kiến thức lịch sử giúp mở ra cánh cửa của nhiều nền văn hóa, nền văn minh của nhân loại. Những bài học từ lịch sử giúp mỗi quốc gia nhận thức rõ hơn về bản thân.
- Giúp học sinh hiểu biết sâu sắc về quá trình hình thành và bảo vệ quốc gia, tạo ra tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Đồng thời, hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Bà Chúa Kho (người giữ lương thực trong thời kì kháng chiến, dạy dân trồng lúa trồng màu) thể hiện lòng tôn trọng với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ sau tự hào về truyền thống xây dựng và giữ vững đất nước, nuôi dưỡng tình yêu nước và nhận thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc để đáp ứng được công lao của các thế hệ tiền bối.