Cách kết 1
Bằng cách miêu tả hình ảnh ánh trăng xuất hiện đột ngột giữa cảnh thành phố, bài thơ như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã trôi qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước giản dị, hiền hậu ... Bài thơ gây xúc động bởi cách diễn đạt như một lời tâm sự chân thành, lời nhắc nhở tự nhẹ nhàng. Khổ cuối của bài thơ khám phá ra chiều sâu triết học lý tưởng: vầng trăng vẫn tròn trịa và im lặng, “kể chi người vô tâm', là biểu tượng của sự khoan dung và lòng trung thành, của tình yêu không điều kiện. Đó cũng là phẩm chất cao quý của con người, mà Nguyễn Duy và nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Cách kết 2
Nguyễn Duy là một nhà thơ có phong cách viết rất gần gũi với độc giả và lời thơ mang tính triết lý, giản dị nhưng sâu xa. Bài thơ đã kết thúc nhưng vẫn mở ra cho chúng ta biết bao nỗi lo âu, suy tư về cách sống làm con người. Có lẽ vì thế mà bài thơ 'Ánh trăng” vẫn mãi đọng lại trong lòng người đọc, gắn kết với thời gian.
Cách kết 3
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã gây nên nhiều cảm xúc đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn đạt giản dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời nhắc nhở chân thành. Tiếng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. Ánh trăng cũng chứa đựng ý nghĩa triết lý về sự trung thành khiến người đọc phải suy ngẫm, tự nhìn lại bản thân để sống đẹp hơn, yêu thương hơn.
Cách kết 4
Bài thơ Ánh trăng là một tác phẩm thơ hay. Vận dụng thể thơ năm chữ một cách sáng tạo, tài năng. Sự giàu có trong cách ghép vần, ngôn từ trong trẻo, giọng thơ biểu đạt tâm tình không chỉ hướng nội mà còn hướng ngoại. Nhà thơ chia sẻ với độc giả những tâm sự sâu thẳm nhất trong lòng mình. Phong cách triết lí sâu sắc được thể hiện qua hình tượng 'ánh trăng', tạo ra giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. Không nên sống một cách vô tình. Phải trung thành và tận tụy, phải có tình bạn sắt son, tình đồng chí và tình nhân dân - điều mà Nguyễn Duy truyền đạt rất đầy cảm xúc qua bài thơ này.
Cách kết 5
Với phong cách thơ nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp cùng thể thơ ngũ ngôn và việc không viết hoa chữ cái ở đầu dòng thơ, thích hợp với việc tự sự, thể hiện cảm xúc, bài thơ “Ánh trăng” thực sự đã gây nên nhiều xúc động trong lòng độc giả. Có lẽ mỗi người đã từng đọc “Ánh trăng” đều phải tự xét với bản thân mình như vậy, vì một quá khứ đã từng bị đánh giá không đúng. Vâng, muộn còn hơn không, mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với những gì đã từng thuộc về quá khứ. Đúng là “Ánh trăng” không chỉ làm cho Nguyễn Duy bất ngờ mà còn làm cho mọi người phải nghĩ!