KB 1
Bằng thể loại tuỳ bút ghi lại những sự kiện chứng kiến và nghe, tác giả Chuyện cũ trong dinh của chúa Trịnh đã phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn. Đồng thời qua tác phẩm này, người đọc phần nào nắm được đặc điểm của thể văn tuỳ bút đời xưa và giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực của Phạm Đình Hổ.
KB 2
Trang tùy bút Chuyện cũ trong dinh của chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã tái hiện cảnh vật và con người, cuộc sống xa hoa ăn chơi của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong dinh chúa. Ngòi bút của Phạm Đình Hổ rất trầm tĩnh và sâu sắc. Mọi cảm xúc, ý nghĩ của ông về nhân tình thế sự được truyền đạt qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống, rất chọn lọc, đậm đà, nhã thú.
KB 3
'Chuyện cũ trong dinh của chúa Trịnh' là một tác phẩm độc đáo, có giá trị đặc biệt quan trọng. Các sự việc được tác giả đưa ra cụ thể, chân thực (có thời gian, địa điểm rõ ràng), miêu tả tỉ mỉ, chi tiết và có kèm theo những lời bình, cảm xúc, thái độ phê phán. Tất cả đều có giá trị phản ánh khách quan bản chất hiện thực xã hội đương thời. Vì thế, chuyện không chỉ có giá trị văn học mà còn là tư liệu lịch sử quý báu. Đồng thời, qua tác phẩm, người đọc cũng thấy được công lao đóng góp của Phạm Đình Hổ đối với thể loại tuỳ bút, bước đầu chỉ ra những đặc điểm của thể loại này: ghi lại sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
KB 4
Tóm lại, thông qua thể loại tuỳ bút ghi lại những sự kiện một cách cụ thể, chân thực, sống động, Chuyện cũ trong dinh của chúa Trịnh giúp ta hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của các vị vua, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn vào nửa cuối thế kỉ XVIII. Đó là một xã hội đầy dấu hiệu không tốt, những điều đáng lên án và phải bị loại bỏ. Lịch sử đã xoá bỏ cái xã hội đó.
KB 5
Tác phẩm không chỉ thu hút ở nội dung độc đáo mà còn làm cho người đọc say mê với bút pháp tài ba. Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách chân thực những gì mình đã trải qua. Ngôn ngữ tự nhiên, điệu bộ mạch lạc, không bị ràng buộc bởi cốt truyện. Kết hợp hài hòa giữa việc kể chuyện và miêu tả, bức tranh vạch trần bản chất xấu xa, độc ác, bất nhân của chúa Trịnh và bè lũ tay sai. Với thể loại tuỳ bút linh hoạt, sáng tạo, Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách chân thực, sống động hình ảnh cuộc sống trong dinh của chúa, lối sống xa hoa, vô độ của quyền quý và sự lạc lõng, nhũng nhiễu của các quan lại. Đằng sau bức tranh đó, là cuộc sống khổ cực, bị áp bức của nhân dân.