KB1
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút kí đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
KB2
Hình ảnh dòng Hương giang có lẽ đã in sâu trong lòng Hoàng Phủ Ngọc Tường , ông dành cho nó cả một tình cảm sâu nặng, sự yêu thương da diết. Tác giả cảm nhận dòng sông qua nhiều vẻ đẹp, nhiều khía cạnh khác nhau với lối viết nhẹ nhàng, mộc mạc, dòng sông cứ thế đi vào lòng người đọc theo mạnh cảm xúc dâng trào không thể dứt ra. Ông đã vận dụng thành công thể bút ký để tạo nên một tác phẩm có giá trị to lớn cho nền văn học Việt Nam.
KB3
Trong bài tùy bút này sông Hương đã được đặt trong một cái nhìn tổng thể và toàn diện: địa lí, lịch sử, văn hóa … Trong các mối liên hệ ấy, sông Hương vừa tươi đẹp, vừa thơ mộng và quyến rũ trong các sắc thái thiên nhiên vừa sâu lắng trong các giá trị văn hóa, vừa phong phú đến bất ngờ trong khả năng gợi hứng thú sáng tạo cho những người nghệ sĩ, vừa kiên cường bất khuất trong thế đứng và tinh thần khi đối diện với giặc ngoại xâm… Song dường như sau tất cả những điều đó, sông Hương vẫn mãi còn những điều bí ẩn chưa được khám phá hết nên vẫn mãi gợi niềm bâng khuâng trong tâm hồn con người.
KB4
'Ai đã đặt tên cho dòng sông?' nhìn từ góc độ nghệ thuật đã hiện lên hình ảnh cá nhân thứ hai của tác giả. Một con người luôn khao khát quay lại quá khứ để chăm sóc những giá trị tinh thần. Từ biểu tượng của dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa, lịch sử và tâm hồn của những người dân trên vùng đất cổ kính của đất nước.
KB5
Sự lưu lạc nhẹ nhàng ấy chính là vẻ đẹp của Hương Giang mà nhiều nhà thơ đã cảm nhận, trong đó, Thu Bồn đã một lần bội phục:
Con sông trôi ngược, con sông không dừng lại
Sông chảy vào lòng nên Huế vô cùng sâu.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã truyền đi những dòng chữ trên những vườn hoa, những cánh đồng màu mỡ; và trong đó, mỗi so sánh, mỗi hình ảnh nhân hóa và liên tưởng về dòng chảy của sông Hương khi đi qua Huế tựa như hoa trái ngọt thơm đã thể hiện một sức mạnh và sự sâu sắc tri thức của nhà văn trong nghệ thuật viết, bút kí. Ông đã dành cho sông Hương một tấm lòng yêu quý và trân trọng đặc biệt.
Nguồn: Sưu tầm